Soạn chi tiết Ngữ văn 12 KNTT bài 2 Thực hành tiếng Việt Tác dụng của một số biện pháp tu từ trong thơ

Hướng dẫn giải chi tiết bài 2 Thực hành tiếng Việt Tác dụng của một số biện pháp tu từ trong thơ bộ sách mới Ngữ văn 12 tập 1 Kết nối tri thức. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

Câu 1: Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong các câu thơ sau:

a. Chiều chiều oai linh thác gầm thét / Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người (Quang Dũng – Tây Tiến)

b. Trời thu thay áo mới / Trong biếc, nói cười thiết tha (Nguyễn Đình Thi, Đất nước)

Bài làm chi tiết: 

a. Biện pháp tu từ nhân hóa trong câu thơ: "thác gầm thét", "cọp trêu người" => nhấn mạnh vẻ bí hiểm, dữ dội, hoang dã của núi rừng đồng thời cũng chứa đầy nguy hiểm, cái chết luôn luôn rình rập đe dọa người lính của núi rừng miền Tây. 

b. Biện pháp tu từ nhân hóa trong câu thơ: "trời thu thay áo mới/ trong biếc, nói cười thiết tha" => Miêu tả sinh động, chân thực hình ảnh đất trời vào thu tạo nên một bức sắc nét: sắc trời mùa thu trong xanh, gió thu lay động cành lá khiến lá cây xào xạc như tiếng reo vui, tiếng nói cười. Đó là hình ảnh đất nước mới mẻ, tinh khôi, rộn rã sau ngày giải phóng.

Câu 2: Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong các câu thơ sau:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

(Quang Dũng – Tây Tiến)

Bài làm chi tiết: 

Biện pháp tu từ ẩn dụ có trong các câu thơ:

"không mọc tóc": "Không mọc tóc" bởi những cơn sốt rét rừng triền miên, cũng có thể do các anh tự cạo trọc đầu. Câu thơ còn có thể hiểu như các anh không thèm mọc tóc, không cần mọc tóc, biểu hiện một thái độ coi thường gian khổ hiểm nguy. Từ những chàng trai Hà Thành vốn hào hoa lịch lãm, người lính Tây Tiến trở thành những anh "vệ trọc" với mái đầu không tóc. 

- "quân xanh": Đó là màu xanh của bộ quân phục, màu xanh của lá ngụy trang hay là màu xanh của nước da vàng vọt xanh xao do khó khăn bệnh tật. Màu xanh của nước da như hòa vào màu xanh bạt ngàn của núi rừng, lột tả được hiện thực đầy khắc nghiệt của chiến tranh.

- "dữ oai hùm": hình ảnh ẩn dụ nói lên chí khí của người lính mang tính kế thừa sáng tạo của Quang Dũng. Những chiến binh “Sát Thát” đời Trần: “Tam quân tỳ hổ khí thôn Ngưu” (Phạm Ngũ Lão); “Tỳ hổ ba quân, giáo gươm chói sáng” (Trương Hán Siêu). Nghĩa quân Lam Sơn xung trận với khí thế “bình Ngô”: “Sĩ tốt kén tay tì hổ – Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh” (Bình Ngô đại cáo) – Một dân tộc anh hùng trên trận tuyến đánh giặc, thời đại nào cũng có những chiến sĩ “tì hổ” và “dữ oai hùm” thế đó! Với niềm tự hào, Quang Dũng viết nên một câu thơ rất hay: “Quân xanh màu lá dữ oai hùm”, lấy cái “thô”, cái “mộc” để tô đậm nên cái đẹp, cái dũng khí ẩn chứa trong tâm hồn của người chiến sĩ.

- "mắt trừng": là ánh mắt luôn hướng về phía trước, luôn ngời lên ý chí chiến đấu và khát vọng chiến thắng. Đó là ánh mắt của lòng căm thù, của tinh thần cảnh giác và sự cả sự kiên cường vững chãi. Các anh gửi mộng qua biên giới, là giấc mộng đánh đuổi quân xâm lăng, lập nên chiến công, bảo vệ non sông đất nước.

- "dáng kiều thơm": bóng dáng thướt tha, yểu điệu của những thiếu nữ nơi đường phố Hà Thành.

Câu 3: Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong các câu thơ sau:

a. (Quang Dũng – Tây Tiến)

Dốc lên khúc khủy dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

b. (Thanh Thảo – Đàn ghi ta của Lor-ca)

tiếng ghi ta nâu

bầu trời cô gái ấy

tiếng ghi ta lá xanh biết mấy

tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan

tiếng ghi ta ròng ròng

máu chảy

Bài làm chi tiết: 

a. Điệp ngữ có trong câu thơ: "dốc" và "ngàn thước" => nhấn mạnh con đường hành quân vất vả, trập trùng của người lính trên núi rừng Tây Bắc. 

b. Điệp từ có trong câu thơ: "tiếng ghi ta" => Nhấn mạnh, lặp đi lặp lại nhiều lần hình ảnh tiếng đàn để bộc lộ cảm xúc và gợi ra những trường liên tưởng khác nhau – tiếng đàn là tiếng lóng, là tâm hồn Lor-ca.

Câu 4: Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đối trong các câu thơ sau:

a. (Đặng Dung, Cảm hoài, Nguyễn Khắc Phi dịch)

Gặp thời đồ điếu công thành dễ,

Lỡ vận anh hùng hận xót xa

Phò chúa dốc lòng nâng trục đất,

Tẩy binh khôn lối kéo ngân hà. 

b. (Quang Dũng, Tây Tiến)

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi. 

Bài làm chi tiết: 

a. Biện pháp tu từ đối trong các câu thơ: 

- 2 câu đầu: gặp thời >< lỡ vận; đồ điếu >< anh hùng; công thành dễ >< hận xót ca => Hai câu thơ đối nhau từng từ, từng ý. Để bật ra nghĩa chung: thành hay không thành phụ thuộc vào thời vận (ý trời). Không phải do ý chí của con người quyết định. Ở đây cũng không có ý “oán hận của vị tướng già”.

- 2 câu sau: Phò chúa >< Tẩy binh; dốc lòng >< khôn lối; nâng trục đất >< kéo ngân hà => Hai câu thơ hô ứng, đối chọi nhau, tạo nên giọng điệu anh hùng ca đầy ấn tượng. Câu thơ dịch khá hay, lột tả được ý vị cổ điển, trang trọng của vần thơ tráng lệ. 

b. Biện pháp tu từ đối trong các câu thơ: đoàn quân mỏi >< hoa về trong đêm hơi => Câu thơ trên tả sương rất dữ dội. Câu dưới, cảm giác mệt mỏi của người lính như được xua đi bởi một hình ảnh đẹp lung linh như trong cõi mộng “Mường Lát hoa về trong đêm hơi” (câu trên hiện thực, câu dưới lãng mạn).

Tìm kiếm google:

Soạn văn 12 kết nối bài 2 Thực hành tiếng Việt Tác dụng,  soạn ngữ văn 12 kết nối tri thức tập 1, soạn bài 2 Thực hành tiếng Việt Tác dụng ngữ văn 12 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Soạn ngữ văn 12 tập 1 KNTT mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com