Soạn chi tiết Ngữ văn 9 CTST bài 5: Ôn tập

Hướng dẫn giải chi tiết bài 5: Ôn tập bộ sách mới Ngữ văn 9 tập 1 chân trời sáng tạo. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

Câu 1: Đọc lại văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga; Thuý Kiều báo ân, báo oán, Tiếng đàn giải oan và hoàn thành bảng sau (làm vào vở)

Bài làm chi tiết:

Văn bản

Đặc điểm nhân vật

Đặc điểm lời thoại

Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Lục Vân Tiên là con người chính trực, anh hùng, chính nghĩa và nhân hậu, gửi gắm niềm tin và ước mong của nhân dân ta đem đến một xã hội công bằng.

mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường, mang màu sắc địa phương Nam Bộ

Thuý Kiều báo ân, báo oán

thể hiện rõ tính cách của từng lớp người, hạng người trong xã hội

lời nói đanh thép, dùng nhiều từ hán việt thể hiện sự trang trọng, có học của nhân vật Thuý Kiều

Tiếng đàn giải oan

là nhân vật đại diện cho phe phản diện và phe chính nghĩa

là lời nói có ẩn ý, chứa đựng nhiều uẩn khúc. lời nói của nhân vật chứa đựng cảm xúc mãnh liệt.

Câu 2: Khi tìm hiểu một truyện thơ, chúng ta cần chú ý những điều gì? 

Bài làm chi tiết:

 Khi tìm hiểu một truyện thơ, chúng ta cần chú ý:

- Xác định chủ đề chính của truyện thơ. Chủ đề là ý chính, thông điệp, hoặc ý nghĩa sâu sắc được tác giả muốn truyền đạt.

- Nắm rõ nội dung cả bài thơ

- Nắm rõ thông tin về tác giả, hoàn cảnh sáng tác

- Nghiên cứu ngôn ngữ và cấu trúc câu của truyện thơ. Những từ ngữ, ngữ pháp, và hình ảnh có thể đóng góp vào việc làm sáng tỏ chủ đề.

- Lưu ý đến các nhân vật, nếu có, và mối quan hệ giữa chúng. Những nhân vật này thường đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chủ đề và câu chuyện.

- Tìm hiểu về ngữ cảnh lịch sử, văn hóa hoặc xã hội mà tác phẩm được viết. Điều này có thể giúp giải thích hoặc làm sáng tỏ những khía cạnh khác nhau của truyện thơ.

Câu 3: Tìm trong văn bản Truyện Lục Vân Tiên hoặc Truyện Kiều ít nhất một cặp lục bát có sử dụng điển tích, điển cố và cho biết tác dụng của việc sử dụng điển tích, điển cố ấy. 

Bài làm chi tiết:

Một cặp lục bát có sử dụng điển tích, điển cố:

Dẫu khi lá thắm chỉ hồng

Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha.

Tác dụng của việc sử dụng điển tích, điển cố ấy: Thành ngữ "lá thắm chỉ hồng " biểu thị cái duyên số tiền định của vợ chồng, là lời nói hộ tình yêu cho những lứa đôi. Thành ngữ này được hình thành từ sự giao kết giữa hai câu chuyện tình thuở xưa.  Việc tác giả đưa ra các điển tích, điền có trong câu thơ, câu văn của mình sẽ giúp câu nói chặt chẽ, lời lẽ thuyết phục đối với người đọc, người nghe. Điền tích, điển cố là những tích chuyện, những câu văn, lời thơ được đúc kết lại, được mọi người thừa nhận và sử dụng rộng rãi. Do đó nếu người nghệ sĩ vận dụng dược nó một cách linh hoạt trong việc thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của mình thì dễ được mọi người đồng tình hơn.

Câu 4: Vẽ sơ đồ bố cục bài văn phân tích một tác phẩm văn học (phân tích nội dung chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật).

Bài làm chi tiết:

Câu 5: Để cuộc phỏng vấn có hiệu quả, chúng ta cần lưu ý những gì? 

Bài làm chi tiết:

Để cuộc phỏng vấn có hiệu quả, có một số yếu tố cần được lưu ý. Dưới đây là một số điểm quan trọng:

- Chuẩn bị: Nắm rõ về người được phỏng vấn và thông tin về vị trí công việc.

- Chuẩn bị các câu hỏi phù hợp với vị trí và nhu cầu của công ty.

- Tạo không gian thoải mái và không gian riêng tư cho cuộc phỏng vấn.

- Giảm áp lực cho ứng viên bằng cách chia sẻ thông tin về quy trình phỏng vấn trước.

- Lắng nghe kỹ lưỡng và tập trung vào câu trả lời của ứng viên.

- Tránh gián đoạn hoặc ngắt lời quá nhiều, để ứng viên có cơ hội tự mô tả và thể hiện bản thân.

- Sử dụng câu hỏi mở để khuyến khích ứng viên mô tả chi tiết và thể hiện khả năng giải quyết vấn đề.

- Hạn chế sử dụng câu hỏi đóng để tránh những câu trả lời ngắn gọn và không chi tiết.

- Sử dụng bảng đánh giá để so sánh và đưa ra quyết định cuối cùng.

- …

Câu 6: Qua các văn bản trong bài học này, em có nhận xét gì về khát vọng công lí và cách thể hiện khát vọng ấy trong truyện thơ Nôm và truyện cổ tích thần kì?

Bài làm chi tiết:

- Đây là chủ đề nổi bật trong các truyện thơ Nôm bình dân, ở một số truyện thơ Nôm bác học, chủ đề đấu tranh cho công lí xã hội cũng được đề cập như Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên... nhưng chỉ là chủ đề phụ, cái chính vẫn là tình yêu đôi lứa trong xã hội phong kiến cũ). Các truyện này thường kết thúc có hậu (nhờ sự trợ giúp của các yếu tố thần kì, kì bí hay các nhân vật mang tính nghĩa hiệp), thoả mãn mơ ước về một xã hội công bằng, về sự thay đổi số phận của các tầng lớp dưới thấp hèn trong xã hội. Các mối tình cao đẹp, trong sáng cũng được nâng niu, ca ngợi. 

- Còn đối với truyện thần kì, khát vọng ấy phải nhờ những yếu tố kì ảo mới có thể với tới, như Thạch Sanh phải dùng đến cây Đàn, Tấm Cám phải nhận sự hỗ trợ của ông Bụt,...

Tìm kiếm google:

Soạn văn 9 kết nối bài 5: Ôn tập,  soạn ngữ văn 9 CTST tập 1, soạn bàI bài 5: Ôn tập ngữ văn 9 chân trời sáng tạo

Xem thêm các môn học

Soạn ngữ văn 9 tập 1 CTST mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com