Soạn lịch sử 11 bài 5 trang 26 cực chất

Giải lịch sử 11 bài 5 trang 26 cực chất. Bài học: Châu Phi và khu vực Mĩ La Tinh – Thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn lịch sử 11.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC

Câu 1: Hãy trình bày những cuộc đấu tranh tiêu biểu chống thực dân của nhân dân châu Phi?

Câu 2: Dựa vào lược đồ hình 13 hãy nêu kết quả của cuộc đấu tranh giành độc lập ở khu vực Mĩ La Tinh đầu thế kỉ XIX?

CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Hãy trình bày những nét lớn của lịch sử Châu Phi thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

Câu 2: Lập niên biểu cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Mĩ La Tinh đầu thế kỉ XIX theo thứ tự: Thời gian, tên nước,năm giành độc lập?

Câu 3: Chính sách bành trướng của Mĩ đối với khu vực Mĩ La Tinh biểu hiện như thế nào?

Câu 4: Chủ nghĩa thực dân đã xâm lược và thông trị châu Phi và Mỹ Latinh như thế nào?

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC

Câu 1: Những cuộc đấu tranh tiêu biểu chống thực dân của nhân dân châu Phi:

  • Cuộc đấu tranh của Áp-đen Ca-đê ở Angiêri (1830 – 1874) -> Pháp mất nhiều thập niên mới chinh phục được nước này.
  • Phong trào “Ai Cập trẻ” do Atmet Arabi lãnh đạo (1879 – 1882) -> đến 1882 các đế quốc mới ngăn chặn được phong trào.
  • Mu-ha-met At-mét đã lãnh đạo nhân dân Xu-Đăng chống thực dân Anh (1882 – 1898) -> 1898 thất bại.
  • Kháng chiến chống thực dân Italia (1889) -> 01/3/1896 Italia thất bại, Êtiôpia giữ được độc lập.

Câu 2: Kết quả của cuộc đấu tranh giành độc lập ở khu vực Mĩ La Tinh đầu thế kỉ XIX: có các nước đã lần lượt tuyên bố độc lập:

  • Mê hi cô (1821), Áchentina (1816), Urugoay (1828), Paragoay (1828), Braxin (1822), Pê-ru (1821), Colômbia (1830), Ecuađo (1830).

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Những nét lớn của lịch sử Châu Phi thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:

  • Từ giữa thế kỉ XIX thực dân châu Âu bắt đầu xâm lược châu Phi -> những năm 70, 80 của thế kỉ XIX, sau khi hoàn thành kênh đào Xuy-ê, các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi -> Đầu thế kỉ XX việc phân chia thụôc địa giữa các đế quốc ở châu Phi căn bản đã hoàn thành.

Câu 2: Niên biểu cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Mĩ La Tinh đầu thế kỉ XIX:

 

Thời gianTên nướcKết quả
Cuối XVIIIỞ Haiti bùng nổ cuộc đấu tranh (1791) chống Pháp  dưới sự lãnh đạo của Tút-xanh Lu-véc-tuy-a.

Năm 1803 thắng lợi

Haiti thành nước cộng hòa da đen đầu tiên ở Nam Mĩ

Cổ vũ phong trào đấu tranh ở Mĩ La-tinh 

20 năm đầu thế kỉ XXPhong trào đấu tranh nổ ra sôi nổi, quyết liệt ,các quốc gia độc lập ở Mĩ La-tinh lần lượt hình thành. 

Các quốc gia độc lập ra đời :

+ Mê hi cô : 1821

+ Áchentina : 1816

+ Urugoay: 1828         

+ Paragoay: 1811

+ Braxin: 1822

+ Pê-ru: 1821

+ Colômbia: 1830

+ Ecuađo: 1830

Câu 3: Chính sách bành trướng của Mĩ đối với khu vực Mĩ La Tinh biểu hiện:

  • 1933, Tổng thống Mĩ F. Ru - dơ - ven đưa ra chính sách "láng giềng thân thiện" 
  • Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Mĩ tìm cách biến Mĩ la tinh thành "sân sau" của mình -> gây sức ép buộc các nước Mĩ la tinh chấp nhận kế hoạch "Cô - lay - tơn".
  • Ép các nước Mĩ la tinh tham gia hàng loạt các hiệp ước quân sự với sự khống chế chặt chẽ.

Câu 4: Chủ nghĩa thực dân đã xâm lược và thông trị châu Phi và Mỹ Latinh: 

  • Xâm lược và thông trị châu Phi: Từ giữa thế kỉ XIX thực dân châu Âu bắt đầu xâm lược châu Phi -> những năm 70, 80 của thế kỉ XIX, sau khi hoàn thành kênh đào Xuy-ê, các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi -> Đầu thế kỉ XX việc phân chia thụôc địa giữa các đế quốc ở châu Phi căn bản đã hoàn thành.
  • Xâm lược và thông trị Mỹ- latinh: đầu thế kỉ XIX, đa số các nước Mĩ La-tinh đều là thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha -> Sau khi chiếm được Mĩ-latinh, chủ nghĩa thực dân thiết lập chế độ thống trị phản động, dã man, tàn khốc (đuổi cư dân bản địa, chiếm đất đai, đưa người Châu Phi sang để khai thác tài nguyên).

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC

Câu 1: Những cuộc đấu tranh tiêu biểu chống thực dân của nhân dân châu Phi:

1. Từ 1830 – 1874  diễn ra cuộc đấu tranh của Áp-đen Ca-đê ở Angiêri thu hút đông đảo lực lượng tham gia

=> Kết quả: Pháp mất nhiều thập niên mới chinh phục được nước này.

2. Từ 1879 – 1882, Ai Cập Atmet Arabi lãnh đạo phong trào “Ai Cập trẻ”

=> Kết quả: Năm 1882 các đế quốc mới ngăn chặn được phong trào

3. Từ 1882 – 1898, Mu-ha-met At-mét đã lãnh đạo nhân dân Xu-Đăng chống thực dân Anh

=> Kết quả: Năm 1898 phong trào bị đàn áp đẫm máu nên  thất bại

4. Năm 1889, Nhân dân Ê-ti-ô-pi-a tiến hành kháng chiến chống thực dân Italia.

=> Kết quả: Ngày 01/3/1896 Italia thất bại, Êtiôpia giữ được độc lập. Cùng với Libêria là những nước châu Phi giữ được độc lập ở cuối thế kỉ XIX đến XX.

Câu 2: Dựa vào lược đồ hình 13, ta thấy kết quả của cuộc đấu tranh giành độc lập ở khu vực Mĩ La Tinh đầu thế kỉ XIX như sau:

- Sau những cuộc đấy tranh giành độc lập, vào đầu thế kỉ XIX, các nước ở khu vực Mĩ La Tinh  đã thu lại được những thành quả to lớn. 

- Các đã lần lượt tuyên bố độc lập. Cụ thể dựa vào bản đồ hình 13 ta có thể liệt kê được:

  • 1821 :Mê hi cô
  • 1816: Áchentina
  • 1828: Urugoay
  • 1811: Paragoay
  • 1822: Braxin
  • 1821: Pê-ru
  • 1830: Colômbia
  • 1830: Ecuađo 

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Những nét lớn của lịch sử Châu Phi thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:

- Từ giữa thế kỉ XIX thực dân châu Âu bắt đầu xâm lược châu Phi.

- Vào những năm 70, 80 của thế kỉ XIX, sau khi hoàn thành kênh đào Xuy-ê, các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi.

  • Anh chiếm: Nam Phi, Ai Cập, Đông Xu-đăng, một phần Đông Phi, Kênia, Xômali, Gam-bi-a.
  • Pháp chiếm: Tây Phi, miền xích đạo châu Phi, Ma-đa-ga-xca, một phần Xô-ma-li, An-giê-ri, Tuy-ni-di, Xa-ha-ra.
  • Đức: Camôrun, Tôgô, Tây Nam Phi, Tadania,
  • Bỉ chiếm. Công gô                                  
  • Bồ Đào Nha: Mô-dam Bích, Ănggôla và một phần Ghinê

=> Đầu thế kỉ XX việc phân chia thụôc địa giữa các đế quốc ở châu Phi căn bản đã hoàn thành.

Câu 2: Niên biểu cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Mĩ La Tinh đầu thế kỉ XIX theo thứ tự: Thời gian, tên nước,năm giành độc lập

Thời gianTên nướcKết quả
Cuối XVIIIỞ Haiti bùng nổ cuộc đấu tranh (1791) chống Pháp  dưới sự lãnh đạo của Tút-xanh Lu-véc-tuy-a.

Năm 1803 thắng lợi

Haiti thành nước cộng hòa da đen đầu tiên ở Nam Mĩ

Cổ vũ phong trào đấu tranh ở Mĩ La-tinh 

20 năm đầu thế kỉ XXPhong trào đấu tranh nổ ra sôi nổi, quyết liệt ,các quốc gia độc lập ở Mĩ La-tinh lần lượt hình thành. 

Các quốc gia độc lập ra đời :

+ Mê hi cô : 1821

+ Áchentina : 1816

+ Urugoay: 1828         

+ Paragoay: 1811

+ Braxin: 1822

+ Pê-ru: 1821

+ Colômbia: 1830

+ Ecuađo: 1830

Câu 3: Chính sách bành trướng của Mĩ đối với khu vực Mĩ La Tinh biểu hiện như sau: 

- Năm 1933, Tổng thống Mĩ F. Ru - dơ - ven đưa ra chính sách "láng giềng thân thiện" mở đầu thời kì thực dân mới ở Mĩ la tinh.

- Sau chiến tranh thế giới thứ 2, với ưu thế về quân sự, Mĩ đã tìm cách biến Mĩ la tinh thành "sân sau" của mình. 

-> Mĩ gây sức ép buộc các nước Mĩ la tinh chấp nhận kế hoạch "Cô - lay - tơn" - còn gọi là "hiến chương kinh tế của Châu Mĩ" với nội dung tự do buôn bán, đầu tư, mở xí nghiệp, tạo điều kiện cho tư bản Mĩ xâm nhập rộng rãi vào các nước Mĩ la tinh.

- Mĩ còn ép các nước Mĩ la tinh tham gia hàng loạt các hiệp ước quân sự với sự khống chế chặt chẽ của Mĩ như:

  • Hiệp ước phòng thủ chung Tây bán cầu (1947)
  • Hiệp ước quân sự tay đôi (1952)
  • Hiệp ước chống cộng đồng (1954)...

- Do chính sách của Mĩ, các nước Mĩ la tinh tuy hình thức là các nước cộng hòa độc lập, nhưng thực tế là thuộc địa kiểu mới của Mĩ.

=> Tất cả những điều nói trên chính là những chính sách biểu hiện sự bành trướng của Mĩ với các nước Mĩ la tinh. Sau này, ở Mĩ la tinh dây lên phong trào dân chủ chống đế quốc và có giai đoạn được ví như "lục địa bùng cháy"

Câu 4: Chủ nghĩa thực dân đã xâm lược và thông trị châu Phi và Mỹ Latinh như sau: 

* Chủ nghĩa thực dân đã xâm lược và thông trị châu Phi:

- Từ giữa thế kỉ XIX thực dân châu Âu bắt đầu xâm lược châu Phi.

- Vào những năm 70, 80 của thế kỉ XIX, sau khi hoàn thành kênh đào Xuy-ê, các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi.

  • Anh chiếm: Nam Phi, Ai Cập, Đông Xu-đăng, một phần Đông Phi, Kênia, Xômali, Gam-bi-a.
  • Pháp chiếm: Tây Phi, miền xích đạo châu Phi, Ma-đa-ga-xca, một phần Xô-ma-li, An-giê-ri, Tuy-ni-di, Xa-ha-ra.
  • Đức: Camôrun, Tôgô, Tây Nam Phi, Tadania,
  • Bỉ chiếm. Công gô                                   
  • Bồ Đào Nha: Mô-dam Bích, Ănggôla và một phần Ghinê

=> Đầu thế kỉ XX việc phân chia thụôc địa giữa các đế quốc ở châu Phi căn bản đã hoàn thành.

* Chủ nghĩa thực dân đã xâm lược và thông trị Mỹ- latinh:

- Vào đầu thế kỉ XIX, đa số các nước Mĩ La-tinh đều là thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.

- Sau khi chiếm được Mĩ-latinh, chủ nghĩa thực dân đã thiết lập chế độ thống trị phản động, dã man, tàn khốc:

  • Tàn sát dồn đuổi cư dân bản địa, chiếm đất đai lập đồn điền
  • Đưa người Châu Phi sang để khai thác tài nguyên như vàng và bạc, người ta còn chở từ châu Mĩ về Tây Ban Nha đường, ca cao, gỗ, đá quý, ngọc trai, cánh kiến, thuốc lá, bông... 
Tìm kiếm google: soan lich su 11 bai 5 cuc chat, soạn lịch sử 11 bài Châu Phi và khu vực Mĩ La Tinh – Thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net