Soạn địa lý 11 bài 10 tiết 2 trang 91 cực chất

Địa lý 11 bài 10 tiết 2 trang 91 cực chất. Bài học: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Kinh tế) - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn địa lý 11.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Câu 1: Trung Quốc có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển các ngành công nghiệp khai thác, luyện kim và sản xuất hàng tiêu dùng?

Câu 2: Dựa vào hình 10.8, nhận xét sự phân bố một số ngành công nghiệp của Trung Quốc. Phân tích những điều kiện tự nhiên , kinh tế xã hội tác động đến sự phân bố này?

Câu 3: Dựa vào hình 10.9 và kiến thức đã học, nhận xét về sự phân bố cây lương thực, cây công nghiệp và một số gia súc của Trung Quốc. Vì sao sự khác biệt lớn trong phân bố nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây?

Câu 4: Dựa vào số liệu trong bài, chứng minh kết quả hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp của Trung Quốc. Phân tích những nguyên nhân đưa đến kết quả đó.

Câu 5: Dựa vào hình 10.8 (trang 93 SGK Địa lý 11), nhận xét và giải thích sự phân bố công nghiệp Trung Quốc.

Câu 6: Vì sao sản xuất nông nghiệp lại tập trung chủ yếu ở miền Đông ?

Câu 7: Vì sao nói: Quan hệ kinh tế đối ngoại có vai trò quan trọng trong việc cải cách kinh tế – xã hội của Trung Quốc?

Câu 8: Chứng minh công nghiệp Trung Quốc có sự phân hóa về mặt lãnh thổ. Giải thích nguyên nhân của sự phân hóa đó?

Câu 9: Sự khác nhau về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hoa Kỳ và Trung Quốc. Giải thích sự chuyển dịch đó?

Câu 10: Tại sao ở Trung Quốc lại sản xuất lúa gạo chủ yếu ở các đồng bằng phía Đông Nam?

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Câu 1: Những điều kiện thuận lợi giúp Trung Quốc phát triển các ngành công nghiệp khai thác, luyện kim và sản xuất hàng tiêu dùng là khoáng sản, nguồn lao động và khoa học kĩ thuật.

Câu 2: Sự phân bố một số ngành công nghiệp của Trung Quốc không đồng đều: luyện kim màu (Đông Bắc và ở giữa), chế tạo máy bay (Trùng Khánh, Thượng Hải, Thẩm Dương), cơ khí (khắp các thành phố ở miền Đông).

=> Những vùng nghiên, nhiên liệu, gắn với thị trường tiêu thụ, gắn với các trung tâm có nguồn lao động chất lượng cao, nơi có điều kiện sản xuất đặc thù…

Câu 3: Sự phân bố cây lương thực, cây công nghiệp và một số gia súc của Trung Quốc: chủ yếu tập trung ở miền Đông, miền Tây chỉ chăn nuôi cừu.

Có sự khác biệt lớn trong phân bố nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây vì miền Đông có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất đai màu mỡ, khí hậu, nước tưới thuận lợi.

Câu 4: Kết quả hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp của Trung Quốc:

  • Hiện đại hóa công nghiệp: phát triển công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao, công nghiệp địa phương, sản xuất hàng tiêu dùng, nhiều ngành có tốc độ tăng trưởng cao, nhiều mặt hàng đứng đầu thế giới về sản lượng.

=> Do chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, chính sách mở cửa, xây dựng các đặc khu kinh tế, khu chế xuất, thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ cao.

  • Hiện đại hóa nông nghiệp: nông phẩm năng suất cao, một số loại có sản lượng đứng đầu thế giới và đời sống nhân dân cải thiện.

=> Do việc giao quyền sử dụng đất cho nông dân, cải thiện đường giao thông, hệ thống thủy lợi, kĩ thuật mới, miễn thuế nông nghiệp.

Câu 5: Sự phân bố công nghiệp Trung Quốc không đồng đều: thưa thớt ở miền Tây, tập trung nhiều ở miền đông.

=> Nguyên nhân:  miền Đông có đầy đủ các điều kiện về tài nguyên khoáng sản, nguồn nước và nguồn nhân lực có trình độ kĩ thuật đáp ứng thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Câu 6: Sản xuất nông nghiệp tập trung chủ yếu ở miền Đông vì có điều kiện tự nhiên (đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu cận nhiệt và ôn đới gió mùa) và kinh tế-xã hội (dân cư đông, có kinh nghiệm, thị trường lớn, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển và sự hỗ trợ của công nghiệp).

Câu 7: Quan hệ kinh tế đối ngoại có vai trò quan trọng trong việc cải cách kinh tế - xã hội của Trung Quốc vì mang lại lợi ích lớn:

- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh hiện đại hóa công nghiệp, góp phần giải quyết việc làm,….; Tăng cường trao đổi KT-KT, mở rộng buôn bán với thế giới cũng như phát triển du lịch, thu hút khách quốc tế.

Câu 8: Công nghiệp Trung Quốc có sự phân hóa về mặt lãnh thổ: 

Phân bố không đều, chỉ tập trung một số khu vực: Miền Đông mức độ tập trung công nghiệp cao, Miền Tây hoạt động công nghiệp rất thưa thớt.

=> Nguyên nhân: Miền Đông có vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội thuận lợi, có lịch sử phát triển lâu đời còn miền Tây địa hình núi cao, khí hậu khắt nghiệt,..

Câu 9: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hoa Kì và Trung Quốc có sự khác nhau:

  • Hoa Kỳ giảm tỷ trọng các ngành công nghiệp, nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành dịch vụ. => chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức
  • Trung Quốc giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. => chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

Câu 10: Các đồng bằng ở phía Đông Nam ở Trung Quốc được sản xuất lúa gạo là chủ yếu vì:

  • Địa hình bằng phẳng, đồng bằng rộng lớn, đất phù sa màu mỡ, khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, nguồn nước tưới tiêu dồi dào
  • Đây là khu vực đông dân, có tập quán canh tác cây lúa và nhu cầu về lương thực lớn do nước đông dân.

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Câu 1: Những điều kiện thuận lợi giúp Trung Quốc phát triển các ngành công nghiệp khai thác, luyện kim và sản xuất hàng tiêu dùng là:

- Khoáng sản phong phú

- Nguồn lao động dồi dào

- Trình độ khoa học kĩ thuật cao

Câu 3: Quan sát hình 10.8 ta thấy sự phân bố một số ngành công nghiệp của Trung Quốc thể hiện:

* Ngành công nghiệp ở Trung Quốc phân bố không đồng đều. Cụ thể:

- Ngành luyện kim màu tập trung ở Đông Bắc và giữa Trung Quốc.

- Ngành chế tạo máy bay ở Trùng Khánh, Thượng Hải, Thẩm Dương.

- Ngành cơ khí ở khắp các thành phố ở miền Đông Trung Quốc.

* Nguyên nhân các ngành công nghiệp lại phân bố như vậy là do là những vùng nghiên, nhiên liệu:

- Gắn với thị trường tiêu thụ.

- Gắn với các trung tâm có nguồn lao động chất lượng cao.

- Gắn với nơi có điều kiện sản xuất đặc thù.

Câu 3: Quan sát hình 10.9 ta thấy, cây lương thưc, cây công nghiệp và một số gia súc của Trung Quốc phân bố không đồng đều:

- Miền Đông là vùng tập trung chủ yếu.

- Miền Tây thưa thớt => chỉ chăn nuôi cừu là chủ yếu.

* Nguyên nhân dẫn đến sự phân bố không đồng đều:

- Miền Đông có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất đai màu mỡ, có nhiều vùng nông nghiệp trù phú như đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc trồng lúa mì, ngô, củ cải đường…

- Bên cạnh đó khí hậu chuyển từ cận nhiệt đới gió mùa sang ôn đới gió mùa. 

- Những cơn mưa mùa hạ cung cấp nguồn nước quan trọng cho sinh hoạt, sản xuất.

Câu 4: Dựa vào số liệu trong bài, ta chứng minh kết quả hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp của Trung Quốc qua:

* Hiện đại hóa công nghiệp:

- Phát triển ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao như điện tử, cơ khí chính xác, máy móc tự động.

- Nhiều ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao, nhiều mặt hàng đứng đầu thế giới về sản lượng.

- Phát triển công nghiệp địa phương, sản xuất được nhiều mặt hàng tiêu dùng.

* Nguyên nhân:

- Chuyển đổi nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường.

- Thực hiện chính sách mở cửa, xây dựng các đặc khu kinh tế, khu chế xuất.

- Thu hút vốn đầu tư lớn.

- Chủ động đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị, phát triển, ứng dụng công nghệ cao trong công nghiệp.

* Hiện đại hóa nông nghiệp:

- Đã sản xuất được nhiều nông phẩm với năng suất cao, một số loại có sản lượng đứng đầu thế giới.

- Đời sống nhân dân được cải thiện.

* Nguyên nhân:

- Giao quyền sử dụng đất cho người nông dân.

- Cải tạo, xây dựng mới đường giao thông, hệ thống thủy lợi.

- Đưa kĩ thuật mới vào sản xuất, phổ biến giống mới.

- Miễn thuế nông nghiệp cho người dân.

Câu 5: Qua hình 10.8, sự phân bố công nghiệp Trung Quốc thể hiện như sau:

* Các trung tâm công nghiệp chính ở Trung Quốc phân bố không đồng đều giữa các vùng:

- Tập trung thưa thớt ở miền Tây.

- Tập trung nhiều ở miền đông, các vùng duyên hải tại các thành phố lớn như:

  • Bắc Kinh
  • Thượng Hải
  • Thiên Tân
  • Trùng Khánh
  • Thẩm Dương
  • Quảng Châu …

* Nguyên nhân có sự phân bố như vậy do miền Đông có đầy đủ các điều kiện thuận lợi:

- Tài nguyên khoáng sản.

- Nguồn nước phục vụ.

- Nguồn nhân lực có trình độ kĩ thuật đáp ứng được yêu cầu của các ngành công nghiệp.

- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Câu 6: Sản xuất nông nghiệp lại tập trung chủ yếu ở miền Đông vì là vùng có điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp:

* Thuận lợi về điều kiện tự nhiên:

- Đất đai màu mỡ

- Nguồn nước dồi dào

- Khí hậu cận nhiệt và ôn đới gió mùa.

* Thuận lợi về kiện kinh tế-xã hội: 

- Dân cư đông đúc, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.

- Dân cư đông đúc, thị trường tiêu thụ lớn.

- Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển.

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển, sự hỗ trợ của công nghiệp.

Câu 7: Quan hệ kinh tế đối ngoại có vai trò quan trọng trong việc cải cách kinh tế – xã hội của Trung Quốc vì qua các hoạt động kinh tế đối ngoại như: Ngoại thương, hợp tác quốc yế về đầu tư, lao động, du lịch…Trung Quốc đã:

- Thành lập các đặc khu kinh tế ở một số thành phố và vùng ven biển 

=> Thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh hiện đại hóa công nghiệp, góp phần giải quyết việc làm,….

- Vay tiền nước ngoài để phát triển kinh tế

- Tăng cường trao đổi khoa học, kĩ thuật, kinh nghiệm quản lí kinh tế với nước ngoài.

- Mở rộng buôn bán với thế giới, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2007 lên đến 2174,0 tỉ USD.

- Khai thác di tích văn hóa, lịch sử và cảnh quan thiên nhiên 

=> Phát triển du lịch, thu hút khách quốc tế.

Câu 8: Công nghiệp Trung Quốc có sự phân hóa về mặt lãnh thổ. Điều đó được thể hiện ở chỗ:

- Phân bố không đều theo lãnh thổ, hoạt động công nghiệp tập trung ở một số khu vực.

- Miền Đông là nơi có mức độ tập trung công nghiệp cao với nhiều trung tâm công nghiệp có quy mô lớn và rất lớn, tập trung dày đặc nhất là vùng ven biển.

- Miền Tây hoạt động công nghiệp rất thưa thớt, số lượng trung tâm công nghiệp ít, chỉ một số trung tâm công nghiệp với quy mô nhỏ hơn.

* Giải thích nguyên nhân:

- Phía Đông: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi có lịch sử phát triển lâu đời.

- Phía Tây: 

  • Địa hình cao nguyên và núi cao.
  • Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt.
  • Có những vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn.

Câu 9: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hoa Kì và Trung Quốc có sự khác nhau. Cụ thể là:

* Hoa Kỳ: 

  • Giảm tỷ trọng các ngành công nghiệp, nông nghiệp
  • Tăng tỷ trọng ngành dịch vụ 

- Nguyên nhân: Do Hoa Kì đang chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức

* Trung Quốc: 

  • Giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp
  • Tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ 

- Nguyên nhân: Do Trung Quốc đang chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, đang tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

Câu 10: Các đồng bằng ở phía Đông Nam ở Trung Quốc được sản xuất lúa gạo là chủ yếu vì:

- Đây là khu vực địa hình bằng phẳng, là những đồng bằng rộng lớn, có đất phù sa màu mỡ để canh tác sản xuất cây lúa.

- Khí hậu mang tính chất cận nhiệt đới gió mùa, nguồn nước tưới tiêu dồi dào thuận lợi cho phát triển trồng trọt.

- Là khu vực đông dân, có tập quán canh tác cây lúa nước từ lâu đời nên có kinh nghiệm trong sản xuất.

- Trung Quốc là nước đông dân, dân số Trung Quốc chiếm 1/3 dân số thế giới, nên nhu cầu về lương thực lớn.

Tìm kiếm google: soan dia ly 11 bai 10 cuc chat, soạn địa lý 11 bài Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ( Kinh tế)

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com