Soạn mới giáo án Âm nhạc 7 CTST chủ đề 4: Em Yêu Dân Ca (4 Tiết) - Tiết 4: Thường Thức Am Nhạc Nghe Nhạc

Soạn mới Giáo án âm nhạc 7 CTST bài Em Yêu Dân Ca (4 Tiết) - Tiết 4: Thường Thức Am Nhạc Nghe Nhạc. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

TIẾT 4:

THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC NGHE NHẠC

– DÂN CA MỘT SỐ VÙNG VIỆT NAM

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

·      Hiểu được thể loại nhạc dân ca và kể tên được các vùng dân ca

·      Gõ đệm hoặc vận động theo nhịp điệu trong khi nghe và nêu cảm nhận về bài dân ca.

2. Năng lực

- Năng lực chung

·      Biết chủ động trong học tập, biết cách tự tìm tòi kiến thức, tự thực hành.

·      Biết giao lưu, hợp tác với bạn trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

·      Vận dụng được tiết tấu đã học để sáng tạo được hình thức biếu diễn bài hát, động tác vận động... trên cơ sở kiến thức và kĩ năng đã có.

- Năng lực âm nhạc

·      Nhận biết và nêu được đặc điểm một số vùng miền dân ca Việt Nam.

3. Phẩm chất

·      Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả cao trong học tập.

·      Yêu quê hương, đất nước, có ý thức bảo vệ, gìn giữ di sản đàn ca Việt Nam.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

-       SGK Âm nhạc 7, SGV Âm nhạc 7, Giáo án.

-       File âm thanh một số bài dân ca tiêu biểu của từng vùng được giới thiệu trong sách như dân ca miền núi phía Bắc, dân ca quan họ, trống quản, hò, lí,....

b. Đối với học sinh

-       SGK Âm nhạc 7.

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

a. Phương pháp dạy học

Thuyết trình, thảo luận nhóm, trực quan, vận động theo nhịp điệu...

b. Kĩ thuật dạy học

Chia nhóm, mảnh ghép, khăn trải bàn, đặt câu hỏi,...

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tổ chức hoạt động dạy học

THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC

– DÂN CA MỘT SỐ VÙNG  MIỀN VIỆT NAM

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a. Mở đầu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được một số bài hát thuộc dân ca ở các vùng miền khác nhau.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi Trò chơi hiểu biết dân ca.

c. Sản phẩm: Bài hát dân ca thuộc các vùng miền khác nhau.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chưc cho HS chơi Trò chơi hiểu biết dân ca.

- GV đưa ra một số bài dân ca mà HS đã học: Lí dĩa bánh bò, Đi cắt lúa, Gà gáy. GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 3 bài hát trên thuộc dân ca vùng miền nào?

- GV yêu HS hát bài Lí dĩa bánh bò kết hợp gõ đệm (hoặc vận động).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học để chơi Trò chơi hiểu biết dân ca.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời HS chơi Trò chơi hiểu biết dân ca:

+ Lí dĩa bánh bò: dân ca Nam Bộ.

+ Đi cắt lúa: dân ca Hrê.

+ Gà gáy: dân ca Cống Khao.

- GV mời HS hát bài Lí dĩa bánh bò kết hợp gõ đệm (hoặc vận động):

https://www.youtube.com/watch?v=D_AqmBAYoig

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trả lời câu hỏi và hát bài Lí dĩa bánh bò kết hợp gõ đệm (hoặc vận động) của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Thường thức âm nhạc – Dân ca một số vùng Việt Nam.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động: Tìm hiểu một số vùng miền dân ca

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Hiểu thế nào là dân ca?

- Kể được tên các vùng dân ca.

b. Nội dung: GV chia lớp thành 3 nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm tìm hiểu và thuyết trình tóm tắt về một vùng dân ca: miền núi phía bắc, đồng bằng và trung du Bắc Bộ, Nam Bộ.

c. Sản phẩm: HS thuyết trình theo nhóm về một vùng dân ca: miền núi phía bắc, đồng bằng và trung du Bắc Bộ, Nam Bộ.

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK tr.29, 30 và cho biết:

+ Em hiểu thế nào là dân ca?

+ Kể tên các vùng dân ca.

- GV chia lớp thành 3 nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu và thuyết trình tóm tắt về  vùng dân ca miền núi phía bắc.

+ Nhóm 2:  Tìm hiểu và thuyết trình tóm tắt về vùng dân ca đồng bằng và trung du Bắc Bộ.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu và thuyết trình tóm tắt về vùng dân ca Nam Bộ.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK tr.29, 30 để tìm hiểu về dân ca là gì, các vùng dân ca.

- HS thảo luận theo 3 nhóm, tìm hiểu và thuyết trình tóm tắt về một vùng dân ca: miền núi phía bắc, đồng bằng và trung du Bắc Bộ, Nam Bộ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời về dân ca là gì, các vùng dân ca.

- GV mời đại diện các nhóm thuyết trình về một vùng dân ca: miền núi phía bắc, đồng bằng và trung du Bắc Bộ, Nam Bộ.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và tổng kết: Những làn điệu dân ca tạo nên sự phong phú và mang lại giá trị văn hoá đặc trưng trong kho tàng âm nhạc dân gian Việt Nam.

- GV bổ sung về một số thể loại được nêu trong SGK (làn điệu tiêu biểu, cách thức biểu diễn, trang phục,...).

- GV giới thiệu thêm thông tin về vùng Trung Bộ và Trường Sơn - Tây Nguyên.

Tìm hiểu một số vùng miền dân ca

- Dân ca Việt Nam:

+ Là những bài hát do nhân dân sáng tác và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng phương thức truyền miệng.

+ Rất phong phú, mỗi vùng miền, mỗi dân tộc đều có những thể loại dân ca mang đặc trưng riêng, có sức sống lâu bền.

+ Các thể loại tiêu biểu của dân ca Việt Nam là hát giao duyên, hát ru, hò, lí, ví, giặm, đồng dao,...

- Dân ca miền núi phía Bắc:

+ Các dân tộc miền núi phía Bắc có một kho tàng dân ca với nhiều thể loại khác nhau: người Tày có hát lượn, người Nùng có sli, người Thái với điệu khắp, người Mường có hát thường rang, hát sắc bùa,...

+ Những bài dân ca trong sáng, giản dị như: Mùa xuân về (dân ca Dao), Ngủ đi em (dân ca Thái), Gà gáy (dân ca Cống),… ; hát then của người Tày, Nùng, Thái,…

- Dân ca đồng bằng và trung du Bắc Bộ:

+ Rất phong phú và đa dạng, tiêu biểu như: hát quan họ, hát xoan, hát ghẹo, trống quân, chèo tàu,...

+ Dân ca quan họ, hát xoan được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. Dân ca quan họ Bắc Ninh phong phú về làn điệu, tinh tế trong cách hát vang tao nhã trong lề lối sinh hoạt ca hát. Hát xoan của vùng đất tổ Hùng Vương là một thể loại dân ca nghi lễ phong tục bao gồm ca hát, múa, nhạc.

- Dân ca Nam Bộ:

+ Có rất nhiều thể loại dân ca nhưng nổi bật nhất là hò và lí.

+ Hò Nam Bộ có những điệu khoẻ khoắn như Hò mái đoản, Hò giựt chì; mượt mà như Hò Đồng Tháp; hóm hỉnh như Hò bản đờn,...

+ Lí ở Nam Bộ mang nhiều sắc thái cảm xúc: trữ tình, duyên dáng như Lí con sáo, Lí chiêu chiều, Lí qua cầu; hài hước, ngộ nghĩnh như Lí chú ủi, Lí cái kéo, Lí con cua,...

 

---------------------- Còn tiếp --------------------

Soạn mới giáo án Âm nhạc 7 CTST chủ đề 4: Em Yêu Dân Ca (4 Tiết) - Tiết 4: Thường Thức Am Nhạc Nghe Nhạc

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án gửi là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa theo yêu cầu của địa phương
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Click vào đây để nhắn tin Zalo thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án âm nhạc 7 CTST mới, soạn giáo án âm nhạc 7 mới chân trời bài Em Yêu Dân Ca (4 Tiết) - Tiết 4: Thường Thức Am Nhạc Nghe Nhạc, giáo án soạn mới âm nhạc 7 chân trời

Soạn mới giáo án âm nhạc 7 chân trời


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay