Soạn chi tiết Ngữ văn 12 KNTT bài 4 Thực hành tiếng Việt Nghệ thuật sử dụng điển cố trong tác phẩm văn học

Hướng dẫn giải chi tiết bài 4 Thực hành tiếng Việt Nghệ thuật sử dụng điển cố trong tác phẩm văn học bộ sách mới Ngữ văn 12 tập 1 Kết nối tri thức. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

Câu 1: Dựa vào việc tìm hiểu các cước chú trong văn bản Đền thiêng cửa bể, hãy xác định điển cố trong đoạn trích sau:

Trộm nghĩ dời củi khỏi bếp tranh, để phòng cháy trước khi chưa cháy, dùng dâu ràng cửa tổ để ngừa mưa trước lúc chưa mưa. Dân tình dễ chìm đắm vào sự yên vui, còn thế vận khó lòng giữ được luôn bình trị […]. Thần là kẻ thiếp hèn mọn, tên tự Bích Châu, lúc nhỏ sinh ở bồng môn, khi lớn được hầu nơi tiêu thất […]

Xin bày tỏ mười điều băn khoăn tấc dạ:

Điều một: năng giữ cỗi gốc của nước, trừ hà bạo thì lòng người yên vui.

Điều hai: Giữ nếp cũ, bỏ phiền nhiễu thì kỉ cương không rối

Điều ba: Nén kẻ quyền thần, để ngăn ngừa chính sự mọt nát.

Bốn là: Thải bớt kẻ nhũng lạm để trừ lệ khoét đục của dân

Năm là: Xin cổ động nho phong khiến cho lửa bó đuốc cùng với ánh mặt trời cùng soi sáng

Sáu là: Mở đường cho người nói thắng để cho cửa thành cùng với đường can gián đều mở toang

Bảy là: Cách kén quân nên chú trọng dũng lực hơn là cao lớn

Tám là: Chọn tướng nên cần người thao lược mà không căn cứ vào thế gia

Chín là: Khí giới quí chỗ bền sắc không chuộng hình thức

Mười là: Trận pháp cốt cho chỉnh tề cần chi điệu múa

Bài làm chi tiết: 

Điển cố sử dụng trong đoạn trích sau :

Dời củi khỏi bếp tranh, dùng dâu ràng cửa tổ: dẫn điển trong Hán thư (Trung Quốc), ý nói phòng ngừa từ trước để tránh những hậu họa. 

Câu 2: Nhận xét về tác dụng của việc dùng điển cố trong đoạn văn sau:

Thiếp là cung nhân đời Trần Duệ Tông, không bị chìm đắm ở bến Đố Phụ và cũng không bị nước cuốn ở Tiêm Đài, chỉ là hồng nhan bạc phận, chiếc bóng một mình, phiêu lưu vào trong tay yêu quái. Từ khi về nơi thuy quốc, ở lẫn với loài hôi tanh, xấu hổ làm vợ họ Trương, bi lụy làm tù nước Sở, ngậm sầu như biển, coi ngày bằng năm, giận thân không thể hóa ra hồn tinh vệ, chỉ đau lòng mà thốt ra phú Li tao. May sao ngày nay gặp đức Thánh hoàng, dám xin cả gan tâu bày, mong được ra tay tế độ, vớt kẻ trầm luân, để cho tiện thiếp lại được trông thấy ánh sáng mặt trời. Đó là ân lớn của bệ hạ tái tạo vậy.

(Đoàn Thị Điểm, Đền thiêng cửa bể, Ngô Lập Chi dịch)

Bài làm chi tiết: 

Tác dụng của việc sử dụng điển cố :

bến Đố Phụ: Bến sông Đố Phụ ở đất Lâm Thanh (Trung Quốc). Tương truyền, vợ Lưu Bá Ngọc đời Tấn tính hay ghen, Bá Ngọc làm thơ khen ngợi nữ thần sông Lạc, bà giận, gieo mình xuống sông chết, hóa làm thủy thần bến sông ấy. Người phụ nữ qua bến đều phải bỏ trang sức, không được trang điểm, nếu không thủy thần sẽ nổi sóng gió cuốn đi. 

Tiêm Đài: đài làm trên sông. Sách Liệt nữ truyện (Trung Quốc) chép rằng: Sở Chiêu Vương đi ra ngoài chơi, để phu nhân ở lại Tiêm Đài. Nước sông dâng to, vua sai người về đón nhưng quên không mang vật làm tin nên phu nhân không chịu đi; nước sông lên ngập đài, bà bị chết đuối.

Làm vợ họ Trương: điển tích này hiện có ở nhiều tiểu thuyết khác nhau. Phỏng đoán là Trương Kỳ, người thời Tam Quốc (Trung Quốc), bị ép uống trong hôn nhân, số phận bất hạnh gặp nhiều ngang trái. Cũng có thể tác giả dẫn điển về "người con gái Nam Xương" có số phận bất hạnh, vợ của nhân vật Trương Sinh trong tác phẩm Nguyễn Dữ. 

- Làm tù nước Sở: thời Xuân Thu (Trung Quốc), Chung Nghi theo tướng nước Sở đi đánh nước Tấn, bị quân Tấn bắt giam. 

Tinh vệ: tên một loài chim ở bãi biển. Truyền thuyết Trung Hoa chép chuyện con gái Viêm để chết đuối ở biển, hóa làm chim tinh vệ, mỗi ngày đều ngậm đá vụn và cành cây nhỏ để lấp biển.

Li tao: tên tác phẩm của Khuất Nguyên (Trung Quốc). Khuất Nguyên tận trung với nước Sở, vì can gián Sở vương mà bị đuổi, nước Sở bị diệt vong. Khuất Nguyên viết Li tao, thể hiện chí hướng và nỗi u uất của mình.

=> Tác dụng: nhằm diễn đạt sao cho ngắn gọn, cô đọng, trí tuệ và trang nhã vấn đề mà tác giả muốn gửi gắm. Lấy điển tích, điển cố để xây dựng những câu thơ, câu văn, tạo bối cảnh cho câu văn, ám chỉ những hàm nghĩa sâu xa, chứa đựng nhiều tâm tư, nguyện vọng của tác giả

Câu 3 : "Hoa Quả Sơn" và "Thủy Liêm Động" trong những câu sau có phải điển cố không n? Nêu tác dụng của việc sử dụng hai "địa danh đó".

Cân nhắc kĩ, ông tính đi men chân núi đá vôi sang rừng dâu da săn khỉ. Chắc ăn hơn mà đỡ tốn sức. Đây là Hoa Quả Sơn, Thủy Liêm Động của thung lũng này. Ở rừng dâu da, khỉ có hàng bầy. 

(Nguyễn Huy Thiệp, Muối của rừng)

Bài làm chi tiết : 

- "Hoa Quả Sơn" và "Thủy Liêm Động" không phải điển cố. Việc sử dụng hai địa danh này giúp người đọc hình dung về không gian và bối cảnh của địa điểm được sử dụng trong đoạn trích. 

Tìm kiếm google:

Soạn văn 12 kết nối bài 4 Thực hành tiếng Việt Nghệ thuật,  soạn ngữ văn 12 kết nối tri thức tập 1, soạn bài 4 Thực hành tiếng Việt Nghệ thuật ngữ văn 12 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Soạn ngữ văn 12 tập 1 KNTT mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com