Soạn địa lý 11 bài 5 tiết 3 trang 28 cực chất

Địa lý 11 bài 5 tiết 3 trang 28 cực chất. Bài học: Một số vấn đề của châu lục và khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn địa lý 11.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Câu 1: Dựa vào hình 5.8, hãy tính lượng dầu thô chênh lệch giữa khai thác và tiêu dùng của từng khu vực?

Câu 2: Nhận xét về hậu quả của các cuộc chiến tranh, xung đột trong khu vực Tây Nam Á đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường.

Câu 3: Tìm trong bảng sau, các quốc gia lớn nhất, nhỏ nhất (về diện tích dân số) ở từng khu vực và xác định vị trí địa li, lãnh thổ của chúng trên bản đồ (hoặc Atlat Địa lí thế giới)

DIỆN TÍCH, DÂN SỐ CÁC QUỐC GIA Ở KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á – NĂM 2005

Tìm trong bảng sau, các quốc gia lớn nhất, nhỏ nhất (về diện tích dân số) ở từng khu vực và xác định vị trí địa li, lãnh thổ của chúng trên bản đồ (hoặc Atlat Địa lí thế giới)

Câu 4: Quan hệ giữa I-xra-en và Pa-le-xtin có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển kinh tế - xã hội của cả hai quốc gia ? Để cùng phát triển, hai nước cần phải làm gì ?

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Câu 1: Lượng dầu thô chênh lệch giữa khai thác và tiêu dùng:

  • Đông Á: 11105,7 nghìn thùng/ngày (Khai thác <Tiêu dùng)
  • Đông Nam Á: 1165,3 nghìn thùng/ngày (Khai thác < Tiêu dùng)
  • Trung Á: 669,8 nghìn thùng/ngày (Khai thác > Tiêu dùng)
  • Tây Nam Á: 15239,4 nghìn thùng/ngày (Khai thác > Tiêu dùng)
  • Đông Âu: 3839,3 nghìn thùng/ngày (Khai thác > Tiêu dùng)
  • Tây Âu: 6721,0 nghìn thùng/ngày (Khai thác < Tiêu dùng)
  • Bắc Mĩ: 14240,4 nghìn thùng/ngày (Khai thác < Tiêu dùng)

Câu 2: Các cuộc chiến tranh, xung đột trong khu vực Tây Nam Á đã gây nên những hậu quả như đe dọa đời sống, môi trường suy thoái, kinh tế giảm sút và mất ổn định chính trị.

Câu 3: Các quốc gia lớn nhất, nhỏ nhất (về diện tích dân số):

- Khu vực Tây Nam Á:

  • Dân số lớn nhất Thổ Nhĩ Kì (72,9 triệu người), nhỏ nhất là Ba-ranh (0,7 triệu người)
  • Diện tích lớn nhất là A-rập Xê-út (2149690 km2), còn nhỏ nhất là Ba-ranh (689 km2)

- Khu vực Trung Á:

  • Dân số: lớn nhất là U-dơ-bê-ki-xtan (26,4 triệu người) còn nhỏ nhất là Mông Cổ (2,6 triệu người)
  • Diện tích lớn nhất là Ca-dắc-xtan (2717301 km2), còn nhỏ nhất là Tát-gi-ki-xtan (143100 km2)

Câu 4: Quan hệ giữa I-xra-en và Pa-le-xtin có ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của cả hai quốc gia:

  • Nền kinh tế của I-xra-en gặp nhiều trở ngại (chi phí chiến tranh cao), Pa-le-xtin kém phát triển (liên tục bị khủng hoảng)
  • Mâu thuẫn giữa người Do thái với người Pa-le-xtin và mâu thuẫn giữa đạo Hồi với đạo Do thái ngày càng tăng và bất ổn về chính trị giữa hai quốc gia

=> Để cùng phát triển hai nước cần phải công nhận tôn trọng chủ quyền của nhau, xóa bỏ đói nghèo, tăng cường dân chủ và bình đẳng.

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Câu 1: Dựa vào hình 5.8, ta có thể tính lượng dầu thô chênh lệch giữa khai thác và tiêu dùng của từng khu vực như sau:

- Đông Á: Dầu thô Khai thác < Dầu thô Tiêu dùng

=> Lượng dầu thô chênh lệch: 11105,7 nghìn thùng/ngày

- Đông Nam Á: Dầu thô Khai thác < Dầu thô Tiêu dùng

=> Lượng dầu thô chênh lệch: 1165,3 nghìn thùng/ngày

- Trung Á: Dầu thô Khai thác > Dầu thô Tiêu dùng

=> Lượng dầu thô chênh lệch: 669,8 nghìn thùng/ngày

- Tây Nam Á: Dầu thô Khai thác > Dầu thô Tiêu dùng

=> Lượng dầu thô chênh lệch: 15239,4 nghìn thùng/ngày

- Đông Âu: Dầu thô Khai thác > Dầu thô Tiêu dùng

=> Lượng dầu thô chênh lệch: 3839,3 nghìn thùng/ngày

- Tây Âu: Dầu thô Khai thác < Dầu thô Tiêu dùng

=> Lượng dầu thô chênh lệch: 6721,0 nghìn thùng/ngày

- Bắc Mĩ: Dầu thô Khai thác < Dầu thô Tiêu dùng

=> Lượng dầu thô chênh lệch: 14240,4 nghìn thùng/ngày

Câu 2: Các cuộc chiến tranh, xung đột trong khu vực Tây Nam Á đã gây nên những hậu quả đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường, cụ thể đó là:

- Đe doạ trực tiếp đời sống nhân dân

- Môi trường bị ảnh hưởng, suy thoái

- Kinh tế quốc gia giảm sút

- Mất ổn định chính trị quốc gia, khu vực và thế giới

Câu 3: Tìm trong bảng “DIỆN TÍCH, DÂN SỐ CÁC QUỐC GIA Ở KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á – NĂM 2005” ta thấy các quốc gia lớn nhất, nhỏ nhất (về diện tích dân số) ở từng khu vực:

* Tại khu vực Tây Nam Á:

- Về diện tích: 

  • Lớn nhất là A-rập Xê-út (2149690 km2)
  • Nhỏ nhất là Ba-ranh (689 km2)

- Về dân số: 

  • Lớn nhất là Thổ Nhĩ Kì (72,9 triệu người)
  • Nhỏ nhất là Ba-ranh (0,7 triệu người)

* Tại khu vực Trung Á:

- Về diện tích:

  • Lớn nhất là Ca-dắc-xtan (2717301 km2)
  • Nhỏ nhất là Tát-gi-ki-xtan (143100 km2)

- Về dân số: 

  • Lớn nhất là U-dơ-bê-ki-xtan (26,4 triệu người) 
  • Nhỏ nhất là Mông Cổ (2,6 triệu người)

Câu 4: Quan hệ giữa I-xra-en và Pa-le-xtin đã có ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của cả hai quốc gia. Đó là:

* Về kinh tế:

- Nền kinh tế của I-xra-en gặp nhiều trở ngại trong phát triển kinh tế 

=> Chi phí cao cho các cuộc chiến tranh, xung đột với các nước  A-rập trong đó có Pa-le-xtin.

- Nền kinh tế của Pa-le-xtin kém phát triển, Liên hợp quốc thường xuyên phải trợ giúp

=> Liên tục bị khủng hoảng 60% dân số sống nghèo khó

* Về xã hội:

- Mâu thuẫn giữa người Do thái với người Pa-le-xtin và mâu thuẫn giữa đạo Hồi với đạo Do thái ngày càng tăng…

- Tình trạng bất ổn về chính trị giữa hai quốc gia này.

* Để cùng phát triển hai nước cần phải:

- Công nhận và tôn trọng chủ quyền của nhau.

- Xóa bỏ tình trạng đói nghèo, tăng cường dân chủ

- Bình đẳng trong phát triển kinh tế - xã hội.

Tìm kiếm google: soan dia ly 11 bai 5 tiet 3 cuc chat

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net