Soạn chi tiết Ngữ văn 12 KNTT bài 3 Thực hành tiếng Việt Lỗi logic, lỗi câu mơ hồ và cách sửa

Hướng dẫn giải chi tiết bài 3 Thực hành tiếng Việt Lỗi logic, lỗi câu mơ hồ và cách sửa bộ sách mới Ngữ văn 12 tập 1 Kết nối tri thức. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

Câu 1: Chỉ ra lỗi logic trong các câu sau và sửa lại:

a. Là nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới, Vội vàng của Xuân Diệu như một bản tuyên ngôn về cách sống của cái tôi cá nhân. 

b. Sử dụng điện gió vừa bảo vệ được môi trường, vừa không tốn nhiên liệu như nhà máy nhiệt điện.

c. Loan không thích nghệ thuật, vì cô ấy không biết làm thơ. 

Bài làm chi tiết: 

a. Lỗi logic trong câu: người viết đã gộp hai bình diện khác nhau (tác giả và tác phẩm) làm một, khiến hai vế không có sự tương thích.

=> Sửa lại: Là nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới, Xuân Diệu đã đóng góp vào kho tàng văn học dân tộc với nhiều tác phẩm tiêu biểu, trong đó, bài thơ "Vội vàng" của ông được biết tới như một bản tuyên ngôn về cách sống của cái tôi cá nhân. 

b. Lỗi logic trong câu: đặt các đối tượng không cùng cấp độ trong quan hệ đồng đẳng: điện gió (sản phẩm) và nhà máy nhiệt điện (phương thức chế tác)

=> Sửa lại: Sử dụng điện được tạo ra bởi sức gió vừa bảo vệ được môi trường, vừa không tốn nhiên liệu như điện được tạo ra từ nhà máy nhiệt điện.

c. Lỗi logic trong câu: có sự mâu thuẫn trong ý của câu.

=> Sửa lại: Loan không thích nghệ thuật nên cô ấy không biết làm thơ. 

Câu 2: Trong các câu sau, có câu mắc lỗi về ngữ pháp, có câu mắc lỗi về logic. Hãy phân tích loại lỗi của từng câu và sửa lại:

a. Không chỉ say mê làm thơ, ông tôi còn rất thích sáng tác bằng thể lục bát và song thất lục bát.

b. Ăn nhiều rau quả vừa tốt cho sức khỏe lại vừa giảm nguy cơ mắc một số bệnh.

c. Hoàng Phủ Ngọc Tường – một cây bút viết kí được Nguyễn Tuân đánh giá rất cao.

d. Bên cạnh từ đơn và từ ghép, tiếng Việt còn có bộ phận từ Hán Việt. 

Bài làm chi tiết: 

a. Lỗi logic trong câu: người viết đã lẫn lộn các bình diện khi nói về đối tượng. Ở câu này, người viết đã gộp hai bình diện: thể loại và thể thơ (thể loại lớn hơn thể thơ)

=> Sửa lại: Không chỉ say mê làm thơ, ông tôi còn rất thích sáng tác thể loại này bằng thể lục bát và song thất lục bát. 

b. Lỗi logic trong câu: đặt các đối tượng không cùng cấp độ trong quan hệ đồng đẳng

=> Sửa lại: Ăn nhiều rau quả không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giảm nguy cơ mắc một số bệnh. 

c. Lỗi logic trong câu: Có sự mâu thuẫn trong ý của câu: Đã là "cây bút" thường được sử dụng để chỉ các nhà văn, nhà thơ => "viết" trở nên thừa thãi

=> Sửa lại: Hoàng Phủ Ngọc Tường – một cây bút kí được Nguyễn Tuân đánh giá rất cao.

d. Lỗi logic trong câu: Đặt các đối tượng không cùng cấp độ trong quan hệ đồng đẳng: từ Hán Việt sẽ được khu biệt với từ thuần Việt (loại từ); từ đơn, từ ghép thuộc cấu tạo từ. 

=> Sửa lại: Bên cạnh từ đơn và từ ghép, tiếng Việt còn được phân loại nhỏ hơn, đó là bộ phận từ Hán Việt. 

Câu 3: Đọc các câu sau và thực hiện yêu cầu:

a. Nêu những khả năng hiểu khác nhau về từng câu và lí giải căn cứ của mỗi cách hiểu.

b. Sửa lại để mỗi câu chỉ được hiểu theo một nghĩa.

Các cảnh sát truy tìm tên tội phạm không để lại dấu vết.

- Trong vườn hoa cúc nở rộ rực một màu vàng.

- Bầu trời in xuống dòng sông xanh ngắt một màu.

- Doanh nghiệp làm ăn có lãi rất nhiều. 

Bài làm chi tiết: 

a. Khả năng hiểu khác nhau về từng câu là:

Các cảnh sát truy tìm tên tội phạm không để lại dấu vết.

=> Cách hiểu 1: Tên tội phạm gây án không để lại dấu vết đã bỏ trốn và cảnh sát đang truy tìm

=> Cách hiểu 2: Cảnh sát truy tìm tên tội phạm một cách bí mật, không để lại bất cứ dấu vết gì. 

Trong vườn hoa cúc nở rộ rực một màu vàng

=> Cách hiểu 1: Hoa cúc màu vàng trong vườn đang nở rộ (trong vườn có rất nhiều loài hoa, nhưng chỉ có hoa cúc màu vàng đang nở)

=> Cách hiểu 2: Trong vườn hoa cúc, những bông hoa màu vàng đang nở rộ (hoa cúc có nhiều màu nhưng chỉ có hoa màu vàng nở)

Bầu trời in xuống dòng sông xanh ngắt một màu.

=> Cách hiểu 1: Bầu trời xanh ngắt soi bóng xuống dòng sông (bầu trời xanh ngắt)

=> Cách hiểu 2: Bầu trời đang soi bóng xuống dòng sông xanh ngắt (dòng sông xanh ngắt)

- Doanh nghiệp làm ăn có lãi rất nhiều

=> Cách hiểu 1: Doanh nghiệp có nhiều lãi từ việc làm ăn

=> Cách hiểu 2: Doanh nghiệp cho vay lãi và các mức lãi suất của họ rất nhiều.

b. Sửa lại: 

Các cảnh sát truy tìm tên tội phạm không để lại dấu vết.

=> Sửa lại: Các cảnh sát không để lại dấu vết khi truy tìm tên tội phạm. 

- Trong vườn hoa cúc nở rộ rực một màu vàng.

=> Sửa lại: Trong vườn, hoa cúc nở rộ rực một màu vàng. 

- Bầu trời in xuống dòng sông xanh ngắt một màu.

=> Sửa lại: Bầu trời in xuống dòng sông, xanh ngắt một màu. 

- Doanh nghiệp làm ăn có lãi rất nhiều. 

=> Sửa lại: Doanh nghiệp làm ăn thuận lợi nên có lãi rất nhiều. 

Câu 4: Nêu và phân tích các cách hiểu có thể có về những câu thơ sau, từ đó cho biết các câu thơ ấy có mắc lỗi câu mơ hồ hay không.

Anh mang tình em đi

Qua những đèo lẻ nắng

Những sông trưa không đò

Những đường mưa ngẩn trắng

(Lê Đạt, Sáng soi)

Giọt nước mắt vầng trăng

Long lanh trong đáy giếng

(Thanh Thảo, Đàn ghi-ta của Lor-ca)

Đất đá ong khô nhiều suối lệ

Em đã bao ngày lệ chứa chan

(Quang Dũng, Mắt người Sơn Tây)

Bài làm chi tiết: 

Phân tích cách hiểu về những câu thơ khác nhau: 

Anh mang tình em đi

Qua những đèo lẻ nắng

Những sông trưa không đò

Những đường mưa ngẩn trắng

(Lê Đạt, Sáng soi)

=> Nỗi cô đơn của nhà văn trước tình cảm, tình yêu của chính mình.

=> Không mắc lỗi mơ hồ vì đây là dụng ý nghệ thuật của tác giả. Tác giả đã thể hiện cái tôi cô đơn, cái bồn chồn của kẻ lỡ hẹn những yêu đương. 

Giọt nước mắt vầng trăng

Long lanh trong đáy giếng

(Thanh Thảo, Đàn ghi-ta của Lor-ca)

=> Giọt nước mắt vầng trăng là một hình tượng thơ siêu thực đa nghĩa bắt nguồn từ một sự việc thật: Kẻ thù sau bắn nhà thơ đã vứt xác ông xuống giếng để phi tang

=> Không mắc lỗi mơ hồ mà đây là dụng ý nghệ thuật của nhà văn, giúp nhà văn tố cáo tội ác và bộc lộ đau thương của nhà thơ Thanh Thảo. 

Đất đá ong khô nhiều suối lệ

Em đã bao ngày lệ chứa chan

(Quang Dũng, Mắt người Sơn Tây)

=> Chiến tranh đi qua, nhưng vẫn còn lại những vết thương khó lành: “Điêu tàn ôi lại nối điêu tàn/ Đất đá ong khô nhiều suối lệ”. Sự đổ nát, “điêu tàn” là vết tích của chiến tranh. Lệ rơi thấm đất cũng vì chiến tranh. “Lệ” rơi vì đớn đau, vì thương tiếc. Lệ được so sánh với suối, lệ thấm vào đất đá đến khô đi, lệ đã “chứa chan” trong đôi mắt em từ lúc “chạy giặc” cho đến ngày thanh bình.

=> Không mắc lỗi mơ hồ mà đây là dụng ý nghệ thuật của nhà văn, giúp nhà thơ bộc lộ cảm xúc, niềm xót thương một cách chân thành và tha thiết nhất. 

Tìm kiếm google:

Soạn văn 12 kết nối bài 3 Thực hành tiếng Việt Lỗi logic,,  soạn ngữ văn 12 kết nối tri thức tập 1, soạn bài 3 Thực hành tiếng Việt Lỗi logic, ngữ văn 12 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Soạn ngữ văn 12 tập 1 KNTT mới


Copyright @2024 - Designed by baivan.net