Soạn địa lý 11 bài 9 tiết 2 trang 79 cực chất

Địa lý 11 bài 9 tiết 2 trang 79 cực chất. Bài học: Nhật Bản (Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế) - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn địa lý 11.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Câu 1: Quan sát hình 9.5, nhận xét về mức độ tập trung và đặc điểm phân bố công nghiệp của Nhật Bản?

Câu 2: Tại sao đánh bắt hải sản lại là ngành kinh tế quan trọng của Nhật Bản?

Câu 3: Chứng minh rằng Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển cao?

Câu 4: Trình bày những đặc điểm nổi bật của nông nghiệp Nhật Bản. Vì sao diện tích trồng lúa gạo Nhật Bản lại giảm ?

Câu 5: Dựa vào bảng số liệu sau :

SẢN LƯỢNG CÁ KHAI THÁC

(Đơn vị : nghìn tấn)

Bài 9: Tiết 2 – Nhật Bản (Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế)

Nhận xét và giải thích về sự thay đổi sản lượng khai thác cá của Nhật Bản qua các năm, từ 1985 đến 2003.

Câu 6: Hiện nay nền kinh tế EU hơn Hoa Kì và Nhật Bản ở những yếu tố nào (năm 2004)?

Câu 7: Ngành nông nghiệp ngày càng đóng vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản. Giải thích vì sao?

Câu 8: Trình bày sự khác nhau giữa ngành công nghiệp trí tuệ và ngành công nghiệp truyền thống? Tại sao Nhật Bản lại chú trọng phát triển các ngành công nghiệp trí tuệ?

Câu 9: So sánh ngành ngoại thương của Hoa Kì và Nhật Bản?

Câu 10: Dựa vào kiến thức của bản thân, em hãy trình bày mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản?

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Câu 1: Mức độ tập trung và đặc điểm phân bố công nghiệp của Nhật Bản:

Phân bố không đồng đều nhưng mức độ tập trung cao chủ yếu tập trung ở trên đảo Hôn- su và duyên hải Thái Bình Dương với các ngành đóng tàu, cơ khí, hóa dầu…

Câu 2: Đánh bắt hải sản lại là ngành kinh tế quan trọng của Nhật Bản vì:

  • Tự nhiên: 4 mặt đều giáp biển, sự giao lưu giữa 2 luồng hải lưu hình thành ngư trường lớn.
  • Kinh tế - xã hội: nguồn thực phẩm quan trọng, phương tiện đánh bắt, hệ thống cảng biển và ngành chế biến hải sản khá phát triển.

Câu 3: Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển cao vì giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ hai thế giới và chiếm vị trí cao trên thế giới về sản xuất máy bay công nghiệp và thiết bị điện tử, người máy,…

Câu 4: Đặc điểm nổi bật của nông nghiệp Nhật Bản:

- Vị trí thứ yếu trong nền kinh tế, đất nông nghiệp ít, hướng thâm canh, bên cạnh đó đánh bắt và nuôi trồng hải sản được chú trọng.

- Diện tích trồng lúa gạo ở Nhật Bản lại giảm là vì: Trong những năm gần đây, diện tích trước đây sử dụng để trồng lúa gạo đã được chuyển sang để trồng một số loại cây trồng khác.

Câu 5: Nhận xét và giải thích về sự thay đổi sản lượng khai thác cá của Nhật Bản qua các năm, từ 1985 đến 2003.

Sản lượng cá khai thác của Nhật Bản liên tục giảm (11411,4 nghìn tấn -> 4596,2 nghìn tấn).

=> Giải thích: Do nhiều quốc gia trên thế giới đã tiến hành thực hiện Công ước về biển quốc tế, kiểm soát vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lí, việc đánh bắt khai thác cá xa bờ và ở vùng biển sâu của Nhật Bản bị thu hẹp lại.

Câu 6: Nền kinh tế EU hơn Hoa Kì và Nhật Bản ở những yếu tố về giá trị FDI đầu tư ra nước ngoài: 

  • Tỉ lệ % xuất khẩu/GDP (EU: 26,5%, Hoa Kì: 7%, Nhật Bản: 12,2%).
  • Tỉ lệ xuất khẩu trên thế giới (EU: 37,7%, Hoa Kì: 9%, Nhật Bản: 6,25%).
  • Số ngân hàng lớn nhất trong 1.000 ngân hàng lớn nhất trên thế giới.

=> EU là trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới hơn Hoa Kì và Nhật Bản.

Câu 7: Ngành nông nghiệp ngày càng đóng vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản vì Tỉ trọng GDP của nông nghiệp chỉ còn 1%, chưa đáp ứng được nhu cầu nông phẩm cho thị trường trong nước, đất nông nghiệp ít, điều kiện sản xuất khó khăn.

Câu 8: Sự khác nhau giữa ngành công nghiệp trí tuệ và ngành công nghiệp truyền thống:

  • Công nghiệp truyền thống: phát triển từ lâu, cần nhiều nguyên liệu và nhiều lao động, không yêu cầu cao về kĩ thuật, tay nghề. => chủ yếu ở các nước kinh tế đang phát triển.
  • Công nghiệp trí tuệ: Mới phát triển, sử dụng ít nguyên liệu và ít lao động, yêu cầu cao về khoa học kĩ thuật, trình độ chuyên môn, tay nghề cao => chủ yếu ở các nước kinh tế phát triển.

* Nhật Bản chú trọng phát triển các ngành công nghiệp trí tuệ vì nghèo tài nguyên khoáng sản, có lợi thế vè nguồn lao động tay nghề cao và với xu thế chung của cách mạng khoa học kĩ thuật, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

Câu 9: So sánh ngành ngoại thương của Hoa Kì và Nhật Bản

- Giống nhau: Tổng giá trị xuất nhập khẩu cao hàng đầu thế giới, hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm công nghiệp đặc biệt là các ngành công nghệ cao nhập khẩu chủ yếu là nguyên nhiên liệu và hàng tiêu dùng, thực phẩm…

- Khác nhau: 

  • Tổng giá trị xuất nhập khẩu của Hoa Kì thứ 1 thế giới, Nhật Bản đứng thứ 4
  • Hoa Kì nhập siêu, Nhật Bản xuất siêu. Hoa Kì xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới. Nhật bản nhập khẩu nhiều lương thực, thực phẩm.
  • Thị trường Hoa Kì là các nước phát triển, Nhật Bản các nước phát triển đặc biệt là  Đông Nam Á.

Câu 10: Mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản:

  • Thiết lập mối quan hệ ngoại giao từ năm 1973, sau đó tiến hành hợp tác trên nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục, văn hóa, khoa học –kĩ thuật, môi trường, hỗ trợ vốn vay ODA….
  • Việt Nam xuất khẩu: dầu thô, nông sản, than đá, cao su tự nhiên, hàng may mặc, thủ công mỹ nghệ
  • Việt Nam nhập khẩu: các loại máy móc, thiết bị đồ dùng hiện đại, thuốc tâm dược….

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Câu 1: Quan sát hình 9.5, ta có nhận xét về mức độ tập trung và đặc điểm phân bố công nghiệp của Nhật Bản như sau: 

- Nền công nghiệp Nhật Bản phân bố không đồng đều. Tuy nhiên, lại có mức độ tập trung cao.

- Phân bố: các ngành công nghiệp của Nhật Bản chủ yếu tập trung ở trên đảo Hôn- su và duyên hải Thái Bình Dương 

- Các ngành công nghiệp tiêu biểu: 

  • Đóng tàu
  • Cơ khí
  • Hóa dầu

Câu 2: Đánh bắt hải sản lại là ngành kinh tế quan trọng của Nhật Bản vì Nhật có điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội phù hợp:

* Điều kiện tự nhiên:

- Vị trí 4 mặt đều giáp biển 

=> diện tích đánh bắt lớn thuận lợi đánh bắt nhiều hải sản

- Có sự giao lưu giữa 2 luồng hải lưu 

=> hình thành ngư trường lớn.

* Điều kiện kinh tế - xã hội:

- Là nguồn thực phẩm quan trọng của người Nhật.

- Phương tiện đánh bắt hiện đại, tiên tiến, hệ thống cảng biển phát triển.

- Ngành chế biến hải sản khá phát triển.

Câu 3: Chứng minh rằng Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển cao:

- Nhật Bản có giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Hoa Kì.

- Chiếm vị trí cao trên thế giới về các ngành:

  • Sản xuất máy bay công nghiệp và thiết bị điện tử
  • Người máy
  • Tàu biển
  • Thép, ôtô 
  • Vô tuyến truyền hình
  • Máy ảnh
  • Sản phẩm tơ tằm và tơ sợi tổng hợp
  • Giấy in báo,…

Câu 4: Đặc điểm nổi bật của nông nghiệp Nhật Bản là

- Có vị trí thứ yếu trong nền kinh tế (1% GDP).

- Diện tích đất nông nghiệp ít.

- Phát triển theo hướng thâm canh.

- Đánh bắt và nuôi trồng hải sản được chú trọng.

- Diện tích trồng lúa gạo ở Nhật Bản lại giảm là vì: Trong những năm gần đây, diện tích trước đây sử dụng để trồng lúa gạo đã được chuyển sang để trồng một số loại cây trồng khác.

Câu 5: Dựa vào bảng số liệu “SẢN LƯỢNG CÁ KHAI THÁC” ta có nhận xét về sự thay đổi sản lượng khai thác cá của Nhật Bản qua các năm, từ 1985 đến 2003 như sau: 

- Sản lượng cá khai thác của Nhật Bản liên tục giảm:

=> Giai đoạn 1985 – 2003: giảm từ 11411,4 nghìn tấn xuống còn 4596,2 nghìn tấn, giảm tới 6815,2 nghìn tấn.

* Giải thích: Sở dĩ sản lượng cá khai thác giảm xuống từng năm là do nhiều quốc gia trên thế giới đã tiến hành thực hiện Công ước về biển quốc tế, kiểm soát vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lí, 

=> Việc đánh bắt khai thác cá xa bờ và ở vùng biển sâu của Nhật Bản bị thu hẹp lại.

Câu 6: Hiện nay nền kinh tế EU hơn Hoa Kì và Nhật Bản ở những yếu tố sau:

* EU, Hoa Kì, Nhật Bản, những trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới EU đứng hàng đầu về GDP hơn Hoa Kì và Nhật Bản:

- Giá trị FDI đầu tư ra nước ngoài.

- Tỉ lệ % xuất khẩu/GDP

=> EU: 26,5%, Hoa Kì: 7%, Nhật Bản: 12,2%

- Tỉ lệ xuất khẩu trên thế giới

=> EU: 37,7%, Hoa Kì: 9%, Nhật Bản: 6,25%

- Số ngân hàng lớn nhất trong 1.000 ngân hàng lớn nhất trên thế giới.

=> Như vậy, Xét nhiều chỉ số kinh tế, EU là trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới hơn Hoa Kì và Nhật Bản.

Câu 7: Ngành nông nghiệp ngày càng đóng vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản vì:

- Tỉ trọng GDP của nông nghiệp chỉ còn 1% (2004). 

- Đất nông nghiệp ít, điều kiện sản xuất khó khăn 

- Nguy cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp do công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa.

- Nền nông nghiệp vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nông phẩm cho thị trường trong nước do vậy phải nhập khẩu nhiều nông sản. 

- Chính phủ ít chú trọng đầu tư cho nông nghiệp do đây là lĩnh vực ít sinh lời.

Câu 8: Sự khác nhau giữa ngành công nghiệp trí tuệ và ngành công nghiệp truyền thống:

* Công nghiệp truyền thống:

- Được phát triển từ lâu

- Sử dụng nhiều nguyên liệu và nhiều lao động trong sản xuất.

- Nhiều ngành, nhiều công đoạn không yêu cầu cao về kĩ thuật.

- Lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề thấp hơn.

- Phân bố chủ yếu ở các nước kinh tế đang phát triển.

* Công nghiệp trí tuệ:

- Mới phát triển trong những thập niên gần đây.

- Sử ụng ít nguyên liệu và ít lao động trong sản xuất.

- Yêu cầu cao về khoa học kĩ thuật.

- Lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao (Công nhân tri thức là chủ yếu).

- Phân bố chủ yếu ở các nước kinh tế phát triển.

* Nhật Bản chú trọng phát triển các ngành công nghiệp trí tuệ vì:

- Nhật Bản nghèo tài nguyên khoáng sản, phải nhập nhiều nguyên liệu lệ thuộc thị trường.

- Nhật Bản có lợi thế vè nguồn lao động tay nghề cao, năng động.

- Phù hợp với xu thế chung của cách mạng khoa học kĩ thuật, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

Câu 9: So sánh ngành ngoại thương của Hoa Kì và Nhật Bản:

* Giống nhau: 

- Tổng giá trị xuất nhập khẩu cao hàng đầu thế giới. 

- Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm công nghiệp đặc biệt là các ngành công nghệ cao. 

- Cơ cấu ngành nhập khẩu chủ yếu là nguyên nhiên liệu và hàng tiêu dùng, thực phẩm…

* Khác nhau:

- Tổng giá trị xuất nhập khẩu của Hoa Kì lớn nhất thế giới, Nhật Bản đứng thứ 4 thế giới.

- Cán cân xuất khẩu: 

  • Hoa Kì chủ yếu là nhập siêu
  • Nhật Bản chủ yếu là xuất siêu.

- Cơ cấu hàng hóa: 

  • Hoa Kì xuất khẩu còn xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới. 
  • Nhật bản nhập khẩu nhiều lương thực, thực phẩm.

- Thị trường: 

  • Hoa Kì chủ yếu là các nước phát triển. 
  • Nhật Bản ngoài các nước phát triển còn chú trọng vào các nước đang phát triển ở Đông Nam Á.

Câu 10: Mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản:

- Việt Nam và Nhật Bản thiết lập mối quan hệ ngoại giao từ năm 1973.

- Sau khi thiết lập mối quan hệ, cả hai nước đã tiến hành hợp tác trên nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục, văn hóa, khoa học –kĩ thuật, môi trường, hỗ trợ vốn vay ODA….

- Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản gồm có dầu thô, nông sản, than đá, cao su tự nhiên, hàng may mặc, thủ công mỹ nghệ.

- Trong khi đó, Việt Nam xuất khẩu các loại máy móc, thiết bị đồ dùng hiện đại, thuốc tâm dược…. từ Nhật Bản.

Tìm kiếm google: soan dia ly 11 bai 9 tiet 2 cuc chat, soạn địa lý 11 bài Nhật Bản (Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế)

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net