Soạn địa lý 11 bài 2 trang 10 cực chất

Địa lý 11 bài 2 trang 10 cực chất. Bài học: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn địa lý 11.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Câu 1: Trình bày các biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế dẫn đến những hệ quả gì ?

Câu 2: Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành dựa trên những cơ sở nào?

Câu 3: Xác định các nước thành viên của các tổ chức EU, ASEAN, NAFTA, MERCOSUR trên bản đồ “Các nước trên thế giới”?

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Câu 1: Biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế là thương mại thế giới phát triển nhanh, đầu tư nước ngoài tăng nhanh và thị trường tài chính quốc tế mở rộng, các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.

- Những biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế đã mang lại những hệ quả:

  • Tích cực: sản xuất phát triển, tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ và tăng cường sự hợp tác quốc tế.
  • Tiêu cực: gia tăng nhanh khoảng cách giàu nghèo, phá sản, thất nghiệp.

Câu 2: Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành dựa trên những cơ sở:

  • Phát triển không đều, sức ép cạnh tranh trong các khu vực.
  • Thành lập một mạng lưới liên kết giữa những quốc gia có những nét tương đồng (địa lí, văn hóa, xã hội, chung mục tiêu, lợi ích).

Câu 3: Các nước thành viên của các tổ chức:

  • Bỉ, Đức, Ý, Luxembourg, Pháp, Hà Lan, Anh, Đan Mạch, Ireland, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Áo, Phần Lan, Thụy Điển, Ba Lan, Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Malta, Séc, Síp, Slovakia, Slovenia, Bulgaria, Romania, Croatia… (tổ chức EU).
  • Indonesia, Việt Nam, Lào, Campuchia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Myanma, Brunei (tổ chức ASEAN).
  • Canada, Mĩ và Mexico (tổ chức NAFTA).
  • Argentina, Brazil, Paraguay, Uruguay và Venezuala (tổ chức MERCOSUR).

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Câu 1: Toàn cầu hóa là quá trình liên kết toàn cầu về nhiều mặt từ nền kinh tế đến văn hóa, khoa học…

* Các biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế được biểu hiện rõ ở:

- Thương mại thế giới phát triển nhanh: 

  • Tốc độ tăng trưởng thương mại của thế giới luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới. 
  • Làm cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động hơn.

- Đầu tư nước ngoài tăng nhanh: 

  • Từ năm 1990 đến năm 2004 đầu tư nước ngoài đã tăng lên 7111 tỉ USD. 
  • Lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn.

- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng: 

  • Hàng vạn ngân hàng được kết nối với nhau qua mạng viễn thông điện tử tạo nên một mạng lưới liên kết toàn cầu . 
  • Vai trò của IMF và WB ngày càng lớn trong sự phát triển nền kinh tế toàn cầu.

- Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn:

  • Ngày càng có nhiều công ty xuyên quốc gia và nắm trong tay mình một khối lượng lớn tài sản.

* Những biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế đã mang lại những hệ quả. Cụ thể đó là:

- Về tích cực:

  • Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
  • Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ.
  • Tăng cường sự hợp tác quốc tế.

- Về tiêu cực:

  • Gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo
  • Làm nảy sinh tình trạng phá sản, thất nghiệp trầm trọng.

Câu 2: - Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành dựa trên ba cơ sở chính. Đó là:

1.  Sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trong các khu vực trên thế giới.

2. Những quốc gia có những nét tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội có nhu cầu thành lập một mạng lưới liên kết 

=> Cùng thúc đẩy nhau phát triển.

3. Những quốc gia có chung mục tiêu, lợi ích phát triển liên kết lại với nhau.

Câu 3: Các nước thành viên của các tổ chức EU, ASEAN, NAFTA, MERCOSUR trên bản đồ “Các nước trên thế giới” như sau:

- Các nước thành viên của tổ chức EU gồm có: Bỉ, Đức, Ý, Luxembourg, Pháp, Hà Lan, Anh, Đan Mạch, Ireland, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Áo, Phần Lan, Thụy Điển, Ba Lan, Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Malta, Séc, Síp, Slovakia, Slovenia, Bulgaria, Romania, Croatia…

- Các nước thành viên của tổ chức ASEAN: 

  • Indonesia
  • Việt Nam
  • Lào
  • Campuchia
  • Malaysia
  • Philippines
  • Singapore
  • Thái Lan
  • Myanma
  • Brunei.

- Các nước thành viên của tổ chức NAFTA: 

  • Canada
  • Mexico

- Các nước thành viên của tổ chức MERCOSUR: 

  • Argentina
  • Brazil
  • Paraguay
  • Uruguay
  • Venezuala.
Tìm kiếm google: soan dia ly 11 bai 2 cuc chat, soạn địa lý 11 bài Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com