Soạn chi tiết Ngữ văn 12 KNTT bài 2 Củng cố mở rộng

Hướng dẫn giải chi tiết bài 2 Củng cố mở rộng bộ sách mới Ngữ văn 12 tập 1 Kết nối tri thức. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

Câu hỏi 1: Tìm đọc một bài thơ trung đại Việt Nam, nêu đề tài, chủ đề, thể thơ và chỉ ra một vài biểu hiện của phong cách cổ điển được thể hiện trong bài thơ đó.

Bài làm chi tiết: 

Bài thơĐề tàiChủ đềThể thơBiểu hiện phong cách cổ điển
Chinh Phụ NgâmNỗi buồn người phụ nữ có chồng đi línhCa ngợi tình cảm thủy chung, đồng thời lên án tố cáo chiến tranh phi nghĩaThất ngôn bát cú

Sử dụng điển tích, điển cố.

Ngôn ngữ trang trọng, thanh tao.

Hình ảnh thơ ước lệ, mang tính tượng trưng

Truyện KiềuCuộc đời gian truân, vất vả của Thúy KiềuSố phận người phụ nữ trong chế độ phong kiến, khát khao về hạnh phúc, tự do và tâm lý mỗi người.Lục bát

Sử dụng điển tích, điển cố.

Ngôn ngữ trang trọng, thanh tao.

Hình ảnh thơ ước lệ, mang tính tượng trưng

Bình Ngô Đại CáoKhẳng định chiến thắng vang dội của quân đội Lam Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên thể hiện chủ quyền của đất nước Đại ViệtCáo

Các hình ảnh, sự kiện có thật trong lịch sử nước ta từ những triều đại khác nhau được lấy làm bằng chứng.

Các điển tích, ngôn ngữ đanh thép, hùng hồn.

 

Câu 2: Giới thiệu một bài thơ có phong cách lãng mạn và chỉ ra một số biểu hiện nổi bật của phong cách đó trong bài thơ.

Bài làm chi tiết: 

Bài thơ “Người hàng xóm”- nhà thơ Nguyễn Bính.

Khát khao tình yêu: Bài thơ xoay quanh chủ đề tình yêu, thể hiện khát khao mãnh liệt của nhân vật trữ tình đối với người con gái hàng xóm. Tuy nhiên, tình yêu ấy là một tình yêu đơn phương, không được đáp lại, khiến cho nhân vật ấy càng thêm đau khổ và day dứt.

Tâm trạng buồn man mác, bâng khuâng: Bài thơ được bao trùm bởi một bầu không khí buồn man mác, bâng khuâng của một tình yêu không được đáp lại. Nỗi buồn ấy xuất phát từ tình yêu đơn phương, từ sự cô đơn, lạc lõng của nhà thơ trong cuộc sống.

Sử dụng hình ảnh thơ độc đáo, giàu sức gợi: Bài thơ sử dụng nhiều hình ảnh thơ độc đáo, giàu sức gợi như "dậu mồng tơi", "bướm trắng", "mây trời", "ánh trăng"... 

Ngôn ngữ thơ trau chuốt, giàu cảm xúc: Ngôn ngữ thơ trong bài thơ trau chuốt, giàu cảm xúc, thể hiện sự rung động mãnh liệt của trái tim nhà thơ rất nhạy cảm cũng như thao thức chạm tới tình yêu. Lời thơ nhẹ nhàng, du dương như lời ca dao, dễ đi vào lòng người.

Câu 3: Tìm đọc một bài thơ có yếu tố siêu thực (chẳng hạn, Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, Tì bà của Bích Khê, Lá diêu bông của Hoàng Cầm, ...). Chỉ ra và nêu ý nghĩa của một số hình ảnh siêu thực trong bài thơ đó.

Bài làm chi tiết: 

Hàn Mặc Tử đã mang cái nhìn siêu thực để quan sát thế giới, điều này đã tạo ra được một thế giới hình tượng kì dị, đậm chất siêu thực, đặc biệt nó được trở đi trở lại với ba hình ảnh trăng - hồn - máu. Và được thể hiện rõ nhất trong bài thơ “Huyền ảo”. Ở bài thơ này, xuất hiện nhiều hình ảnh hư ảo, chập chờn, đan xen giữa thực và mộng, đến cả hình ảnh trăng cũng hiện diện lên đầy ám ảnh từ trạng thái vô thức của thi nhân. Trăng bao phủ, xâm chiếm, đồng hóa tất cả, đâu đâu cũng là trăng:

“Không gian dày đặc toàn trăng cả

Tôi cũng trăng mà nàng cũng trăng”

   Trăng trong thơ Hàn Mặc Tử như còn biểu thị cả nỗi đau cùng tận, nó được xem như một “linh vật” rất huyền nhiệm, kỳ lạ. Trong mắt Hàn Mặc Tử trăng đã trở thành một thực thể có linh hồn. Ông như nghe được hơi thở, bước đi, sự chuyển dịch của bóng trăng. Đồng thời, trăng như “người” thấu hiểu nỗi đau đớn trong lòng thi nhân cùng những tâm tư tình cảm.

Và đằng sau những hình ảnh đó là nhiều ý nghĩa sâu xa về cuộc đời, tình người, thân phận cùng những khát khao sống, khát khao về tình yêu, dâng hiến và vượt thoát khỏi những đau thương.

Câu 4: So sánh, đánh giá hình tượng người lính được thể hiện trong tác phẩm Tây Tiến (Quang Dũng) và một bài thơ cùng để tài mà bạn đã được học hoặc đọc thêm.

Bài làm chi tiết: 

Trong nền văn học Việt Nam, "Việt Bắc" của Tố Hữu và "Tây Tiến" của Quang Dũng là hai viên ngọc sáng, khắc họa hình ảnh người lính trong hai giai đoạn khác nhau của cuộc kháng chiến chống Pháp, với những nét đẹp độc đáo, riêng biệt.

Tuy cùng là khắc họa hình tượng người lính cách mạng, nhưng "Việt Bắc" và "Tây Tiến" lại thể hiện những góc nhìn khác nhau cũng như khai thác tâm lý người lính một cách riêng.

Giờ đây, chúng ta đang chuẩn bị tổng phản công bằng một chiến dịch lịch sử. Chúng ta hoàn toàn làm chủ chiến trường Việt Bắc cả về thế lẫn lực. Cho nên đoàn quân ra trận hôm nay xuất phát từ mọi ngả đường Việt Bắc như những gọng kìm nhằm bao vây quân giặc đang co cụm ở những cứ điểm cuối cùng:

Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Câu thơ thứ hai mở ra một bối cảnh khác, đó là ngày kháng chiến chống Pháp, máy bay địch chủ yếu hoạt động ban ngày. Trên các nẻo đường Việt Bắc đêm nối đêm cứ rầm rập tiến quân ra trận. Từ láy rầm rập là một từ tượng thanh rất gợi cảm, diễn tả bước chân đi đầy khí thế hăng say và sức mạnh áp đảo của một tập thể người đông đúc có đội ngũ chỉnh tề. Với từ rầm rập đặc sắc ấy, cuộc ra trận của quân ta bỗng trở thành một cuộc hành quân diễu binh hùng tráng. Và bước chân của đoàn quân ấy đêm đêm như làm rung chuyển cả mặt đất. Hình ảnh thơ mang đậm mầu sắc hùng tráng. Từ cái nhìn chung ở câu một và hai đến đây, tác giả đi vào cái nhìn cụ thể. Nếu câu trên, tác giả tả khí thế ra trận của quân ta qua ấn tượng thính giác, thì các câu sau, tác giả tả bằng thị giác: Quân đi điệp điệp trùng trùng. Từ láy điệp điệp trùng trùng thật giàu ý nghĩa diễn tả. Nó gọi lên trong ta những đoàn quân ra trận nối dài vô tận và rất hùng vĩ như những dãy núi kế tiếp nhau vậy.

"Tây Tiến" lại mang đến cho người đọc một cái nhìn khác về cuộc chiến tranh. Quang Dũng khắc họa hình ảnh người lính Tây Tiến trong hành trình gian khổ, thiếu thốn, đối mặt với muôn vàn hiểm nguy. Tuy vậy, họ vẫn giữ được tinh thần lạc quan, ý chí quyết tâm phi thường, lạc quan trước những thử thách khốc liệt phía trước. Hình ảnh người lính Tây Tiến được thể hiện một cách độc đáo, ấn tượng qua những biện pháp tu từ như ẩn dụ, so sánh, liệt kê làm nổi bật hình ảnh những anh hùng thầm lặng, hiên ngang chiến đấu, hy sinh vì Tổ quốc.

Hình ảnh quân xanh màu lá ở đây có thể hiểu là màu xanh áo lính hay màu xanh của lá ngụy trang khiến cho cả đoàn quân xanh màu lá. Nhưng theo mạch thơ có lẽ còn nên hiểu đây là câu thơ miêu tả gương mặt xanh xao, gầy yếu vì sốt rét rừng, vì cuộc sống kham khổ. Ở đây, cách diễn đạt của của Quang Dũng khá tinh tế khi miêu tả đoàn quân xanh màu lá chứ không phải xanh xao, người lính do đó mà như hài hòa cùng với thiên nhiên, ốm mà không yếu, ốm mà vẫn trẻ trung, vẫn tràn đầy sức sống.

Họ còn là những chàng trai Hà Nội hào hoa, lãng mạn:

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới là đôi mắt thao thức về quê hương Hà Nội, về một dáng kiều thơm trong mộng. Mộng và mơ gửi về hai phía của chân trời: biên giới và Hà Nội. Người lính Tây Tiến không chỉ biết cầm súng cầm gươm theo tiếng gọi của non sông mà giữa bao nhiêu gian khổ, thiếu thốn trái tim họ vẫn rung động, nhớ nhung về vẻ đẹp của Hà Nội: đó có thể là phố cũ, trường xưa… hay chính xác hơn là nhớ về bóng dáng của những người bạn gái Hà Nội yêu kiều, diễm lệ. Câu thơ của Quang Dũng gợi nhắc người đọc tới một câu thơ của Nguyền Đình Thi:

Những đêm dài hành quân nung nấu

Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.

Nỗi nhớ người yêu nhớ dáng kiều thơm nào đó thật đời thường, bình dị nhưng cũng thật cao quý. Nó khiến cho hình ảnh người lính trở nên chân thực gần gũi hơn. Nỗi nhớ ấy trong hành trang của họ như tiếp thêm sức mạnh nghị lực để chiến đấu và chiến thắng, nó như một điểm tựa vững chắc cho những thanh niên học sinh Hà Nội rời ghế nhà trường tham gia chiến trận – những con người lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa.

Đối lập vẻ ngoài tiều tụy là khí phách bên trong, kết hợp từ dữ oai hùm gợi cho người đọc thấy trên gương mặt xanh xao, gầy ốm của người lính vẫn toát lên vẻ dữ dội, kiêu hùng của những con hổ nơi rừng thiêng. Dường như, ở miền đất hoang sơ, bí ẩn có bóng hổ rình rập, đe dọa với cọp trêu người thì người lính cũng có oai hùm dữ dội, uy nghi để chế ngự và chiến thắng.

Cả hai bài thơ đều sử dụng ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhiều biện pháp tu từ phong phú, thể hiện sự sáng tạo và tinh tế của các nhà thơ.

"Việt Bắc" sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, ẩn dụ, nhân hóa để miêu tả thiên nhiên Việt Bắc một cách sinh động, hấp dẫn. Nhịp thơ 4/3 tạo nên âm điệu du dương, êm dịu, phù hợp với nội dung trữ tình của bài thơ. Trong khi đó, "Tây Tiến" sử dụng nhiều biện pháp tu từ như ẩn dụ, so sánh, liệt kê,... để khắc họa hình ảnh người lính Tây Tiến một cách độc đáo, ấn tượng. Nhịp thơ đa dạng tạo nên âm điệu sôi động, hào hùng, phù hợp với nội dung bi tráng của bài thơ.

Tìm kiếm google:

Soạn văn 12 kết nối bài 2 Củng cố mở rộng,  soạn ngữ văn 12 kết nối tri thức tập 1, soạn bài 2 Củng cố mở rộng ngữ văn 12 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Soạn ngữ văn 12 tập 1 KNTT mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com