Soạn địa lý 11 bài 9 tiết 1 trang 74 cực chất

Địa lý 11 bài 9 tiết 1 trang 79 cực chất. Bài học: Nhật Bản (Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế) - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn địa lý 11.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Câu 1: Quan sát hình 9.2 hãy nêu đặc điểm chủ yếu về địa hình, sông ngòi và bờ biển của Nhật Bản.

Câu 2: Dựa vào bảng 9.1, hãy cho biết cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản đang biến động theo xu hướng nào. Nếu tác động của xu hướng đó đến phát triển kinh tế - xã hội?

Câu 3: Các đặc điểm của người lao động có tác động như thế nào đến nền kinh tế xã hội Nhật Bản?

Câu 4: Dựa vào bảng 9.3, nhận xét về tình hình phát triển của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1990 – 2005?

Câu 5: Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Nhật Bản đối với phát triển kinh tế.

Câu 6: Dựa vào bảng 9.3, vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản, giai đoạn 1990 – 2005. Kết hợp với bảng 9.2 (trang 77 SGK Địa lý 11), so sánh tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1950-1973 và 1990-2005.

Câu 7: Tác dụng của cơ cấu kinh tế hai tầng đối với sự phát triển nền kinh tế Nhật Bản?

Câu 8: Giải thích vì sao ở Nhật Bản, ngành giao thông đường biền lại có vị tri đặc biệt trong nền kinh tế?

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Câu 1: Đặc điểm chủ yếu về địa hình, sông ngòi và bờ biển của Nhật Bản:

  • 80% diện tích đồi núi, chủ yếu là núi lửa, sông ngòi ngắn, dốc, lưu lượng lớn, bờ biển: khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh, kín gió.

Câu 2: Dựa vào bảng 9.1, cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản:

  • 1950 đến 2005, cơ cấu dân số Nhật Bản đang có xu hướng già hóa: dưới 15 tuổi giảm mạnh, tuổi lao động có xu hướng tăng nhẹ và  65 tuổi trở lên tăng nhanh

=> Tác động: áp lực cho xã hội về vấn đề chăm sóc người cao tuổi, nguồn nhân lực lao động ngày càng cạn kiệt phải thuê nhân công từ các nước khác.

Câu 3: Đặc điểm của người lao động có tác động đến nền kinh tế xã hội Nhật Bản:

Người dân lao động cần cù, chăm chỉ, có tinh thần trách nhiệm cao, coi trong giáo dục => khó khăn về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên nhưng vẫn đứng lên xây dựng đất nước trở thành cường quốc kinh tế, tài chính lớn thứ hai trên thế giới.

Câu 4: Tình hình phát triển của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1990 – 2005:

  • Tốc độ tăng trưởng giảm mạnh (3,6%) từ 1990 đến 1995, tăng lên nhẹ (0,4%) từ 1995 đến 1997, tuột dốc từ 1997 đến 2001.
  • Đến năm 2005 bắt đầu phục hổi, tốc độ tăng trưởng là 2,5%.

Câu 5: Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Nhật Bản đã có những tác động tích cực và tiêu cực:

  • Thuận lợi: gần thị trường rộng lớn, có nguồn lao động dồi dào, năng động, biển không bị đóng băng, nhiều ngư trường, nằm trong khu vực gió mùa, mưa nhiều.
  • Khó khăn: địa hình chủ yếu là đồi núi, đồng bằng nhỏ hẹp, nghèo tài nguyên, tự nhiên lại khắt nghiệt.

Câu 6: Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản:

=> Nhận xét: 1950 – 1973, tăng trưởng với tốc độ “thần kì”, 1990 – 2005, nền tăng trưởng không ổn định và giảm.

Câu 7: Tác dụng của cơ cấu kinh tế hai tầng đối với sự phát triển nền kinh tế Nhật Bản là dễ chuyển đổi mỗi khi nền kinh tế gặp khó khăn, tận dụng được sức lao động tại chỗ, nguồn nguyên liệu, thị trường nhỏ. 

Câu 8: Ngành giao thông đường biển ở Nhật Bản lại có vị trí đặc biệt trong nền kinh tế vì:

  • Là quần đảo với 4 đảo lớn và hàng ngàn đảo nhỏ, đường bờ biển dài, giao lưu chủ yếu bằng đường biến.
  • Nghèo tài nguyên, xuất nhập khẩu hàng hóa và thị trường thế giới.
  • Giao thông vận tải biển là loại hình giao thông có nhiều ưu thế: giá rẻ, chở được hàng nặng,…

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Câu 1: Dựa vào bảng 9.1 ta thấy cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản đang biến động theo xu hướng sau:

*  Giai đoạn 1950 đến 2005, cơ cấu dân số Nhật Bản đang có xu hướng già hóa. Cụ thể là:

- Nhóm tuổi dưới 15 tuổi đang có xu hướng giảm mạnh

- Nhóm tuổi lao động có xu hướng tăng nhẹ

- Nhóm tuổi 65 tuổi trở lên đang có xu hướng tăng nhanh.

=> Tác động của xu hướng đó:

- Dân số ngày càng già hóa, tỉ lệ dân số phụ thuộc tăng lên, áp lực cho xã hội về vấn đề chăm sóc người cao tuổi.

- Chính sự già hóa dân số sẽ khiến cho nguồn nhân lực lao động của Nhật Bản ngày càng cạn kiệt. 

=> Nhật Bản phải thuê nhân công từ các nước khác 

Câu 2: Các đặc điểm của người lao động có tác động đến nền kinh tế xã hội Nhật Bản:

- Nhật Bản được biết đến là đất nước có người dân lao động cần cù, chăm chỉ, có tinh thần trách nhiệm cao, coi trong giáo dục.

=> Chính những đức tính quý báu đó đã trở thành động lực quan trọng để đất nước Nhật Bản phát triển kinh tế.

- Là một nước còn khó khăn về điều kiện tự nhên  cũng như tài nguyên thiên nhiên

=> Sau bao nhiều lần vươn lên rồi bị đánh đổ, Nhật Bản vẫn kiên cường đứng lên và xây dựng lại: Đến nay, Nhật Bản đã trở thành cường quốc kinh tế, tài chính lớn thứ hai trên thế giới.

Câu 4: Quan sát bảng 9.3 ta thấy:

* Giai đoạn 1990 – 2005, tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản không ổn định

- Từ 1990 đến 1995, tốc độ tăng trưởng giảm mạnh ( giảm 3,6%)

- Từ 1995 đến 1997 có xu hướng tăng lên nhẹ ( tăng 0,4%)

- Từ 1997 đến 2001, tốc độ tăng trưởng Nhật Bản dường như tuột dốc, chỉ còn 0,4%.

- Đến năm 2005, nền kinh tế Nhật Bản đã bắt đầu phục hổi trở lại với tốc độ tăng trưởng năm 2005 là 2,5%.

Câu 5: Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Nhật Bản đã có những tác động tích cực và tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế của đất nước này.

* Về thuận lợi:

- Vị trí địa lí : gần thị trường rộng lớn, có nguồn lao động dồi dào, lại nằm trong khu vực kinh tế năng động của thế giới.

- Biển phần lớn không bị đóng băng, lại có nhiều ngư trường lớn với các loại cá phong phú 

=> Thuận lợi để đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

- Khí hậu nằm trong khu vực gió mùa, mưa nhiều và có sự phân hóa. 

=> Giúp cho cơ cấu cây trồng đa dạng.

* Về khó khăn:

- Địa hình chủ yếu là đồi núi, đồng bằng nhỏ hẹp.

- Là nước nghèo tài nguyên khoáng sản.

- Thiên nhiên khắc nghiệt, có hơn 80 ngọn núi lửa hoạt động mỗi năm, có hàng nghìn trận động đất lớn, nhỏ.

Câu 6: Dựa vào bảng 9.3, vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản, giai đoạn 1990 – 2005: 

Nhật Bản (Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế)

* So sánh tốc độ phát triển giai đoạn 1950 – 1973 và 1990 – 2005

- Giai đoạn 1950 – 1973, nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng với tốc độ “thần kì”.

- Giai đoạn 1990 – 2005, nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng không ổn định và giảm so với giai đoạn trước.

Câu 7: Tác dụng của cơ cấu kinh tế hai tầng đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản:

- Các cơ cở sản xuất nhỏ, thủ công rất năng động, dễ chuyển đổi mỗi khi nền kinh tế gặp khó khăn.

- Tận dụng được sức lao động tại chỗ, tạo việc làm cho người lao động, giảm thất nghiệp. 

- Tận dụng được nguồn nguyên liệu ở khắp nơi. 

- Tận dụng được các thị trường nhỏ ở khắp các địa phương trong cả nước.

Câu 8: Ngành giao thông đường biển ở Nhật Bản lại có vị trí đặc biệt trong nền kinh tế vì:

- Đất nước Nhật Bản là quần đảo với 4 đảo lớn và hàng ngàn đảo nhỏ, đường bờ biển dài.

=> Việc giao lưu kinh tế xã hội trong nước và nước ngoài chủ yếu thực hiện bằng đường biển.

- Đất nước nghèo tài nguyên, nền sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa gắn liền với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và thị trường thế giới.

=> Do đó giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt nhằm hỗ trợ cho việc xuất nhập khẩu của Nhật Bản.

- Giao thông vận tải biển là loại hình giao thông có nhiều ưu thế: giá rẻ, chở được hàng nặng, cồng kềnh đi xa, đường giao thông có sẵn.

=> Đỡ tốn chi phí làm đường do đó giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận.

Tìm kiếm google: soan dia ly 11 bai 9 tiet 1 cuc chat, soạn địa lý 11 bài Nhật Bản (Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế)

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com