[toc:ul]
Câu hỏi giữa bài
Câu 1: Nêu tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX, trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp?
Câu 2: Những hành động nào chứng tỏ thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam?
Câu 3: Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên?
Câu 4: Em có nhận xét gì về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào năm 1858?
Câu 5: Âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công Gia Định là gì?
Câu 6: Hiệp ước Nhâm Tuất giữa Pháp và triều đình Huế (5/6/1862) được kí kết trong hoàn cảnh nào? Nêu nội dung cơ bản của hiệp ước Nhâm Tuất?
Câu 7: Em có suy nghĩ gì về hành động của Trương Định sau hiệp ước 1862?
Câu 8: Ba tỉnh miền Tây Nam Kì đã rơi vào tay Pháp như thế nào?
Câu 9: Nêu những đặc điểm của cuộc kháng chiến chống Pháp ở ba tỉnh miền Tây Nam Kì sau năm 1867?
Câu hỏi cuối bài
Câu 1: Quan sát lược đồ hình 52, xác định địa bàn hoạt động của nghĩa quân Trương Định và tường thuật ngắn gọn diễn biến của cuộc khởi nghĩa này?
Câu 2: Thông qua bài học, hãy nêu nhận xét về tinh thần chống Pháp của vua quan triều đình nhà Nguyễn?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1: Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX, trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp:
Câu 2: Những hành động chứng tỏ thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam: bằng con đường buôn bán và truyền đạo:
Câu 3: Thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên vì:
Câu 4: Nhận xét về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào năm 1858:
Câu 5: Âm mưu của thực dân Pháp khi chọn Gia Định là điểm tấn công:
Câu 6: Hiệp ước Nhâm Tuất giữa Pháp và triều đình Huế (5/6/1862):
Câu 7: Suy nghĩ về hành động của Trương Định sau hiệp ước 1862:
=> Trương Định xứng đáng là tấm gương sáng cho mọi người dân Việt Nam khâm phục và noi theo.
Câu 8: Ba tỉnh miền Tây Nam Kì đã rơi vào tay Pháp:
-> Trong vòng 5 ngày (20 - 24/6/1867) thực dân Pháp đã chiếm gọn ba tỉnh miền Tây Nam Kì: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên mà không tốn một viên đạn.
Câu 9: Những đặc điểm của cuộc kháng chiến chống Pháp ở ba tỉnh miền Tây Nam Kì sau năm 1867:
Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1: Địa bàn hoạt động của nghĩa quân Trương Định và tường thuật ngắn gọn diễn biến của cuộc khởi nghĩa:
Câu 2: Tình thần chống Pháp của vua quan triều đình nhà Nguyễn: không thực sự quyết tâm, hèn nhát, quay mặt với nhân dân, thậm chí phản đối các cuộc kháng chiến của nhân dân => khiến cho nhân dân ngày càng phẫn nộ hơn
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1: Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX, trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp:
- Vào giữa thế kỉ XIX, trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là nước độc lập, kinh tế có những bước phát triển, nhưng đã bộc lộ những suy yếu.
- Thời nhà Nguyễn, kinh tế công, nông thương nghiệp sa sút.
=> Nhà Nguyễn thực hiện đường lối đối ngoại thiên cận khiễn cho Việt Nam bị cô lập
- Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra.
- Khả năng phòng thủ đất nước giảm sút, quốc phòng yếu kém đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc chống lại sự xâm lược của tư bản phương Tây.
Câu 2: Những hành động chứng tỏ thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam là:
- Tư bản phương Tây và Pháp nhòm ngó Việt Nam từ rất sớm, bằng con đường buôn bán và truyền đạo.
- Tư bản Pháp đã lợi dụng đạo Thiên Chúa như một công cụ xâm lược.
-> Giám mục Bá Đa Lộc đã chớp cơ hội cho tư bản Pháp can thiệp vào Việt Nam khi Nguyễn Ánh cầu cứu các thế lực nước ngoài giúp giành lại quyền lực bằng Hiệp ước Véc-xai 1789.
- Giữa thế kỉ XIX, Pháp tiến nhanh trên con đường công nghiệp hoá, tìm cách tiến đánh Việt Nam để tranh giành ảnh hưởng với Anh ở khu vực Châu Á .
- Năm 1857, Na-pô-lê-ông III lập ra Hội đồng Nam Kì để bàn cách can thiệp vào nước ta, đồng thời tích cực xâm chiếm Việt Nam.
=> Việt Nam đứng trước nguy cơ bị xâm lược.
Câu 3: Thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên vì:
* Đà Nẵng lúc bấy giờ là một địa phận của tỉnh Quảng Nam
- Là một cảng lớn, là đầu mối giao thông từ Bắc vào Nam và từ Đông sang Tây.
- Đà Nẵng lại gần kinh thành Huế.
* Thực dân Pháp đánh Đà Nẵng đầu tiên nhằm mục đích:
- Đánh chiếm một căn cứ quan trọng để trên cơ sở đó làm bàn đạp đánh vào nam và đánh ra Bắc
- Nhanh chóng tấn công kinh thành Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh cuộc chiến tranh xâm lược của chúng đối với nước ta.
Câu 4: Nhận xét về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào năm 1858:
- Qua cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1858 cho thất nhân dân ta cùng triều đình đã anh dũng đứng lên đánh giặc.
- Làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp, buộc chúng phải chuyển sang kế hoạch chinh phục từng gói nhỏ”.
- Tuy nhiên, trong quá trình kháng chiến, triều đình nhà Nguyễn đã nặng nề về phòng thủ, bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh Pháp.
- Trong khi đó, nhân dân ta luôn sục sôi khí thế đánh giặc, luôn sẵn sàng với tinh thần tích cực, chủ động và tự nguyện đứng lên kháng chiến.
Câu 5: Âm mưu của thực dân Pháp khi chọn Gia Định là điểm tấn công:
- Gia Định xa Trung Quốc sẽ tránh được sự can thiệp của nhà Thanh.
- Xa kinh đô Huế sẽ tránh được sự tiếp viện của triều đình Huế.
- Chiếm được Gia Định coi như là chiếm được kho lúa gạo của triều đình Huế, gây khó khăn cho triều đình.
- Đánh xong Gia Định sẽ theo đường sông Cửu Long, đánh ngược lên Campuchia (Cao Miên) làm chủ lưu vực sông Mê Kông.
- Pháp nhận định "Sài Gòn có triển vọng trở thành trung tâm của một nền thương mại lớn - xứ này giàu sản vật, mọi thứ đều đầy rẫy".
- Hơn nữa lúc này người Pháp phải hành động gấp vì tư bản Anh sau khi chiếm Singapo và Hương cảng cũng đang ngấp nghé chiếm Sài Gòn để nối liền cửa biển quan trọng trên.
=> Chính vì vậy, sau khi kế hoạch “Đánh nhanh thắng nhanh” thất bại ở Đà Nẵng, thực dân Pháp đã chuyển sang chinh phục “từng gói nhỏ” với hướng tấn công vào Gia Định.
Câu 6: Hiệp ước Nhâm Tuất giữa Pháp và triều đình Huế (5/6/1862) được kí kết:
* Hoàn cảnh kí hiệp ước Nhâm Tuất:
- Tháng 02/1861, Pháp tấn công Đại Đồn Chí Hoà, quân ta kháng cự quyết liệt nhưng do hỏa lực địch quá mạnh, Nguyễn Tri Phương buộc phải rút lui.
- Pháp thừa thắng đánh chiếm Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.
- Phong trào kháng chiến của nhân dân dâng cao, Pháp đang vô cùng bối rối thì triều Nguyễn đã kí với Pháp bản hiệp ước Nhâm Tuất (05/06/1862) gồm 12 điều khoản.
* Nội dung hiệp ước Nhâm Tuất 5-6-1862
- Về lãnh thổ:
- Về thông thương: mở 3 cửa biển Đà Nẵng ,Ba Lạt ,Quảng Yên cho Pháp vào tự do buôn bán .
- Về chiến phí: bồi thường cho Pháp 288 vạn lạng bạc .
- Về truyền giáo: cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô và bãi bỏ lệnh cấm đạo
Câu 7: Suy nghĩ về hành động của Trương Định sau hiệp ước 1862:
- Khi triều đình Huế kí hiệp ước Nhâm Tuất với Pháp đã làm cho nhân dân vô cùng bất bình.
- Trong khi các cuộc kháng chiến chống Pháp và triều đình đầu hàng, nổi lên cuộc khởi nghĩa của Trương Định.
- Những hành động này thể hiện lòng yêu nước, thể hiện tinh thần kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm, không chấp nhận thái độ mù quáng của triều đình Huế.
- Hành động của Trương Định được nhân dân ủng hộ và họ quyết tâm đi theo ngọn cờ “ Bình Tây Đại nguyên soái”.
- Với tài thao lược và ý chí đấu tranh, khí tiết của người chiến sĩ yêu nước, Trương Định xứng đáng là tấm gương sáng cho mọi người dân Việt Nam khâm phục và noi theo.
Câu 8: Ba tỉnh miền Tây Nam Kì đã rơi vào tay Pháp:
- Chiếm xong ba tỉnh miền Đông Nam Kì, Pháp tiếp tục mở rộng địa bàn chiếm đóng.
- Năm 1863, chúng đặt nền bảo hộ ở Cam-pu-chia. Sau đó chúng yêu cầu triều đình Huế giao nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kì.
- Ngày 20/6/1867, quân Pháp kéo đến trước thành Vĩnh Long, ép Phan Thanh Giản phải nộp thành không điều kiện.
=> Trong vòng 5 ngày (từ ngày 20 đến 24/6/1867) thực dân Pháp đã chiếm gọn ba tỉnh miền Tây Nam Kì: Vĩnh Lonh, An Giang, Hà Tiên mà không tốn một viên đạn.
Câu 9: Những đặc điểm của cuộc kháng chiến chống Pháp ở ba tỉnh miền Tây Nam Kì sau năm 1867:
- Sau khi đã chiếm xong ba tỉnh miền Đông Nam Kì, Pháp tiếp tục mở rộng địa bàn chiếm đóng.
- Năm 1863, chúng đặt nền bảo hộ ở Cam – pu- chia.
- Sau đó, chúng yêu cầu triều đình Huế giao nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kì.
- Ngày 20/6/1867, quân Pháp kéo đến trước thành Vĩnh Long, ép Phan Thanh Giản phải nộp thành không điều kiện.
=> Trong vòng 5 ngày (Từ ngày 20 – 24/6/1867, thực dân Pháp đã chiếm gọn 3 tỉnh miền Tây Nam Kì: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên mà không tốn một viên đạn.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1: Quan sát lược đồ hình 52, xác định địa bàn hoạt động của nghĩa quân Trương Định và tường thuật ngắn gọn diễn biến của cuộc khởi nghĩa này:
* Địa bàn hoạt động của nghĩa quân:
- Trương Định tổ chức lại lực lượng, triển khai tác chiến trong các vùng Gò Công, Tân An, Mỹ Tho, Chợ Lớn, Sài Gòn, Đồng Tháp Mười và kéo dài đến tận biên giới Campuchia.
* Diễn biến của cuộc khởi nghĩa:
- Ngày 16 tháng 12 năm 1862, Trương Định đã ra lệnh tấn công các vị trí của quân Pháp ở cả ba tỉnh miền Đông Nam Bộ, đẩy Pháp vào tình thế lúng túng, bị động.
- Tháng 2 năm 1863, nhờ có viện binh, Pháp phản công tại Biên Hòa, Chợ Lớn, bao vây Gò Công.
- Ngày 26 tháng 2 năm 1863, Pháp đánh chiếm thành trì, ông thoát khỏi vòng vây và kéo quân về Biên Hòa.
- Tháng 9 năm 1863, tướng Pháp mở cuộc càn quét thứ hai, bắt được vợ con và một số tùy tùng của Trương Định.
=> Khởi nghĩa kết thúc.
Câu 2: Thông qua bài học, ta có nhận xét về tinh thần chống Pháp của vua quan triều đình nhà Nguyễn:
- Qua bài học ta thấy, tinh thần kháng chiến chống Pháp của vua quan triều đình nhà Nguyễn không thực sự quyết tâm.
- Nếu như lúc đẩy vua quan triều đình nhà Nguyễn tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp, biết hợp tác với nhân dân, được nhân dân ủng hộ thì về sau vua quan triều đình nhà Nguyễn lại hèn nhát, quay mặt với nhân dân, thậm chí phản đối các cuộc kháng chiến của nhân dân để đi thương lượng và nhượng bộ với Pháp từ lần này đến lượt khác.
=> Chính thái độ đó của triều Nguyễn đã khiến cho nhân dân ngày càng phẫn nộ hơn.