Hướng dẫn giải chi tiết bài 2 Tây Tiến (Quang Dũng) bộ sách mới Ngữ văn 12 tập 1 Kết nối tri thức. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.
Câu 1: Bạn đã học, đã đọc những bài thơ nào viết về đề tài người lính cách mạng Việt Nam? Đọc diễn cảm một đoạn thơ mà bạn yêu thích.
Bài làm chi tiết:
- Một số bài thơ viết về đề tài người lính trong cách mạng Việt Nam:
+ Đồng chí – Chính Hữu
+ Thư gửi mẹ - Trần Đăng Khoa
+ Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật
+ Dáng đứng Việt Nam – Lê Anh Xuân
+ …
Câu hỏi: Chú ý
- Hình ảnh khơi nguồn cảm xúc.
- Các từ ngữ gợi bối cảnh không gian và ấn tượng về đoàn quân Tây Tiến.
Bài làm chi tiết:
Hình ảnh khơi nguồn cảm xúc:
- "Sông Mã": Sông Mã là con sông lưu giữ nhiều kỷ niệm về đồng đội cũ, được nhắc đến như một cái cớ khơi gợi cảm xúc.
- Cụm từ "xa rồi", gợi lên cảm giác tiếc nuối, xót xa đến quặn lòng như bị mất mát một điều gì lớn lao. Lời thơ cảm thán "Tây Tiến ơi", là tiếng kêu xé lòng, day dứt về đồng đội.
- Điệp từ "nhớ" lặp lại hai lần làm cho nỗi nhớ cháy bỏng, da diết đến quặn lòng, day dứt về đồng động. Nhớ rừng núi là nhớ về thiên nhiên Tây Bắc, nhớ về con đường hành quân cũng là nhớ về Tây Tiến.
- Từ láy chơi vơi diễn tả cảm giác bồng bềnh, huyền ảo, lơ lửng. Đó là nỗi nhớ của xóa nhòa không gian, thời gian, đưa con người đắm vào quá khứ, sống với kỷ niệm. Với cách sử dụng điệp vần ơi trong các tiếng ơi, chơi, vơi tạo âm hưởng mênh mang như kéo dài thêm nỗi nhớ.
Câu hỏi: Nhận diện các yếu tố: nhịp điệu, nhạc điệu, đối và những kết hợp từ ngữ khác lạ trong đoạn thơ.
Bài làm chi tiết:
Các yếu tố kết hợp cùng từ ngữ khác lạ trong đoạn thơ là:
- Điệp từ "dốc" và từ láy "khúc khuỷu", "thăm thẳm" diễn tả sự quanh co, hiểm trở của dốc núi, đường lên rất cao và xuống rất sâu.
- Câu thơ có 5 thanh trắc tạo nên âm điệu trúc trắc, vừa gợi đường gập ghềnh cheo leo, vừa gợi hơi thở gấp gáp của người lính khi vượt dốc.
- Từ láy "heo hút" gợi nét hoang sơ, vắng vẻ đồng thời vẽ ra thế hùng vĩ. Núi cao ngập vào trong những cồng mây.
- Hình ảnh "súng ngửi trời" là cách nói nhân hóa thú vị, vừa tả núi, dốc như cao đến tận trời, vừa thể hiện nét tinh nghịch của người lính
+ Từ "ngửi": thể hiện tư thế hiên ngang, vững chãi của người lính bảo vệ vùng trời, vùng đất của Tổ quốc.
- Điệp ngữ "ngàn thước" chỉ độ cao vô cùng, vô tận của núi. Câu thơ "Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống" như bị bẻ đôi, diễn tả hai sườn núi dốc dựng đứng, vút lên cao rồi đổ xuống sâu rất nguy hiểm.
- Câu thơ: "Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi" mở ra một không gian rộng, thoáng đãng. Người lính tạm dừng chân bên dốc núi, phóng tầm mắt ra xa. Trong màn mưa giăng mịt mù, những ngôi nhà sàn như bồng bềnh ẩn hiện. Câu thơ toàn thanh bằng gợi tả niềm vui, một chút bình yên trong tâm hồn người lính.
Câu hỏi: Chú ý những hình ảnh gây ấn tượng về thiên nhiên, con người miền Tây Bắc.
Bài làm chi tiết:
Những hình ảnh gây ấn tượng về thiên nhiên, con người trong 4 câu thơ đầu:
- Bốn câu đầu là kỷ niệm về đêm liên hoan văn nghệ mang đậm tình quân dân: hình ảnh một đêm liên hoan văn nghệ được tổ chức tại doanh trại bộ đội được gợi lên vừa hiện thực lại vừa huyền ảo.
- Đêm liên hoan văn nghệ ấy được tổ chức tại doanh trại quân đội có đồng bào dân tộc để thắt chặt tình quân dân thì hình ảnh em chính là những cô gái người dân tộc Mèo, Mường, Thái... Cũng có thể hiểu cách khác, đêm liên hoan văn nghệ ấy được tổ chức tại doanh trại bộ đội chỉ toàn người lính và em đó là những chàng trai đóng giả những gái múa những điệu múa dân tộc. Hiểu như thế càng làm nổi bật vẻ đẹp lãng mạn và tinh thần lạc quan của những chiến binh Tây Tiến.
- Vẻ đẹp lãng mạn và tinh thần lạc quan của những người lính Tây Tiến thể hiện rõ nét qua tâm hồn lãng mạn và lạc quan của họ. Cách cảm nhận về cảnh và người của người lính Tây Tiến mang đậm màu sắc lãng mạn.
+ "bừng": Bừng là bừng sáng lên bởi ánh lửa từ ngọn đuốc trong đêm của bộ đội liên hoan văn nghệ cùng nhân dân; hay là tưng bừng rộn rã của niềm vui của tiếng khèn bản nhạc man điệu, cùng giọng hát vừa ngọt ngào vừa mê say, tình tứ của các cô gái dân tộc. Đuốc hoa là một từ cổ để chỉ ngọn nến đốt lên trong phòng cưới đêm tân hôn. Hình ảnh này xuất hiện trong đêm vui liên hoan của người lính đã tạo nên một màu sắc vừa cổ kính, vừa hiện đại, vừa thiêng liêng, vừa ấm áp keo sơn tinh quân dân gắn bó.
- Không chỉ cảm nhận về cảnh lãng mạn mà còn là say đắm trước vẻ đẹp của những bóng hồng sơn cước - những thiếu nữ Tây Bắc: Kia em xiêm áo tự bao giờ. Câu thơ như một tiếng trầm trồ đầy trìu mến, thích thú vui sướng đến ngỡ ngàng trước vẻ đẹp vừa e ấp, vừa tính tứ với bộ xiêm y lộng lấy đủ mọi sắc màu trong một vũ điệu mang màu sắc xứ lạ (man điệu). Tâm hồn người lính hòa theo bản nhạc, điệu múa. Câi thơ Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ có sáu thanh bằng gợi cảm giác lâng lâng chới với như có thể đưa tâm hồn người lính phiêu diêu về chốn Viên Chăn, thủ đô của nước bạn xa xôi để xây hồn thơ.
=> Tác giả cho chúng ta thấy được vẻ đẹp bản sắc phong phú của văn hóa đồng bào miền núi biên cương Tổ quốc, đồng thời, phác họa nên bức tranh chân dung thân tình, đằm thắm keo sơn và tâm hồn lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống kháng chiến gian khổ mà vui tươi của người lính Tây Tiến.
Những hình ảnh gây ấn tượng về thiên nhiên, con người trong 4 câu thơ sau:
- Nếu khung cảnh một đêm liên hoan đem đến cho người đọc không khí mê say ngây ngất thì cảnh sông nước Tây Bắc lại gợi lên được cảm giác mênh mang hoang dại mờ ảo tĩnh lặng và chứa chan thi vị. Ở đây một lần nữa càng khẳng định rõ hơn nét tài hoa lãng mạn giàu mộng ảo của người lính Tây Tiến. Thiên nhiên ở nơi chốn chỉ có bản sương giăng, đèo mây phủ, khi chiều về vốn mờ ảo lại càng mờ ảo hơn khi có lớp sương mờ bảng lẳng choáng lên như thực như mơ. Qua hoài niệm, khung cảnh Tây Bắc như đang sống dậy trong kí ức của tác giả làm cho giọng thơ của ông cất lên như tiếng thì thầm, như lời tự hỏi có thấy - có nhớ, day dứt càng gợi lên cảm giác bâng khuâng xa vắng đầy lưu luyến. Con người có tâm hồn tài hoa và lãng mạn ấy thất bạt ngàn hồn lau trong gió trong cây như xôn xao một nỗi niềm.
Câu hỏi: Hình dung dáng vẻ, tư thế, cốt cách của đoàn quân Tây Tiến.
Bài làm chi tiết:
Dáng vẻ, tư thế, cốt cách của đoàn quân Tây Tiến là:
- Tác giả đối mặt trực diện với sự thật: cảnh cơ cực, cái chết ("Tóc không mọc", "quần xanh như lá", "rải rác biên cương mộ viễn xứ", "áo bào thay chiếu anh về đất"...).
- Nhưng cảm hứng lãng mạn đã làm tan biến những khổ cực, sự lạc lõng, và bi thảm, tạo nên ở người lính Tây Tiến một vẻ đẹp oai hùng, dữ dội, vừa uy nghi và hào hoa. Do đó, bi mặc không làm tình cảm suy sụp, nỗi buồn có nhưng không hạ hồi. Không phải che giấu sự thật mà là cách nhìn nhận sự thật từ tình yêu quê hương và lòng kính trọng đối với những con người sẵn sàng hy sinh tuổi trẻ, hy sinh những ước mơ lãng mạn, hy sinh cả tính mạng, sẵn lòng hi sinh bản thân ở biên cương 'viễn xứ' hoang vắng, cô đơn, vì đất nước mình.
Câu hỏi: Ý nghĩa biểu tượng hình ảnh "người đi".
Bài làm chi tiết:
Ý nghĩa biểu tượng hình ảnh “người đi” là:
- “Người đi không hẹn ước”: ra đi chiến đấu không một lời hới ngày trở về. Đó là tinh thần chiến đấu tự nguyện, quả cảm, quên mình vì nước "Ra chiến trường chẳng tiếc đời xanh" => Lí tưởng cứu nước, tinh thần xả thân ấy đẹp đẽ, thiêng liêng.
Câu 1: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tây Tiến là gì?
Bài làm chi tiết:
- Nỗi nhớ da diết của nhà thơ Quang Dũng về Tây Tiến – nơi gắn bỏ kỷ niệm của biết bao nhiêu người lính/ chiến sĩ gan dạ.
Câu 2: Đọc đoạn thơ 1 và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Nêu ấn tượng về trạng thái cảm xúc được tác giả thể hiện ở hai câu thơ mở đâu.
b. Cho biết hình dung của bạn về bức tranh thiên nhiên và con đường hành quân của đoàn binh Tây Tiến.
c. Phân tích những hình ảnh thể hiện ấn tượng ban đầu của tác giả về đoàn quân Tây Tiến.
d. Nêu cảm nhận về nhạc điệu trong bốn câu thơ sau:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
Bài làm chi tiết:
a. Nỗi nhớ Tây Bắc dâng trào, tha thiết đã cất lên thành tiếng gọi:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
b. Vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc chủ yếu được thể hiện trong các câu thơ tả sương núi dày đặc, dối núi hiểm trở và sự hoang sơ, bí hiểm của núi rừng. Cụ thể là:
- “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi”: Màn sương ở Sài Khao mênh mông, dày đặc có thể che kín cả một đoàn quân, trùm phủ núi rừng.
- “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm – Heo hút cồn mây súng ngửi trời – Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”: Dốc núi quanh co, trùng điệp như vô tận, một bên vút lên cao ngất trời, một bên vụt đổ xuống vực sâu.
- “Chiều chiều oai linh thác gầm thét – Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”: Núi rừng miền Tây hoang sơ, bí hiểm bởi tiếng thác oai linh, tiếng cọp hú gầm. Sức mạnh thiên nhiên khủng khiếp ấy đã ngự trị nơi núi rừng miền Tây từ bao đời.
Vẻ đẹp lãng mạn, nên thơ của thiên nhiên núi rừng miền Tây chủ yếu được thể hiện trong các câu thơ miêu tả hoa, mưa rừng, chiều sương, … Cụ thể là:
- “Mường Lát hoa về trong đêm hơi”: Hoa rừng tỏa hương, vương vấn trong đêm sương.
- “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”: Thung lũng mờ mịt, nhạt nhòa trong mưa.
c. Những ấn tượng ban đầu:
- Những người lính xuất thân từ Hà Nội, phần lớn là học sinh, sinh viên
- Tinh thần nỗ lực, vượt lên khó khăn gian khổ.
- Những người lính hào hoa, lãng mạn
d. Chính sự đa thanh, đa giọng điệu đã làm cho bài thơ có được một nhạc tính phong phú, trong đó sự trầm hùng là chủ đạo. Tây Tiến khi trắc trở, lúc dịu êm; khi chất ngất vút cao, lúc trữ tình tha thiết.
- Nhạc tính hùng tráng trong cuộc hành quân của người lính khi vượt qua đèo cao, vựa thẳm: "Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm/ Heo hút cồn mây súng ngửi trời". Các thanh trắc đi liền nhau và chiếm số lượng lớn, các từ láy tạo hình kết hợp với thủ pháp đối lập đã vẽ ra một địa hình hiểm trở, dữ dội để người lính vượt qua đến "heo hút cồn mây" mà đưa khẩu súng "ngửi" cả trời xanh.
- Có lúc như để cân bằng, đồng thời chắp thêm đôi cánh cho hình tượng người lính lãng mạn, hào hoa, Quang Dũng tạo ra nhạc điệu dặt dìu, êm ái, lửng lơ bằng sự phối hợp nhiều thanh bằng (B) đi liền nhau trong một câu thơ nhằm tạo âm hưởng về sự thanh bình, mơ mộng. Đây là sự chiêm cảm hồn nhiên của người lính trước những cánh hoa nở về đêm trên đường hành quân: "Mường Lát hoa về trong đêm hơi". Câu thơ bảy tiếng mà đã có sáu tiếng thuộc thanh bằng, chỉ một tiếng là trắc, nhờ thế nhạc điệu của câu thơ là tiếng nhạc lòng ngân nga, vui sướng mà người lính sau một chặng đường hành quân mỏi mệt nay được ngắm một cánh hoa rừng xinh đẹp như thơ. Hay sự hào hứng, bình yên giữa một vùng mưa bay dịu nhẹ khi nhìn thấy thấp thoáng những mái nhà ở Pha Luông lúc người lính dừng chân: "Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi".
Câu 3: Trong kí ức của nhân vật trữ tình, hình ảnh đêm lửa trại và con người, cuộc sống miền Tây Bắc hiện lên với những nét đặc sắc gì? Những hình ảnh đó đã góp phần làm nổi bật hình tượng người lính Tây Tiến như thế nào?
Bài làm chi tiết:
Hình ảnh đêm lửa trại và con người, cuộc sống miền Tây Bắc hiện lên với những nét đặc sắc là:
- "Doanh trại": nơi sinh hoạt, huấn luyện và làm việc của bộ đội thường mang lại cảm giác nghiêm khắc, khô khan.
- Tác giả sử dụng động từ "bừng" thể hiện nguồn ánh sáng rực rỡ, mạnh mẽ.
- "Hội đuốc hoa" mang ý nghĩa là màu sắc của tình yêu (từ chữ Hán có nghĩa là hoa chúc) tức là vừa rạng rỡ vừa duyên dáng
- "Kìa em" cho thấy sự ngỡ ngàng và kinh ngạc nhưng cũng rất trìu mến
- "Xiêm áo": trang phục xinh xắn, đẹp đẽ
- "khèn" là nhạc cụ đặc biệt ở Tây Bắc, mang nét đặc trưng cho văn hóa nơi đây
- "Man điệu" hàm ý chỉ điệu múa, điệu nhạc mang âm hưởng Tây Bắc
- "E ấp": ngại ngùng, thẹn thùng của chính các thiếu nữ dân tộc thiểu số
=> Tác giả dành tình cảm rất đặc biệt cho thiên nhiên và con người Tây Bắc với những kỉ niệm đẹp nơi đây.
Câu 4: Trong hai đoạn thơ 3, 4, hình tượng đoàn binh Tây Tiến được gợi ra qua những từ ngữ, hình ảnh nào? Khái quát đặc điểm của hình tượng này.
Bài làm chi tiết:
Hình tượng đoàn binh Tây Tiến được gợi lên trong hai đoạn thơ 3, 4 là:
- Hình ảnh “đoàn binh không mọc tóc”, “quân xanh màu lá” thể hiện hiện thực tàn khốc: Những ngừi lính Tây Tiến ăn đói mặc rét, gian khổ, khó khăn đến cùng cực, và bệnh sốt rét hoành hành khiến họ phải xanh da, trụi tóc.
- Mượn hình ảnh ẩn dụ để gợi tả chất kiêu hùng: đối lập giữa cái yếu đuối về thể chất (xanh xao tiều tụy) là sức mạnh của tinh thần, ý chí, ngang tadn, lẫm liệt ( “ dữ oai hùm”).
- Vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn:
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới.
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
- Vẻ đẹp bi tráng:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ.
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thân chiếu anh về đất
Sông mã gầm lên khúc độc hành
- Sự bi thương:
+ Người lính phải hy sinh nơi rừng hoang biên giới, hi sinh nơi đất khách quê người.
+ Những từ Hán Việt trang trọng.
=> Lí tưởng quên mình, cống hiến đời xanh cho Tổ Quốc, phảng phất chí khí anh hùng của người chiến sĩ xưa coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.
+ Âm hưởng trầm hùng của tiếng “ gầm” con sông Mã
=> Giọng điệu chủ đạo của đoạn thơ này là trang trọng, thể hiện tình cảm đau thương vô hạn và sự trân trọng, kính cẩn của nhà thơ trước sự hi sinh của đồng đội.
Câu 5: Chỉ ra một số biểu hiện của phong cách lãng mạn trong bài thơ. Phân tích một biểu hiện mà bạn cho là đặc sắc.
Bài làm chi tiết:
Một số biểu hiện của phong cách lãng mạn trong bài thơ:
- Sự thể hiện cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng: Cần phân tích cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến trên hai phương diện: nội dung cảm hứng (nỗi nhớ về một thời chiến chinh gian khổ, nhiều mất mát hy sinh nhưng cũng thật hào hùng; hình tượng thiên nhiên; hình tượng người lính Tây Tiến); nghệ thuật thể hiện (bút pháp tương phản trong việc thể hiện hiện thực khắc nghiệt của cuộc sống và chất thơ từ chính cuộc sống đó, tính chất bi tráng của hình tượng người lính, giọng điệu trữ tình và bi tráng của tác phẩm,...).
+ Vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống con người: địa hình gập ghềnh, hiểm trở với núi cao, vực thẳm, sông sâu; thiên nhiên hoang sơ, bí ẩn nhưng cũng toát lên vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng, trữ tình với tất cả vẻ quyến rũ, làm say lòng người.
+ Vẻ đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến: những khó khăn, thử thách không ngăn được bước chân người lính vốn là những chàng trai Hà Thành hào hoa, tinh tế; những nét bi thương "không mọc tóc,", "mồ viễn xứ",... là những âm trầm trong bản hùng ca về những con người "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh".
Câu 6: Phân tích một số hình thức tổ chức ngôn ngữ đặc biệt trong bài thơ Tây Tiến.
Bài làm chi tiết:
Một số hình thức tổ chức ngôn ngữ đặt biệt trong bài thơ Tây Tiến là:
- Phối hợp, hòa trộn nhiều sắc thái phong cách ngôn ngữ với những lớp từ vựng đặc trưng. Có ngôn ngữ trang trọng mang màu sắc cổ kính (đoàn binh, viễn xứ, biên cương, khúc độc hành, …); lại có ngôn ngữ thông tục, sinh động của tiếng nói hàng ngày (bỏ quên đời, cọp trêu người, không mọc tóc, chẳng tiếc đời xanh,…)
- Kết hợp từ độc đáo, mới lạ tạo nghĩa mới hoặc sắc thái mới cho từ ngữ (nhớ chơi vơi, súng ngửi trời, hoa đong đưa, dáng kiều thơm,…)
- Sử dụng hệ thống các địa danh, vừa tạo ấn tượng về tính cụ thể, xác thực của bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người lại vừa gợi được sự hấp dẫn xứ lạ phương xa
- Sử dụng thể hành với những câu thơ phối hợp đan xen thanh điệu bằng, trắc tạo nên giọng điệu thơ bi tráng
=> Những nét đặc sắc, tài hoa trong cách sử dụng ngôn ngữ của Quang Dũng đã khắc họa nỗi nhớ da diết của nhà thơ về người lính Tây Tiến hào hùng và hào hoa trên nền thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hiểm trở và thơ mộng.
Câu 7: Hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ từng bị phê phán là "xa lạ" với hình ảnh thực tế của anh bộ đội cụ Hồ thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Theo bạn, vì sao có sự đánh giá như vậy? Hãy nêu quan điểm của bạn về vấn đề này.
Bài làm chi tiết:
Có sự đánh giá như vậy là vì:
- Đã có lúc, người ta cho rằng bài thơ Tây Tiến không có tác dụng tích cực, vì nó buồn, nó tô đậm cái gian khổ, cái tổn thất, làm nhụt nhuệ khí…
- Với tôi, nhưng câu thơ này đem lại cho chúng ta cái nhìn toàn diện, đầy đủ về chân dung người lính ra trận. Họ là những người không vì bom đạn mà trở thành con người khô cứng, không vì chết chóc mà bi lụy, căm thù, … họ vẫn còn mơ mộng, vẫn có những phút giây để hồn mình được trở về với quê nhà.
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận của bạn về một nét đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến.
Bài làm chi tiết:
Bằng tài năng cũng như sự tinh tế của nhà thơ Quang Dũng, bài thơ "Tây Tiến" đã khắc họa hình ảnh người chiến sĩ cách mạng thật oai hùng và thiêng liêng. Họ là những người không mọc tóc, không sợ nguy nan, đứng lên chống lại kẻ ác. Đối với họ, cái chết không đáng sợ bằng việc mất nước mất nhà. Dòng Sông Mã, qua tháng năm thăng trầm, đã chứng kiến bao nhiêu đồng chí ngã xuống. Trong tâm tư tình cảm của người lính cụ Hồ, quê hương là điều thiêng liêng. Những chiến sĩ gục lên súng mũ, bỏ quên đời, đã đối mặt với hiểm nguy và vắt sạch sức lực của mình. Nhiều người đã vào giấc ngủ vĩnh hằng, không thể kề vai bên đồng đội nữa. Dù gặp phải hoàn cảnh khó khăn, các chiến sĩ vẫn giữ cho mình tinh thần lạc quan, hướng về tương lai và cống hiến sức lực cả đời cho tổ quốc. Sự hi sinh của họ là vô cùng to lớn và mang giá trị lịch sử không thể phai nhòa.
Soạn văn 12 kết nối bài 2 Tây Tiến (Quang Dũng), soạn ngữ văn 12 kết nối tri thức tập 1, soạn bài 2 Tây Tiến (Quang Dũng) ngữ văn 12 kết nối tri thức