Soạn lịch sử 11 bài 21 trang 125 cực chất

Giải lịch sử 11 bài 21 trang 125 cực chất. Bài học: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn lịch sử 11.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Câu hỏi giữa bài

Câu 1: Phong trào Cần Vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào?

Câu 2: Tóm lược diễn biến 2 giai đoạn của phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX và rút ra đặc điểm của mỗi giai đoạn?

Câu 3: Trình bày diễn biến chính của khởi nghĩa Bãi Sậy?

Câu 4: Mô tả cấu trúc của căn cứ Ba Đình? Trình bày diễn biến của khơi nghĩa Ba Đình?

Câu 5: Tại sao khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

Câu 6: Tóm lược các giai đoạn phát triển của cuộc khởi nghĩa Yên Thế từ năm 1884 đến năm 1913?

Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1: Cách tổ chức và chiến đấu của nghĩa quân Bãi Sậy có những điểm gì khác với nghĩa quân Ba Đình?

Câu 2: Lập bảng hệ thống kiến thức về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương theo mẫu sau?

Câu 3: Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm nào khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương chống Pháp?

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1: Phong trào Cần Vương bùng nổ trong hoàn cảnh:

  • Sau hai hiệp ước Hác – măng và Pa-tơ-nốt, thực dân Pháp và hoàn thành cơ bản về cuộc xâm lược Việt Nam -> Phong trào chống Pháp của nhân dân ta tiếp tục phát triển, Tôn Thất Thuyết đứng đầu mạnh tay hành động (phái chủ chiến) -> Cuộc phản công kinh thành Huế 5/4/1885 thất bại.

=> Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Ngày 13/7/1885 lấy danh nghĩa Hàm Nghi. Hạ chiếu Cần vương, kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước.

Câu 2:  Diễn biến 2 giai đoạn của phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX: 

  • 1885 - 1888: lãnh đạo là Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, văn thân, sĩ phu yêu nước, với đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số; Địa bàn khắp Bắc và Trung Kì (khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng, Đề đốc Tạ Hiện, Nguyễn Thiện Thuật,…) -> Cuối 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc, cự tuyệt mọi sự dụ dỗ, chịu án lưu đày sang An-giê-ri (Bắc Phi).
  • 1888 - 1896: lãnh đạo là văn thân, sĩ phu yêu nước, địa bàn hoạt động thu hẹp, chuyển trọng tâm hoạt động lên vùng trung du và miền núi (khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Cao Điển và Tống Duy Tân lãnh đạo, khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo….) -> 1896, phong trào Cần Vương chấm dứt.

Câu 3: Diễn biến chính của khởi nghĩa Bãi Sậy:

  • 1885 - 1887, xây dựng căn cứ Bãi Sậy, tỏa ra hoạt động ở đồng bằng, khống chế các tuyến giao thông đường bộ, đường sông Thái Bình, sông Hồng, sông Đuống -> tổ chức thành những phân đội nhỏ từ 10 – 15 người, trà trộn vào dân để hoạt động.
  • 1888, bước vào chiến  đấu quyết liệt, Pháp xây dựng hệ thống đồn bốt dày đặc, “dùng người Việt trị người Việt” -> Quân ta di chuyển linh hoạt, đánh thắng một số trận lớn, đặc biệt là trận Liêu Trung, tiêu diệt được chỉ huy của Pháp.

Câu 4: Căn cứ Ba Đình:

  • Cấu trúc của căn cứ điểm Ba Đình: được xây dựng ở Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê. Bao bọc xung quanh là lũy tre dày đặc, hệ thống hào rộng -> lớp thành đất cao 3m, chân thành rộng 8-10m, trên thành có các lỗ châu mai -> phía trong thành có hệ thống giao thông hào để vận động và tiếp tế, những nơi xung yếu đều có công sự vững chắc. Các ngôi đình của ba làng được biến thành các chốt đóng quân, nối với nhau bằng hệ thống giao thông hào, có thể hỗ trợ nhau.
  • Diễn biến của trận Ba Đình: 12/1886 - 1/1887 giặc Pháp mở cuộc tấn công vào quy mô vào căn cứ ->  12/1886, Pháp tập trung 500 quân, mở cuộc tấn công vào căn cứ Ba Đình, thất bại -> 6/1/1887, Đại tá Brít – xô chỉ huy tấn công vào Ba Đình -> hai bên đều bị thương vong rất nhiều -> 20/1/1887, nghĩa quân đã mở đường máu rút lên Mã Cao -> Sáng 21/1/1887, chiếm được căn cứ, Pháp điên cuồng đốt phá, ra lệnh xóa tên ba làng Thượng Thọ, Mậu Thịnh, Mĩ Khê 

=> Nghĩa quân phải rút về Ma Cao, cầm cự một thời gian, rồi bị đẩy vào miền Tây Thanh Hóa và sát nhập vào đội quân của Cầm Bá Thước.

Câu 5: Khởi nghĩa Hương Khê được là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương vì:

  • Địa bàn hoạt động rộng cả bốn tỉnh Bắc Trung Kì, kéo dài suốt 10 năm (1885 - 1895), lãnh đạo là những người có uy tín, đức độ tài năng (Phan Đình Phùng, Cao Thắng), lực lượng đông (cả nam, nữ và gồm các dân tộc), giành được những thắng lợi to lớn như trận phục kích địch ở núi Vụ Quang, tiêu diệt hàng chục tên địch.

Câu 6: Các giai đoạn phát triển của cuộc khởi nghĩa Yên Thế từ năm 1884 đến năm 1913:

  • 1884 - 1892: sự chỉ huy của Đề Nắm -> đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của giặc Pháp.
  • 1893 - 1897: Đề Thám lãnh đạo, hai lần tạm hòa với Pháp, làm chủ 4 tổng ở Bắc Giang (Nhã Nam, Mục Sơn, Yên Lễ, Hữu Thượng).
  • 1898 - 1908: 10 năm hòa hoãn, sản xuất luyện tập quân sự.
  • 1909 - 1913: Pháp ra sức tấn công, nghĩa quân di chuyển nhiều nơi -> 2/1913, Đề Thám bị sát hại, khởi nghĩa tan rã.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1: Cách tổ chức và chiến đấu của nghĩa quân Bãi Sậy có những điểm khác với nghĩa quân Ba Đình:

 Khởi nghĩa Bãi SậyKhởi nghĩa Ba Đình
Lãnh đạoNguyễn Thiện ThuậtPhạm Bành, Đinh Công Tráng
Địa bàn hoạt động

Căn cứ chính:

Bãi Sậy (Hưng Yên).

Hoạt động sang cả Hải Dương, Bắc Ninh

Căn cứ chính: Ba Đình         

Địa bàn ở ba làng: Mậu thịnh, Thượng Thọ, Mỹ Khê (Nga Sơn – Thanh Hóa)

Hoạt động chính

1885 đến 1887:

Nghĩa quân đẩy lùi nhiều cuộc càn quét, gây cho địch nhiều thiệt hại.

1888 đến 1892:                                  

Nghĩa quân chiến đấu quyết liệt, di chuyển linh hoạt, đánh thắng một số trận lớn.

Xây dựng căn cứ kiên cố, độc đáo.           

Xây dựng lực lượng tập trung có khoảng 300 người.

Hoạt động chủ yếu chặn đánh các đoàn xe, toán lính đi qua căn cứ gây cho Pháp nhiều khó khăn

Kết quả, ý nghĩa

Khi quân Pháp bao vây, Nguyễn Thiện Thuật phải sang Trung Quốc, Đốc Tít ra hàng (1889).

Để lại những kinh nghiệm tác chiến ở vùng đồng bằng

Cuộc khởi nghĩa bị dập tắt sau khi Pháp mở cuộc tấn công vào căn cứ, Pháp cũng bị nhiều thiệt hại.

Quân Pháp triệt hạ ba làng nhưng không thể xóa được ảnh hưởng to lớn của cuộc khởi nghĩa.

 

Thể hiện truyền thống chiến đấu bất khuất, cổ vũ tinh hần đấu tranh của nhân dân ta.   

Câu 2: Bảng hệ thống kiến thức về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương:

Tên cuộc khởi nghĩa, thời gian, người lãnh đạoHoạt động nổi bậtÝ nghĩa và bài học kinh nghiệm

Khởi nghĩa Ba Đình(1886 – 1887)

Phạm Bành,

Đinh Công Tráng.

Xây dựng công sự kiên cố, có cấu trúc độc đáo.

Trận đánh nổi tiếng nhất diễn ra vào tháng 1 – 1887

Tiêu hao sinh lực địch, làm chặn quá trình bình định vùng Bắc Trung Kì của thực dân Pháp

Để lại bài học kinh nghiệm về tổ chức nghĩa quân và xây dựng căn cứ địa kháng chiến.

Khởi nghĩa Bãi Sậy (1885- 1892)

Nguyễn Thiện Thuật

Xây dựng căn cứ Bãi Sậy (Hưng Yên) và Hai Sông (Hải Dương)

Nghĩa quân được phiên chế thành những phân đội nhỏ (20 người), chăn đánh địch theo lối đánh du kích trên các tuyến giao thông thuỷ, bộ ở đồng bằng Bắc Kì.

Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nhân dân ta ở vùng đồng bằng cuối thế kỉ XIX.

Để lại bài học kinh nghiệm về tổ chức hoạt động và bài học về chiến tranh du kích.   

Khởi nghĩa Hương Khê (1885- 1896)

Phan Đình Phùng,Cao Thắng

1885 - 1888 : chuẩn bi lực lượng, xây dựng căn cứ, chế tạo vũ khí, tích trữ lương thực,...

Từ năm 1889, liên tục tập kích đẩy lùi các cuộc hành quân càn quét cùa địch, chủ động tấn công và thắng nhiều trận lớn nổi tiếng.

Là cuôc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương. - Để lại nhiều bài học kinh nghiệm vể tổ chức.

 

Câu 3: Điểm khác của cuộc khởi nghĩa Yên Thế so với khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương chống Pháp:

aKhởi nghĩa Yên ThếCác cuộc khởi nghĩa khác trong phong trào Cần Vương
Lãnh đạoLà những người xuất thân từ nông dânQuan lại, sĩ phu yêu nước
Địa bàn hoạt độngĐịa bàn được mở rộng, nhất là giai đoạn cuốiNhỏ, hẹp, phân tán, thiếu sự lãnh đạo thống nhất
Phương thức đấu tranhKhởi nghĩa vũ trang nhưng có giai đoạn hòa hoãn, có giai đoạn tác chiếnKhởi nghĩa vũ trang
Thời gian tồn tạiLà cuộc khởi nghĩa tồn tại thời gian lâu nhất (30 năm)Các cuộc khởi nghĩa chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn và bị dập tắt

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1: Phong trào Cần Vương bùng nổ trong hoàn cảnh:

- Sau hai hiệp ước Hác – măng và Pa-tơ-nốt, thực dân Pháp và hoàn thành cơ bản về cuộc xâm lược Việt Nam. 

- Trong khi đó, nhân dân vẫn nổi dậy các phong trào phản đối hai hiệp ước 1883 và 1884 diễn ra rất sôi nổi. 

-> Nhiều toán nghĩa quân hoạt động mạnh ở các vùng xung quanh Hà Nội, Bắc Ninh…

- Phong trào chống Pháp của nhân dân ta tiếp tục phát triển.

-> Dựa vào đó phái chủ chiến trong triều đình do Tôn Thất Thuyết đứng đầu mạnh tay hành động.

- Những hành động của phái chủ chiến nhằm chuẩn bị cho một cuộc nổi dậy chống Pháp giành chủ quyền đất nước

- Trước sự uy hiếp cuả kẻ thù, phái chủ chiến đứng đầu là Tôn Tất Thuyết quyết định đánh trước để giành thế chủ động.

- Cuộc phản công kinh thành Huế của phái chủ chiến đêm 4 ngày 5 tháng 4 năm 1885 cuối cùng bị thất bại.

- Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Ngày 13/7/1885 lấy danh nghĩa Hàm Nghi, ông hạ chiếu Cần vương, kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước.

Câu 2: Tóm lược diễn biến 2 giai đoạn của phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX:

* Giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888:

- Lãnh đạo: Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, văn thân, sĩ phu yêu nước.

- Lực lượng: đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.

- Địa bàn: 

  • Rộng lớn, khắp Bắc và Trung Kì. 
  • Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định, Đề đốc Tạ Hiện (Thái Bình), Nguyễn Thiện Thuật (Hưng Yên), ...

- Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc. Nhà vua đã hiên ngang cự tuyệt mọi sự dụ dỗ của Pháp, chịu án lưu đày sang An-giê-ri (Bắc Phi).

* Giai đoạn từ năm 1888 đến 1896:

- Lãnh đạo: văn thân, sĩ phu yêu nước.

- Địa bàn: 

  • Thu hẹp, quy tụ dần thành các trung tâm lớn, chuyển trọng tâm hoạt động lên vùng trung du và miền núi. 
  • Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Cao Điển và Tống Duy Tân lãnh đạo, khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo….

- Năm 1896, phong trào Cần Vương chấm dứt.

Câu 3: Diễn biến khởi nghĩa Bãi Sậy:

- Từ năm 1885 đến 1887, xây dựng căn cứ Bãi Sậy, tỏa ra hoạt động ở đồng bằng, khống chế các tuyến giao thông đường bộ, đường sông Thái Bình, sông Hồng, sông Đuống.

- Nghĩa quân tổ chức thành những phân đội nhỏ từ 10 – 15 người, trà trộn vào dân để hoạt động .

- Từ năm 1888, bước vào chiến  đấu quyết liệt.

->  Pháp xây dựng hệ thống đồn bốt dày đặc, “dùng người Việt trị người Việt” để cô lập nghĩa quân. 

-> Quân ta di chuyển linh hoạt, đánh thắng một số trận lớn, đặc biệt là trận Liêu Trung, tiêu diệt được chỉ huy của Pháp.

Câu 4: Cấu trúc của căn cứ Ba Đình và diễn biến của khởi nghĩa Ba Đình:

* Cấu trúc của căn cứ điểm Ba Đình được xây dựng ở Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê.

- Bao bọc xung quanh căn cứ là lũy tre dày đặc và một hệ thống hào rộng, rồi đến lớp thành đất cao đến 3 mét, chân thành rộng từ 8 mét đến 10 mét, trên thành có các lỗ châu mai. 

- Phía trong thành có hệ thống giao thông hào dùng để vận động và tiếp tế khi chiến đấu. 

- Ở những nơi xung yếu đều có công sự vững chắc. 

- Các ngôi đình của ba làng được biến thành các chốt đóng quân, nối với nhau bằng hệ thống giao thông hào, có thể hỗ trợ nhau.

* Diễn biến của trận Ba Đình:

- Cuộc chiến đấu quyết liệt từ tháng 12/1886 đến tháng 1/1887 khi giặc Pháp mở cuộc tấn công vào quy mô vào căn cứ.

- Tháng 12/1886, thực dân Pháp tập trung 500 quân, mở cuộc tấn công vào căn cứ Ba Đình, nhưng chúng đã bị thất bại.

- Ngày 6/1/1887, Pháp lại huy động khoảng 2500 quân, dưới sự chỉ huy của Đại tá Brít – xô tấn công vào Ba Đình.

-> Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt cả hai bên đều bị thương vong rất nhiều.

- Trước sức tấn công áp đảo của địch, đêm 20/1/1887, nghĩa quân đã mở đường máu rút lên Mã Cao. 

- Sáng ngày 21/1/1887, khi chiếm được căn cứ, thực dân Pháp điên cuồng đốt phá và sau đó ra lệnh xóa tên ba làng Thượng Thọ, Mậu Thịnh, Mĩ Khê.

=> Nghĩa quân phải rút về Ma Cao, cầm cự một thời gian, rồi bị đẩy vào miền Tây Thanh Hóa và sát nhập vào đội quân của Cầm Bá Thước.

Câu 5: Khởi nghĩa Hương Khê được là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương vì:

- Địa bàn hoạt động của khởi nghĩa rộng cả bốn tỉnh Bắc Trung Kì.

- Khởi nghĩa kéo dài suốt 10 năm (Từ năm 1885 đến 1895).

- Lãnh đạo khởi nghĩa là những người có uy tín, đức độ tài năng như Phan Đình Phùng, Cao Thắng.

- Lực lượng nghĩa quân tham gia khởi nghĩa đông, gồm cả nam, nữ và gồm các dân tộc.

- Khởi nghĩa đã từng giành được những thắng lợi to lớn như trận phục kích địch ở núi Vụ Quang, tiêu diệt hàng chục tên địch.

Câu 6: Tóm lược các giai đoạn phát triển của cuộc khởi nghĩa Yên Thế từ năm 1884 đến năm 1913:

- Giai đoạn 1884 - 1892: dưới sự chỉ huy của Đề Nắm, nghĩa quân đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của giặc Pháp.

- Giai đoạn 1893 - 1897: Do Đề Thám lãnh đạo.

  • Hai lần tạm hòa với Pháp.
  • Nghĩa quân làm chủ 4 tổng ở Bắc Giang (Nhã Nam, Mục Sơn, Yên Lễ, Hữu Thượng).

- Giai đoạn 1898 - 1908

  • 10 năm hòa hoãn, sản xuất luyện tập quân sự.
  • Hội tụ những nghĩa sĩ yêu nước.

- Giai đoạn 1909 - 1913

  • Pháp ra sức tấn công, nghĩa quân di chuyển nhiều nơi.
  • Tháng 2/1913, Đề Thám bị sát hại, khởi nghĩa tan rã.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1: Cách tổ chức và chiến đấu của nghĩa quân Bãi Sậy có những điểm khác với nghĩa quân Ba Đình:

 Khởi nghĩa Bãi SậyKhởi nghĩa Ba Đình
Lãnh đạoNguyễn Thiện ThuậtPhạm Bành, Đinh Công Tráng
Địa bàn hoạt động

Căn cứ chính:

Bãi Sậy (Hưng Yên).

Hoạt động sang cả Hải Dương, Bắc Ninh

Căn cứ chính: Ba Đình         

Địa bàn ở ba làng: Mậu thịnh, Thượng Thọ, Mỹ Khê (Nga Sơn – Thanh Hóa)

Hoạt động chính

1885 đến 1887:

Nghĩa quân đẩy lùi nhiều cuộc càn quét, gây cho địch nhiều thiệt hại.

1888 đến 1892:                                  

Nghĩa quân chiến đấu quyết liệt, di chuyển linh hoạt, đánh thắng một số trận lớn.

Xây dựng căn cứ kiên cố, độc đáo.           

Xây dựng lực lượng tập trung có khoảng 300 người.

Hoạt động chủ yếu chặn đánh các đoàn xe, toán lính đi qua căn cứ gây cho Pháp nhiều khó khăn

Kết quả, ý nghĩa

Khi quân Pháp bao vây, Nguyễn Thiện Thuật phải sang Trung Quốc, Đốc Tít ra hàng (1889).

Để lại những kinh nghiệm tác chiến ở vùng đồng bằng

Cuộc khởi nghĩa bị dập tắt sau khi Pháp mở cuộc tấn công vào căn cứ, Pháp cũng bị nhiều thiệt hại.

Quân Pháp triệt hạ ba làng nhưng không thể xóa được ảnh hưởng to lớn của cuộc khởi nghĩa.

 

Thể hiện truyền thống chiến đấu bất khuất, cổ vũ tinh hần đấu tranh của nhân dân ta.   

Câu 2: Bảng hệ thống kiến thức về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương:

Tên cuộc khởi nghĩa, thời gian, người lãnh đạoHoạt động nổi bậtÝ nghĩa và bài học kinh nghiệm

Khởi nghĩa Ba Đình(1886 – 1887)

Phạm Bành,

Đinh Công Tráng.

Xây dựng công sự kiên cố, có cấu trúc độc đáo.

Trận đánh nổi tiếng nhất diễn ra vào tháng 1 – 1887

Tiêu hao sinh lực địch, làm chặn quá trình bình định vùng Bắc Trung Kì của thực dân Pháp

Để lại bài học kinh nghiệm về tổ chức nghĩa quân và xây dựng căn cứ địa kháng chiến.

Khởi nghĩa Bãi Sậy (1885- 1892)

Nguyễn Thiện Thuật

Xây dựng căn cứ Bãi Sậy (Hưng Yên) và Hai Sông (Hải Dương)

Nghĩa quân được phiên chế thành những phân đội nhỏ (20 người), chăn đánh địch theo lối đánh du kích trên các tuyến giao thông thuỷ, bộ ở đồng bằng Bắc Kì.

Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nhân dân ta ở vùng đồng bằng cuối thế kỉ XIX.

Để lại bài học kinh nghiệm về tổ chức hoạt động và bài học về chiến tranh du kích.   

Khởi nghĩa Hương Khê (1885- 1896)

Phan Đình Phùng,Cao Thắng

1885 - 1888 : chuẩn bi lực lượng, xây dựng căn cứ, chế tạo vũ khí, tích trữ lương thực,...

Từ năm 1889, liên tục tập kích đẩy lùi các cuộc hành quân càn quét cùa địch, chủ động tấn công và thắng nhiều trận lớn nổi tiếng.

Là cuôc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương. - Để lại nhiều bài học kinh nghiệm vể tổ chức.

Câu 3: Điểm khác của cuộc khởi nghĩa Yên Thế so với khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương chống Pháp:

 Khởi nghĩa Yên ThếCác cuộc khởi nghĩa khác trong phong trào Cần Vương
Lãnh đạoLà những người xuất thân từ nông dânQuan lại, sĩ phu yêu nước
Địa bàn hoạt độngĐịa bàn được mở rộng, nhất là giai đoạn cuốiNhỏ, hẹp, phân tán, thiếu sự lãnh đạo thống nhất
Phương thức đấu tranhKhởi nghĩa vũ trang nhưng có giai đoạn hòa hoãn, có giai đoạn tác chiếnKhởi nghĩa vũ trang
Thời gian tồn tạiLà cuộc khởi nghĩa tồn tại thời gian lâu nhất (30 năm)Các cuộc khởi nghĩa chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn và bị dập tắt

Tìm kiếm google: soan lich su 11 bai 21 cuc chat, soạn lịch sử 11 bài Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net