[toc:ul]
Câu hỏi giữa bài
Câu 1: Tình hình Nhật Bản trong những năm 1918 – 1929 có những điểm gì nổi bật?
Câu 2: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã tác động đến nước Nhật như thế nào?
Câu 3: Vì sao Nhật Bản đánh chiếm Trung Quốc?
Câu hỏi cuối bài
Câu 1: Nêu ngắn gọn các giai đoạn phát triển chính của nước Nhật trong những năm 1918 – 1939?
Câu 2: Qúa trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản diễn ra như thế nào?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1: Tình hình Nhật Bản trong những năm 1918 – 1929 có những điểm nổi bật:
Câu 2: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã tác động đến nước Nhật:
=> Nông dân phá sản, công nhân thất nghiệp, mâu thuẩn, đấu tranh bùng nổ.
Câu 3: Nhật Bản đánh chiếm Trung Quốc vì Nhật muốn thực hiện tham vọng phạm vi ảnh hưởng của đế quốc Nhật ở vùng Đông Bắc Á và đang thiếu nguyên liệu và thị trường tiêu thụ -> Trung Quốc rộng lớn, dân cư đông đúc.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1: Các giai đoạn phát triển chính của nước Nhật trong những năm 1918 – 1939:
Câu 2: Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản: thông qua việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1: Tình hình Nhật Bản trong những năm 1918 – 1929 có những điểm nổi bật là:
* Về kinh tế:
- Sau thế chiến tranh thế giới thứ nhất, kinh tế Nhật Bản phát triển nhưng ngắn ngủi hơn các nước Tây Âu.
- Sau cuộc khủng hoảng 1920 – 1921 đến năm 1926 kinh tế Nhật Bản mới ổn định.
- Năm 1927, Nhật lại rơi và tình trạng khủng hoảng kinh tế.
- Nền kinh tế Nhật Bản phát triển chủ yếu dựa vào xuất khẩu hàng hóa và nhập khẩu nguyên liệu nên khó khăn trong cạnh tranh với Mĩ và Tây Âu.
* Về xã hội:
- Xã hội không ổn định, các chính phủ thay nhau liên tiếp
- Mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt, công nhân thất nghiệp ngày càng tăng, nông dân bị bần cùng hóa, nổi dậy đấu tranh.
Câu 2: Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 tới Nhật Bản là:
- Kinh tế giảm sút nghiêm trọng nhất là nông nghiệp.
- Sản lượng công nghiệp năm 1931 giảm 32,5%
- Thị trường trong nước và ngoài nước bị thu hẹp
- Đồng yên sụt giảm nghiêm trọng
- Khủng hoảng kinh tế đẩy mạnh quá trình tập trung sản xuất, tăng cường quyền lực của các tập đoàn tư bản lớn.
* Dẫn đến những hậu quả:
- Nông dân phá sản, công nhân thất nghiệp.
-> xã hội mâu thuẫn và cuộc đấu tranh của nhân dân bùng nổ quyết liệt.
Câu 3: Nhật Bản đánh chiếm Trung Quốc vì hai lí do chính:
1. Nhật muốn thực hiện tham vọng phạm vi ảnh hưởng của đế quốc Nhật ở vùng Đông Bắc Á, một vùng có ý nghĩa chiến lược.
2. Nhật đang thiếu nguyên liệu và thị trường tiêu thụ, trong khi đó Trung Quốc rộng lớn, dân cư đông đúc.
=> Vì vậy, nhằm đáp ứng những điều đó, Trung Quốc đã trở thành đối tượng Nhật muốn chiếm, đặc biệt là vùng Đông Bắc.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1: Các giai đoạn phát triển chính của nước Nhật trong những năm 1918 – 1939:
* Giai đoạn 1918 – 1929:
- Từ năm 1918 – 1923, Nhật bước vào thời kì ổn định tạm thời và phát triển bấp bênh.
=> Nhiều phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân bùng nổ.
- Từ 1924 – 1929: Kinh tế và chính trị Nhật Bản đều ổn định, song đã bắt đầu nảy sinh mầm mống của khủng hoảng.
* Giai đoạn 1929 – 1939:
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế Nhật Bản.
- Nhật thực hiện quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, thực hiện chính sách đối nối phản động và đối ngoại hiếu chiến.
- Phong trào đấu tranh chủ nghĩa quân phiệt ở Nhật diễn ra sôi nổi rộng khắp.
Câu 2: Qúa trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản diễn ra như sau:
- Ở Nhật do đã có sẵn chế độ chuyên chế Thiên Hoàng nên quá trình quân phiệt hóa diễn ra thông qua việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa.
-> Quá trình này kéo dài trong những năm 30 của thế kỉ XX do có những mâu thuẫn giữa phái trẻ và phái già.
=> Cuộc đấu tranh diễn ra quyết liệt, cuối cùng phái già giành thế thắng
- Từ năm 1937, giới cầm quyền Nhật đã chấm dứt cuộc đấu tranh nội bộ, tập trung vào quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.
- Cùng với việc quân phiệt hóa bố máy nhà nước, tăng cường chạy đua vũ trang, giới cầm quyền Nhật Bản đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc.