Soạn chi tiết Ngữ văn 9 CTST bài: Ôn tập cuối học kì I

Hướng dẫn giải chi tiết bài: Ôn tập cuối học kì I bộ sách mới Ngữ văn 9 tập 1 chân trời sáng tạo. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

I. ĐỌC

Câu 1: Ngôn ngữ thơ có những đặc điểm gì? Vì sao khi đọc thơ, cần đọc thành tiếng/ đọc diễn cảm?

Bài làm chi tiết:

 Ngôn ngữ thơ có những đặc điểm:

- Ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính

- Ngôn ngữ thơ có tính hàm súc

- Ngôn ngữ thơ có tính truyền cảm

Khi đọc thơ cần đọc thành tiếng/ đọc diễn cảm thơ bởi như vậy mới có thể lột tả hết được đặc điểm của thơ, lột tả hết ý của tác giả cũng như cảm xúc mà tác giả truyền tải.

Câu 2: Nội dung dưới đây đề cập đến cách trình bày thông tin nào trong văn bản thông tin?

Thông tin trong văn bản được tổ chức theo cấu trúc: 1) giới thiệu tổng quan, khái quát về các đối tượng được phân loại; 2) giới thiệu chi tiết từng đối tượng cụ thể.

A. cách trình bày thông tin theo trình tự không gian

B. cách trình bày thông tin theo mức độ quan trọng của thông tin

C. cách trình bày thông tin theo mối quan hệ nhân quả

D. cách trình bày thông tin theo các đối tượng phân loại

Bài làm chi tiết:

Chọn đáp án D. cách trình bày thông tin theo các đối tượng phân loại

Giải thích: nội dung đó đề cập đến các trình bày thông tin và liệt kê ra 2 cách, có đánh số 1, 2.

Câu 3: Chọn cụm từ đúng để điền vào chỗ trống trong nhận định dưới đây:

Nhân vật trong ................ có thể là con người hay thần linh, ma, quỷ. Nếu nhân vật là con người, họ thường có nét kì dị khác thường; nếu nhân vật là thần linh, ma, quỷ, họ thường được nhân hoá, mang hình ảnh, tính cách của con người.

A, truyện thơ Nôm

B, truyện lịch sử

C, truyện truyền kì

D. truyện cười

Bài làm chi tiết:

Chọn C. Truyện truyền kì.

Nhân vật trong truyện truyền kì có thể là con người hay thần linh, ma, quỷ. Nếu nhân vật là con người, họ thường có nét kì dị khác thường; nếu nhân vật là thần linh, ma, quỷ, họ thường được nhân hoá, mang hình ảnh, tính cách của con người.

Câu 4: Vẽ bảng sau vào vở và sắp xếp tên của các văn bản văn học đã học ở học kì 1 vào bảng (nếu có):

Bài làm chi tiết:

 

Các bộ phận của văn học Việt Nam

Tên văn bản văn học đã học ở học kì I

Văn học dân gian

Chuyện người con gái Nam Xương

Truyện lạ nhà thuyền chài

Sơn Tinh, Thuỷ Tinh

Dế chọi

Văn học viết

Văn học chữ Hán

 

Văn học chữ Nôm

Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Thuý Kiều báo ân báo oán

Tiếng Đàn giải oan

Văn học chữ Quốc Ngữ

 

Câu 5: Điền vào cột A tên của thể loại/ kiểu văn bản có đặc điểm tương ứng được miêu tả ở cột B (làm vào vở):

Bài làm chi tiết:

A

(thể loại/ kiểu văn bản)

B

(đặc điểm)

1. truyện thơ Nôm

a. là thể loại có cốt truyện thường theo một trong hai mô hình Gặp gỡ - Tai biến - Đoàn tụ hoặc Nhân - Quả

2. Truyện truyền kì

b. là thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại, phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì lạ, hoang đường

3. Văn bản thông tin

c. là văn bản được viết để cung cấp thông tin về một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử

4. Văn bản nghị luận

d. là văn bản mà người viết cần kết hợp cả cách trình bày vấn đề khách quan và cách trình bày chủ quan để tạo sức thuyết phục cho văn bản

5. Thơ

đ. là thể loại mà ngôn ngữ có đặc điểm hàm súc, ngắn gọn, nhiều hình ảnh, giàu sức gợi, được tổ chức thành một cấu trúc đặc biệt có vần, nhịp, thanh điệu, đối,...

6. Phỏng vấn

e. là văn bản dùng để ghi lại thông tin của việc trao đổi về một chủ đề nhất định, trong đó có hệ thống câu hỏi và câu trả lời

Câu 6: Hoàn thành bảng sau để làm rõ một số điểm giống và khác nhau giữa thể loại truyện truyền kì và truyện thơ Nôm (làm vào vở)

Bài làm chi tiết:

Nội dung so sánh

Truyện truyền kì

Truyện thơ Nôm

Điểm giống nhau

+ Được sử dụng rộng rãi trong một khoảng thời gian

+ Đều tích cực phản ánh những vấn đề trong đời sống xã hội, tâm tư, tình cảm của con người thời trung đại, thể hiện ước mơ, phản ánh điều tốt đẹp

+ Nội dung ca ngợi con người

 + Đều để lại những thành tựu xuất sắc, có các tác phẩm đạt tới đỉnh cao nghệ thuật của thể loại đó.

Điểm khác nhau

+ Thuộc thể loại văn xuôi tự sự, có dung lượng  ngắn, 

+ Chứa đựng nhiều yếu tố kì lạ về nhân vật, tình tiết… có thể là chuyện của thần thánh, ma quỷ, chuyện về báo ứng, báo mộng 

+ nguồn gốc từ những truyện kể thần linh, chí dị trong dân gian.

+ Chủ yếu là thơ, bao gồm truyện thơ (theo thể lục bát), ngâm khúc ( theo thể song thất lục bát), thơ Nôm, thơ Đường luật, thơ Đường luật thất ngôn xen lục ngôn, hát nói…

+ Là bộ phận không được giai cấp thống trị coi trọng nhưng có vị trí đặc biệt trong nền văn học dân tộc và trong đời sống của nhân dân.

Câu 7: Dựa trên những gì học được từ văn bản Đọc mở rộng theo thể loại ở từng bài học để hoàn thành bảng sau (làm vào vở):

Bài làm chi tiết:

Bài họcTên văn bảnTác giảThể loại

Một số nét đặc sắc

Nội dung

Hình thức

1Mùa xuân nho nhỏThanh HảiThơ 5 chữ

là tiếng lòng yêu mến và gắn bó thiết tha với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ muốn được cống hiến, đóng góp một mùa xuân nho nhỏ vào mùa xuân lớn lao của dân tộc. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa và giá trị cuộc sống của mỗi cá nhân là sống có ích, có cống hiến cho cuộc đời chung.

Thể thơ năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, thiết tha gần gũi với dân ca

Nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm

Nhiều so sánh và ẩn dụ sáng tạo

2Tính đa nghĩa trong bài thơ “Bánh trôi nước”Dương QuýVăn bản nghị luận

Nghị luận về tính đa nghĩa trong bài thơ bánh trôi nước. Nghĩa thứ nhất là nghĩa đen, nghĩa thứ 2 là  phẩm chất và thân phận của người phụ nữ được thể hiện như sau: xinh đẹp nhưng số phận chìm nổi bấp bênh, phẩm chất cao quí, dù gặp cảnh ngộ nào vẫn giữ tấm lòng chung thủy, sắt son.

Tính đa nghĩa này  2 làm nên giá trị bài thơ.

+ Văn bản hàm xúc, lời văn mộc mạc như nói hộ tiếng lòng Hồ Xuân Hương

+ Phép liên kết được sử dụng linh hoạt, lời văn logic.

3Cột cờ Thủ Ngữ - di tích cổ bên sông Sài GònNgô NamVăn bản thông tin

giới thiệu cột cờ Thủ Ngữ bên sông Sài Gòn, qua đó tuyên truyền đến độc giả tình yêu lịch sử, yêu văn hoá, yêu quê hương.

sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ

4Dế chọiBồ Tùng LinhTruyện truyền kỳ

Thể hiện được sự bấp bênh của số phận những người dân lao động nghèo. Số phận, sự sống chết, nghèo hèn hay giàu sang của người dân thấp cổ bé họng hoàn toàn phụ thuộc vào niềm vui hay sự phật ý thất thường của giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến Trung Quốc thời Tuyên Đức.

+ sử dụng yếu tố kì ảo

+ nghệ thuật xây dựng tình huốn truyện may - rủi  làm cho câu chuyện tăng phần hấp dẫn.

 

 

5Tiếng đàn giải oanTheo Thơ Nôm khuyết danhtruyện thơ Nôm

Thông qua cuộc đối thoại của Thạch Sanh và đàn thần, tác giả dân gian ca  ngợi tinh thần hào hiệp, ngay thẳng của Thạch Sanh - đại diện cho công lý và phê phán những kẻ ham lợi, hèn mọn như Lý Thông

+ nghệ thuật nhân hoá

+ sử dụng yếu tố kì ảo

Câu 8: Tóm tắt những kinh nghiệm em đã tích luỹ được về việc đọc hiểu văn bản nghị luận và văn bản thông tin ở học kì I (làm vào vở):

Bài làm chi tiết:

Gợi ý tóm tắt những kinh nghiệm em đã tích luỹ được:

Loại văn bản

Bài học kinh nghiệm

Văn bản Nghị luận

Đưa ra quan điểm đánh giá của người viết về một vấn đề nào đó

Văn bản thông tin

Văn bản cung cấp thông tin cho người đọc về hiện tượng, đồ vật, con vật, sự kiện,... thường kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ (hình ảnh, biểu đồ…)

II. TIẾNG VIỆT

Câu 1: Liệt kê các đơn vị kiến thức tiếng Việt được học trong học kì I và cho ví dụ để hoàn thành bảng sau (làm vào vở):

Bài làm chi tiết:

Bài

Kiến thức tiếng Việt được học trong học kì I 

Ví dụ

1

Biện pháp tu từ chơi chữCon ngựa đá đá con ngựa đá

2

Phép điệp

Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu

Thương em, thương em, thương em biết mấy

3

Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp

- Dẫn trực tiếp: Trong “Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”.

- Dẫn gián tiếp: Trong “Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rằng người Việt Nam phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

4

Sử dụng từ viết tắtASEAN, WHO, WTO,..

5

Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ

có thể sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ (hình ảnh) để giới thiệu về biển Đà Nẵng: 

Câu 2: Xác định (các) điển tích, điển cố trong đoạn trích sau và nêu tác dụng của việc sử dụng (các) điển tích, điển cố này:

Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng:

- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.

(Nguyễn Dữ, Truyện người con gái Nam Xương)

Bài làm chi tiết:

Các điển tích được sử dụng: ngọc Mị Nương, cỏ Ngu Mĩ

+ Ý nghĩa câu "Ngọc Mị Nương" là : câu nói này muốn nhắc tới cái sự ra đi, chết nhưng họ vẫn giữ trong mình lòng trọng sáng, thành nhã

+ Ý nghĩa câu " Cỏ Ngu mĩ" : câu nói này muốn nói tới lòng chung thủy của dù đã ra đi nhưng không bao giờ phản bội

=> Tác dụng: tô điểm màu sắc trung đại cho một tác phẩm được sáng tác ở thời kỳ xã hội phong kiến và nhấn mạnh được tấm lòng thủy chung son sắt của nàng.

Câu 3: Xác định biện pháp tu từ chơi chữ trong các trường hợp sau và nêu tác dụng của biện pháp này:

a. 

Có Tài mà cậy chi Tài

Chữ Tài liền với chữ Tai một vần

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

 

b. 

Hồng quân với khách hồng quần,

Đã xoay đến thế còn vần chua tha

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Bài làm chi tiết:

a. Hai câu thơ sử dụng phép chơi chữ dựa vào sự gần âm "tài" (tài hoa) và "tai" (tai họa) => Hàm chứa một thái độ chua xót bất bình khi cái tài ấy lại trở thành tai họa, đồng thời làm câu thơ thêm hay, sinh động hơn

b. Tác giả sử dụng phép chơi chữ dùng từ có âm vần giống nhau để nói 2 sự vật khác nhau. Khi gọi ông trời là “hồng quân” thì tác giả gọi người phụ nữ là “hồng quần” vì hai từ này có âm hưởng gần nhau mà nội dung đối lập nhau, bài trừ nhau => Câu thơ mang ý nghĩa sâu xa hơn

III. VIẾT

Câu 1: Tóm tắt thông tin về các kiểu bài viết đã học ở học kì I bằng cách hoàn thành bảng sau (làm vào vở):

Bài làm chi tiết:

Kiểu bài

Yêu cầu

Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ

* Về hình thức: đảm bảo bố cục 3 phần: 

Mở đoạn: Giới thiệu và nêu cảm nghĩ chung về bài thơ 8 chữ

Thân đoạn: Phân tích và nhận xét, nêu cảm nghĩ về bài thơ 8 chữ

Kết đoạn: Nêu suy nghĩ, đúc kết lại nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ

 

* Về nội dung:

Đảm bảo chia sẻ cảm nghĩ chân thực, không vượt quá giới hạn, vi phạm yếu tố thuần phong mỹ tục

Là cảm nghĩ của người viết chứ không phải của bất kì ai khác

Tình cảm chân thực

Bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: phân tích chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và hiệu quả thẩm mĩ của nó

- Xác định chủ đề chính của truyện thơ. Chủ đề là ý chính, thông điệp, hoặc ý nghĩa sâu sắc được tác giả muốn truyền đạt.

- Nắm rõ nội dung cả bài thơ, thay vì chỉ 1 đoạn trích

- Nghiên cứu ngôn ngữ và cấu trúc câu của truyện thơ. Những từ ngữ, ngữ pháp, và hình ảnh có thể đóng góp vào việc làm sáng tỏ chủ đề.

- …

Bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử

- Sử dụng hình ảnh, biểu đồ, sơ đồ, bản đồ, hoặc các phương tiện khác để hỗ trợ mô tả và giúp người đọc hình dung dễ dàng hơn về danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử. Hình ảnh có thể làm cho thông tin trở nên sinh động và gây ấn tượng mạnh mẽ.

- Nhưng sẽ có hạn chế về không gian, điều này có thể làm cho việc trình bày thông tin phức tạp hơn và không thể mở rộng chi tiết theo cách mà các phương tiện trực tuyến có thể làm.

- Các khía cạnh phức tạp hoặc các ý tưởng cần sự giải thích chi tiết hơn có thể trở nên khó khăn khi chỉ sử dụng ngôn ngữ viết.

Một truyện kể sáng tạo có thể mô phỏng một truyện đã đọc; sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong truyện.

- Hiểu sâu, hiểu đúng về tác phẩm đã có

- Biến đổi nhân vật, tình tiết, và diễn biến theo cách của riêng để tạo ra một câu chuyện mới và độc đáo.

- Có thể thay đổi cốt truyện để làm cho nó phù hợp với cái nhìn hoặc thông điệp riêng

- Mặc dù đang thực hiện sự sáng tạo, nhưng hãy cố gắng giữ nguyên tinh thần hoặc thông điệp cơ bản của câu chuyện gốc. 

Câu 2: Nêu những điểm giống và khác nhau về kiểu bài sau: Bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm truyện: chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật đã học ở Bài 2 và bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm Truyện thơ: chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật đã học ở Bài 5.

Bài làm chi tiết:

- Giống nhau: Cả hai kiểu bài đều thuộc dạng phân tích một tác phẩm văn học, vì thế cần chú ý yêu cầu phân tích từ nội dung đến hình thức, thấy được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức.

- Khác nhau: Mỗi kiểu bài yêu cầu người viết cần chú ý đặc trưng thể loại cụ thể; ví dụ, cũng là yêu cầu nhận biết và chỉ ra tác dụng của hình thức nghệ thuật nhưng các yếu tố hình thức của thơ khác với văn xuôi. Vì thế, bên cạnh các yếu tố chung, cần nắm được các yếu tố hình thức nổi bật của thơ. Ngoài ra, đặc trưng thơ và truyện cũng khác nhau, một bên là trữ tình, một bên là tự sự.

IV. NÓI VÀ NGHE

Câu 1: Khi tham gia thảo luận về một vấn đề trong đời sống, cần lưu ý những gì?

Bài làm chi tiết:

- Khi tham gia thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống, ta cần chú ý: 

+ Lắng nghe và tôn trọng

+ Học hỏi về cách phản hồi ý kiến của người khác 

+ Rút ra kinh nghiệm, tìm ra những điểm hạn chế của bản thân.

Câu 2: Nêu kinh nghiệm của em về cách chuyển nội dung bài viết thành bài nói khi thực hiện các yêu cầu thực hành về nói và nghe ở Bài 3 và Bài 4.

Bài làm chi tiết:

Kinh nghiệm của em về cách chuyển nội dung bài viết thành bài nói 

- Khác với văn nói, văn viết phải đảm bảo đúng ngữ pháp, đúng chính tả. Mục đích làm câu văn rõ nghĩa, người đọc dễ dàng tiếp nhận thông tin. 

- Hiểu rõ nội dung của bài viết. Điều này giúp bạn diễn đạt ý kiến một cách tự tin và chính xác.

- Đặt mình vào vị trí người nghe để đánh giá mức độ hiểu biết của họ về chủ đề. 

- Thay đổi ngôn ngữ từ văn viết sang lối nói. Hạn chế việc sử dụng câu trích dẫn phức tạp và từ vựng khó hiểu. Sử dụng ngôn ngữ tự nhiên, dễ hiểu và gần gũi với người nghe.

Câu 3: Chia sẻ một số kinh nghiệm về kĩ năng nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến. 

Bài làm chi tiết:

Kinh nghiệm về kĩ năng nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến:

- Tập trung hoàn toàn vào người nói và lắng nghe một cách tích cực. Tránh những suy nghĩ ngoại vi và giữ tinh thần mở để hiểu rõ hơn về ý kiến đang được trình bày.

- Luôn cố gắng hiểu rõ ngữ cảnh xung quanh câu chuyện hoặc ý kiến. Điều này giúp bạn đặt mình vào tình huống và hiểu rõ hơn về nguồn gốc và động cơ của ý kiến đó.

- Không nên giới hạn trong một nguồn tin duy nhất. Tiếp xúc với nhiều nguồn tin và quan điểm sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng thể và đa chiều hơn về một vấn đề.

Câu 4: Làm thế nào để kể lại một câu chuyện tưởng tượng cho hấp dẫn, thu hút người nghe?

Bài làm chi tiết:

- Câu chuyện có cốt truyện, có tính hài hước cao

- Câu chuyện rõ ràng, mạch lạc và logic

- Giọng của người kể nên diễn cảm

- Tạo những nhân vật độc đáo và có sức hút. Mô tả đặc điểm, tính cách, và mục tiêu của họ. Cho họ những tình huống đặc biệt để họ có cơ hội phát triển trong câu chuyện.

Câu 5: Ghi lại một số kinh nghiệm về kĩ năng đặt câu hỏi phỏng vấn. 

Bài làm chi tiết:

- Trước khi bắt đầu phỏng vấn, hãy lập kế hoạch với danh sách câu hỏi cụ thể. Điều này giúp bạn duy trì sự tổ chức và đảm bảo bạn không bỏ sót thông tin quan trọng.

- Sử dụng câu hỏi mở đầu để khích lệ người được phỏng vấn chia sẻ thông tin

- Kết hợp cả các loại câu hỏi, bao gồm câu hỏi mở và câu hỏi đóng, để thu được một bức tranh toàn diện và chính xác về thông tin bạn đang tìm kiếm.

- Khi người được phỏng vấn nói, lắng nghe chủ đề thụ động và đi sâu vào chi tiết khi cần. Hãy đặt câu hỏi bổ sung để mở rộng thông tin và làm sáng tỏ.

Tìm kiếm google:

Soạn văn 9 kết nối bài: Ôn tập cuối học kì I,  soạn ngữ văn 9 CTST tập 1, soạn bàI bài: Ôn tập cuối học kì I ngữ văn 9 chân trời sáng tạo

Xem thêm các môn học

Soạn ngữ văn 9 tập 1 CTST mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com