Hướng dẫn giải chi tiết bài 5: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Nguyễn Đình Chiểu) bộ sách mới Ngữ văn 9 tập 1 chân trời sáng tạo. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.
Câu hỏi: Em nghĩ gì về những người sẵn sàng cứu giúp người khác trong con hoạn nạn?
Bài làm chi tiết:
Em nghĩ những người sẵn sàng cứu giúp người khác trong con hoạn nạn đều là những người tốt, có hành động đẹp. Hành động giúp đỡ tạo ra một xã hội đồng cảm và sẻ chia. Nếu mọi người đều sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau, xã hội sẽ trở nên mạnh mẽ và đồng lòng hơn.
Câu 1: Em hình dung ra sao về cảnh “tả đột hữu xung” của Lục Vân Tiên trong đoạn thơ này?
Bài làm chi tiết:
Em hình dung ra sao về cảnh “tả đột hữu xung” của Lục Vân Tiên trong đoạn thơ này là: em tưởng tượng: Vân Tiên đứng giữa quân địch, bốn phía vây bắt. Trong bóng tối, anh ta như con rồng sẵn sàng đối đầu, gươm giáo lóe sáng. Không còn lựa chọn, Vân Tiên quả quyết quăng gươm giáo, tìm đường chạy giữa vòng vây.
Câu 2: Việc Vân Tiên bảo Nguyệt Nga “Khoan khoan ngồi đó chớ ra” cho thấy chàng là người như thế nào?
Bài làm chi tiết:
Hành động của Vân Tiên khi bảo Nguyệt Nga "Khoan khoan ngồi đó chớ ra" thể hiện tính tình điều dịch và quan tâm của anh ta đối với Nguyệt Nga. Chàng hiểu rõ tình hình căng thẳng và muốn bảo vệ Nguyệt Nga khỏi nguy cơ gặp nguy hiểm. Hành động này cũng cho thấy sự tôn trọng và quan tâm của Vân Tiên đối với người khác, đặc biệt là đối với người phụ nữ mà anh ta yêu thương.
Câu 3: Hai dòng thơ cuối của văn bản gợi cho em suy nghĩ gì?
Bài làm chi tiết:
Hai dòng thơ cuối của văn bản thể hiện tâm trạng của Lục Vân Tiên, bày tỏ sự phản kháng và lo ngại về việc mất đi tính nhân đạo và tình thương thân thiện khi đối mặt với những khó khăn và đau khổ. Đây là một trong những câu thơ nổi tiếng trong văn học Việt Nam.
Câu 1: Theo em, nhan đề Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga có thể hiện được nội dung bao quát của văn bản không? Vì sao?
Bài làm chi tiết:
Nhan đề Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga có thể hiện được nội dung bao quát của văn bản bởi từ nhan đề, ta có thể hiểu, văn bản:
- Ca ngợi tình nghĩa giữa con người với con người trong xã hội: tình nghĩa vợ chồng, tình cha con, mẹ con, tình cảm bạn bè, lòng yêu thương sẵn sàng cưu mang, đùm bọc những người gặp cơn hoạn nạn.
- Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phò nguy.
- Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời: thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà.
Câu 2: Tóm tắt các sự việc được kể và xác định bố cục của văn bản.
Bài làm chi tiết:
1. Tóm tắt:
Trận đánh kết thúc nhanh chóng, bất ngờ như trong truyện cổ tích. Người đọc chưa kịp hồi hộp mà quân giặc dường như chỉ chờ Vân Tiên đến để bỏ chạy và chịu chết. Đó không phải là trận đánh của vũ lực, mà là trận đánh của chính nghĩa chống gian tà, và chính nghĩa dù vũ khí thô sơ cũng nhất định thắng lợi. Đó là niềm tin và ước vọng của nhân dân. Sau trận diệt cướp là cuộc gặp gỡ với người đẹp gặp nạn. Điều thú vị là cuộc gặp gỡ này chỉ toàn là đối thoại, người hỏi, người đáp, ngoài ra không có miêu tả. Hình như Vân Tiên chỉ nắm bắt thông tin bằng kênh nghe: Vân Tiên hỏi: Ai than khóc ở trong xe này?. Rồi lời đáp và than khóc. Vân Tiên nghe nói động lòng, nhưng chàng không muốn nhìn thấy gì hết, chỉ muốn hỏi: Tiểu thơ con gái nhà ai. Chính cuộc gặp gỡ tình cờ đó mà hai người đã nên duyên.
2. Bố cục:
- Phần 1. Từ đầu đến “Bị Tiên một gậy thác rày thân vong”: Lục Vân Tiên đánh bọn cướp.
- Phần 2. Còn lại: Lục Vân Tiên cứu được Kiều Nguyệt Nga và cuộc trò chuyện của cả hai.
Câu 3. Nhân vật Lục Vân Tiên hiện lên với những phẩm chất nào? Đó có phải là phẩm chất của người anh hùng không? Vì sao? Phân tích một số chỉ tiết miêu tả hành động, lời nói của Lục Vân Tiên để làm rõ ý kiến của em.
Bài làm chi tiết:
Nhân vật Lục Vân Tiên hiện lên với những phẩm chất:
- Lục Vân Tiên là chàng trai dũng cảm, văn võ song toàn, hành hiệp trượng nghĩa. Trên đường về kinh dự thi gặp bọn cướp quấy nhiễu nhân dân ngay lập tức Lục Vân Tiên đã: Giữa đường thấy sự bất bình chẳng tha, chàng ra tay anh hào cứu giúp nhân dân. Vân Tiên không chỉ nổi tiếng về tài thi phú mà còn là một người anh hùng thật sự. Một mình thân cô, thế cô và chỉ có cành cây làm gậy, chàng vẫn cứ xông vào đánh bọn cướp có đủ quân đông thế mạnh. Vân Tiên đã tả đột hữu xông như một dũng sĩ ở ngoài trận tuyến làm cho bọn cướp kẻ thì tháo chạy kẻ thì bị Vân Tiên cho một gậy thác rầy thân vong.
- Vân Tiên là chàng trai rất trọng lễ nghĩa đạo lí. Sau khi đánh xong bọn cướp thấy hai người con gái nép mình than khóc sợ hãi chàng đã ân cần hỏi han. Nhưng khi thấy Kiều Nguyệt Nga định ra trả ơn chàng đã ngăn lại. Điều đó chứng tỏ chàng là người rất trọng lễ nghĩa, đạo lí, chàng không muốn vì trả nghĩa mà Kiều Nguyệt Nga bị ảnh hưởng đến danh dự, tiết nghĩa của người con gái.
- Vân Tiên là người coi trọng nghĩa khí, chàng đã đánh tan bọn cướp cứu Nguyệt Nga, đối với Nguyệt Nga đó là cái ơn rất lớn. Thế nhưng khi thấy Kiều Nguyệt Nga có ý định đền ơn chàng đã từ chối một cách rất nghĩa khí: Làm ơn há dễ trông người trả ơn.
=> Đây là mô típ nhân vật giống truyện dân gian về người anh hùng, dũng sĩ, qua đó tác giả gửi gắm những ước mơ về ở hiền gặp lành, những người hiền lành khi gặp khó khăn sẽ có những con người hào hiệp giúp đỡ
Câu 4: Phân tích đặc điểm của nhân vật Kiều Nguyệt Nga (lưu ý những cử chỉ, lời nói của nàng khi đáp lời Lục Vân Tiên).
Bài làm chi tiết:
Sau khi nghe lời lẽ của Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga biết người cứu mình là một nam tử hán, liền kể rõ sự tình: Nàng cùng với tì tất tên là Kim Liên, quê ở quận Tây Xuyên, cha là tri phủ miền Hà Khê nhận được bức thư của cha đến đó để định việc hôn nhân.
Nguyệt Nga muốn thể hiện sự biết ơn của mình đối với những hành động trượng nghĩa của Vân Tiên, nàng muốn “cúi đầu” để cảm tạ ơn sâu ấy. Đây là hành động được xem là rất “phải đạo” cũng thể hiện được những suy nghĩ sâu sắc, chu đáo của nàng.
Kiều Nguyệt Nga còn bộc lộ mong muốn Lục Vân Tiên đi cùng mình đến gặp cha để đền tạ công ơn.
=> Thể hiện Kiều Nguyệt Nga là một tiểu thư khuê các, là con người biết trước sau, hiếu nghĩa.
Câu 5: Xác định chủ đề của văn bản và phân tích các căn cứ giúp em xác định chủ đề đó.
Bài làm chi tiết:
Chủ đề: truyền dạy đạo lí làm người, cụ thể là:
- Ca ngợi tình nghĩa giữa con người với con người trong xã hội: tình nghĩa vợ chồng, tình cha con, mẹ con, tình cảm bạn bè, lòng yêu thương sẵn sàng cưu mang, đùm bọc những người gặp cơn hoạn nạn.
- Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phò nguy.
Căn cứ: Tác giả khắc họa những phẩm chất tốt đẹp của hai nhân vật trung tâm: Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa, khinh tài, Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na ân tình.
Câu 6. Tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua văn bản? Ngày nay, thông điệp ấy có còn giá trị không? Vì sao?
Bài làm chi tiết:
Đạo lý thương người như thể thương thân, thấm nhuần và toả rạng trong hành động của Vân Tiên. Tình thương người đã nâng cao chí khí và lòng dũng cảm cho chàng thư sinh họ Lục. Lời nói chắc nịch vừa để đối chứng, phê phán những kẻ tầm thường vừa đẻ khẳng định việc làm đúng đắn, tất yếu thuộc căn cốt, gốc rễ trong lẽ sống của mình. Đó là lẽ sống của những hiền nhân quân tử thời xưa, của con người chân chính ngày nay. Vậy nên ngày nay, thông điệp ấy có còn giá trị.
Câu 7. Tìm hiểu sự nghiệp, quá trình sáng tác thơ văn của tác giả Nguyễn Đình Chiểu và chỉ ra một số điểm tương đồng, khác biệt (nếu có) giữa:
a. Hoàn cảnh, mục đích sáng tác Truyện Lục Vân Tiên và các tác phẩm khác của ông như Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc,...
b. Tình cảm, cảm xúc của của tác giả khi kể lại hành động Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga trong Truyện Lục Vân Tiên và khi nhắc đến “trang dẹp loạn trong bài thơ Chạy giặc (xem thêm Ngữ Văn 8, tập hai, bộ sách Chân trời sáng tạo).
Bài làm chi tiết:
a. Cả "Lục Vân Tiên", "Chạy giặc" và "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" được sáng tác trong bối cảnh xã hội Việt Nam đang chịu ảnh hưởng từ sự thống trị của thực dân Pháp và tình hình chính trị, xã hội đầy khó khăn. Cả ba tác phẩm đều mang đặc điểm chống lại sự thực dân, kêu gọi tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước, và nhấn mạnh tầm quan trọng của đoàn kết dân tộc.
b. Nguyễn Đình Chiểu khi kể lại hành động Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga trong "Truyện Lục Vân Tiên" thường chứa đựng nhiều tình cảm và cảm xúc sâu sắc. Đây không chỉ là một diễn biến trong câu chuyện mà còn là biểu tượng của tình yêu, lòng nhân ái và lòng trung hiếu. Hành động cứu giúp Kiều Nguyệt Nga thể hiện lòng nhân ái và tình yêu thương. Lục Vân Tiên không chỉ là một anh hùng mạnh mẽ mà còn là người đàn ông có trái tim nhân ái, sẵn sàng hy sinh cho người khác. Sự hy sinh và đau khổ trong tình yêu của Lục Vân Tiên cho Kiều Nguyệt Nga thường được tác giả mô tả một cách sâu sắc, tăng thêm nỗi đau và xúc cảm cho độc giả.
Soạn văn 9 kết nối bài 5: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt, soạn ngữ văn 9 CTST tập 1, soạn bàI bài 5: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt ngữ văn 9 chân trời sáng tạo