Soạn mới giáo án Âm nhạc 7 CTST chủ đề 6: Giai Điệu Vùng Cao - Tiết 4 Thường Thức Âm Nhạc

Soạn mới Giáo án âm nhạc 7 CTST bài Giai Điệu Vùng Cao - Tiết 4 Thường Thức Âm Nhạc. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

TIẾT 4

THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC

GIỚI THIỆU MỘT SỐ NHẠC CỤ DÂN TỘC MIỀN NÚI PHÍA BẮC:

SÁO MÔNG ĐÀN TÍNH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thưc

·      Nắm được vai trò, ý nghĩa của sáo Mông và tính tẩu đối với một số dân tộc ít người ở miền núi phía Bắc

·      Nhận xét về âm sắc tiếng sáo, tính chất giai điệu của tác phẩm Xuân về trên bản mèo

2. Năng lực

- Năng lực chung

·      Chủ động trong khám phá kiến thức và thực hành luyện tập.

·      Kết hợp tốt với bạn để hoàn thành nhiệm học tập trong hoạt động nhóm.

·      Giải quyết các yêu cầu của GV và sáng tạo trong hoạt động thực hành.

- Năng lực âm nhạc

·      Nhận biết được một số nhạc cụ dân tộc miền núi phía Bắc: sáo Mông, tính tẩu.

·      Cảm nhận được tính chất âm nhạc của trích đoạn Xuân về trên bản Mèo.

3. Phẩm chất

·      Yêu thiên nhiên và đất nước Việt Nam.

·      Đoàn kết, quý trọng các dân tộc anh em; có ý thức trách nhiệm trong giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá âm nhạc của các dân tộc.

·      Tích cực, tự giác trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

-       SGK Âm nhạc 7, SGV Âm nhạc 7, Giáo án.

-       File âm thanh tác phẩm/ trích đoạn có đàn tính.

-       File âm thanh độc tấu sáo Mông diễn tấu tác phẩm Xuân về trên bản Mèo (Tiến Vượng)

b. Đối với học sinh

-       SGK Âm nhạc 7.

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

a. Phương pháp dạy học

Dùng lời, giải quyết vấn đề, tự phát hiện, dự án...

b. Kĩ thuật dạy học

Chia nhóm, mảnh ghép, khăn trải bàn, bể cá, sơ đồ tư duy...

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm hiểu miền núi phía Bắc qua một số hình ảnh.

b. Nội dung:GV tổ chức cho HS tìm hiểu hình ảnh miền núi phía Bắc.

c. Sản phẩm học tập:Hiểu biết về miền núi phía Bắc.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS xem hình ảnh, video về phong cảnh và con người ở miền núi phía Bắc.

https://www.youtube.com/watch?v=3Vjp8dzCTv0

- GV chia 2 nhóm HS, nhóm hát bài Vùng cao quê em, nhóm dùng xóc nhạc và thanh phách gõ đệm.

- GV đặt câu hỏi: Bài Vùng cao quê em được dựa theo dân ca nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát hình ảnh, video về phong cảnh và con người ở miền núi phía Bắc.

- HS chia nhóm luyện tập, nhóm hát bài Vùng cao quê em, nhóm dùng xóc nhạc và thanh phách gõ đệm.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 HS trả lời câu hỏi: Bài Vùng cao quê em được dựa theo điệu Lượn nàng ới – dân ca Tày.

- GV mời đại diện nhóm HS trình bày bài Vùng cao quê em(nhóm hát, nhóm dùng xóc nhạc và thanh phách gõ đệm, luân phiên thay đổi).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trả lời câu hỏi và phầntrình bày bài Vùng cao quê emcủa HS.

- GV giới thiệu đôi nét ngắn về xóc nhạc là nhạc cụ được sử dụng nhiều ở vùng núi phía Bắc.Từ đó dẫn dắt vào bài họcThường thức âm nhạc – Giới thiệu một số nhạc cụ dân tộc miền núi phía Bắc: sáo Mông, đàn tính

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động: Tìm hiểu về sáo Mông và tính tẩu.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được các thông tin cơ bản về sáo Mông, tính tẩu.

b. Nội dung:GV chia lớp thành 2 nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm tìm hiểu các thông tin cơ bản về sáo Mông, tính tẩu.

c. Sản phẩm học tập:HS trình bày những hiểu biết về sáo Mông, tính tẩu.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS nghe/xem 1 trích đoạn độc tấu sáo Mông và trích đoạn diễn tấu tính tẩu để HS có cảm nhận ban đầu về âm sắc của 2 nhạc cụ.

https://www.youtube.com/watch?v=9KpB8FNHq6U

https://www.youtube.com/watch?v=h3SFXfVpyxE

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK tr.41, 42

- GV chia lớp thành 2 nhóm, giao nhiệm vụ mỗi nhóm:

+ Nhóm 1 tìm hiểu nội dung sáo Mông.

+ Nhóm 2 tìm hiểu nội dung tính tẩu.

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS lắng nghe, nhận xét về âm sắc của sáo Mông, tính tẩu.

- HS đọc thông tin SGK tr.41, 42; thảo luận nhóm, tìm hiểu về sáo Mông, tính tẩu.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời đại diện HS trả lời các thông tin về sáo Mông, tính tẩu.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và tổng kết.

- GV giới thiệu thêm thông tin về sáo Mông, tính tẩu.

Tìm hiểu về sáo Mông và tính tẩu.

- Sáo Mông:

 + Còn gọi là sáo Mèo, là loại nhạc cụ hơi tiêu biểu của người Mông. Sáo được làm bằng ống tre, nứa hoặc trúc. Kích thước và số lượng lỗ bấm của các loại sáo có khác nhau (thường từ 7 đến 8 lỗ). Lỗ thổi của sáo có gắn một làm đồng hình lưỡi gà.

+ Âm thanh của sáo Mông khá độc đáo: lúc đầy đặn, ấm áp, lúc trong trẻo, mượt mà, đôi khi hơi đục hoặc pha lẫn tiếng rè.

Sáo Mông có thể diễn tả được nhiều trạng thái tình cảm, từ những giai điệu bay bổng, trữ tình cho đến những giai điệu nhanh, vui hay chậm buồn, da diết. Những âm thanh mượt mà, ấm áp của sáo Mông uốn lượn theo làn khói lam chiều, theo mây, núi trập trùng gợi cho người nghe bao cảm xúc về cuộc sống thanh bình của người dân miền núi phía Bắc.

Tính tẩu (đàn tính)

Là loại nhạc cụ dây gảy của các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở miền núi phía Bắc.

Đàn có cấu tạo gồm một hộp cộng hưởng được làm bằng vỏ quả bầu khô, trên mặt được bịt một tấm gỗ nhẹ, mềm và mỏng; cần đàn dài, làm bằng gỗ và không gắn phím, có từ hai đến ba dây được làm từ sợi tơ hoặc dây cước. Người gảy đàn dùng đầu ngón trỏ của một tay bật dây đàn theo hai chiều lên và xuống, các ngón của bàn tay kia bấm ép dây xuống cần đàn để tạo ra cao độ.

Âm thanh của tính tẩu êm dịu, nhẹ nhàng, đầm ấm, không trong trẻo mà có phần hơi đục, phát ra nhẹ, gọn, ít độ ngân; phù hợp để diễn tả những giai điệu linh hoạt, rộn ràng.

-------------- Còn tiếp ---------------

Soạn mới giáo án Âm nhạc 7 CTST chủ đề 6: Giai Điệu Vùng Cao - Tiết 4 Thường Thức Âm Nhạc

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án gửi là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa theo yêu cầu của địa phương
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Click vào đây để nhắn tin Zalo thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án âm nhạc 7 CTST mới, soạn giáo án âm nhạc 7 mới chân trời bài Giai Điệu Vùng Cao - Tiết 4 Thường Thức Âm Nhạc, giáo án soạn mới âm nhạc 7 chân trời

Soạn mới giáo án âm nhạc 7 chân trời


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay