Soạn mới giáo án Âm nhạc 7 CTST chủ đề 6: Giai Điệu Vùng Cao - Tiết 2, 3 Ôn Tập Bài Hát: Vùng Cao Quê Em

Soạn mới Giáo án âm nhạc 7 CTST bài Giai Điệu Vùng Cao - Tiết 2, 3 Ôn Tập Bài Hát: Vùng Cao Quê Em. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

TIẾT 2, 3

ÔN TẬP BÀI HÁT: VÙNG CAO QUÊ EM

NHẠC CỤ THỂ HIỆN TIẾT TẤU

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

·      Hát và biểu diễn, gõ đệm thành thạo bài hát Vùng cao quê em

·      Nhận xét sự giống và khác nhau của các mẫu tiết tấu

·      Thể hiện hoà tấu mẫu tiết tấu bằng các nhạc cụ gõ có âm sắc khác nhau

·      Biết sử dụng sáorecorder bấm nốt Pha thăng

·      Biết cách đệm sáo recorder thông qua Bài thực hành số 4.

·      Nắm được tên các nốt và thế bấm kèm phím

·      Hòa tấu recorder với nhạc cụ gõ Bài thực hành số 4.

2. Năng lực

-  Năng lực chung

·      Chủ động trong khám phá kiến thức và thực hành luyện tập.

·      Kết hợp tốt với bạn để hoàn thành nhiệm học tập trong hoạt động nhóm.

·      Giải quyết các yêu cầu của GV và sáng tạo trong hoạt động thực hành.

-  Năng lực âm nhạc

·      Biết sử dụng nhạc cụ gõ để đệm cho bài Vùng cao quê em; tập nốt Pha thăng trên sáo recorder hoặc các nốt trên kèn phím.

3. Phẩm chất: Tích cực, tự giác trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

-       SGK Âm nhạc 7, SGV Âm nhạc 7, Giáo án.

-       Các file âm thanh / nhạc nền / video của bài hát Vùng cao quê em, bài Lí dĩa bánh bò.

-       Bảng phụ / bảng trình chiếu (nếu có).

-       Nhạc cụ gõ (thanh phách, trống nhỏ, tambourine...).

-       Đàn phím điện tử.

b. Đối với học sinh

-       SGK Âm nhạc 7.

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

a. Phương pháp dạy học

Thực hành – luyện tập, làm mẫu, giải quyết vấn đề, hợp tác...

b. Kĩ thuật dạy học

Chia nhóm, mảnh ghép...

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tổ chức hoạt động dạy học

NHẠC CỤ THỂ HIỆN TIẾT TẤU: BÀI THỰC HÀNH SỐ 4

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt đông, HS:

 Ôn lại bài hát Vùng cao quê em

b. Nội dung:HS ôn lại bài hát Vùng cao quê emkết hợp gõ đệm.

c. Sản phẩm học tập:Tiết mục trình diễn của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trình diễn bài hát Vùng cao quê em kết hợp đệm theo phách bằng nhạc cụ gõ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xung phong biểu diễn bài hát Vùng cao quê em kết hợp đệm theo phách bằng nhạc cụ gõ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 biểu diễn bài hát Vùng cao quê em kết hợp đệm theo phách bằng nhạc cụ gõ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trả lời và hát của HS cả lớp.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Nhạc cụ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động: quan sát và nhận xét

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận xét điểm giống và khác nhau của hai mẫu tiết tấu a và b.

b. Nội dung:

- GV cho HS quan sát hai mẫu tiết tấu a, b của Bài thực hành số 4.

- GV hướng dẫn HS nhận xét điểm giống và khác nhau của hai mẫu tiết tấu a và b.

c. Sản phẩm học tập:Điểm giống và khác nhau của hai mẫu tiết tấu a và b.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS quan sát hai mẫu tiết tấu a, b của Bài thực hành số 4.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và thực hành nhiệm vụ: Nhận xét điểm giống và khác nhau của hai mẫu tiết tấu a và b về: nhịp, hình nốt, sự sắp xếp trường độ...

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hai mẫu tiết tấu a, b của Bài thực hành số 4.

- HS thảo luận theo cặp đôi, nhận xét điểm giống và khác nhau của hai mẫu tiết tấu a và b về: nhịp, hình nốt, sự sắp xếp trường độ...

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số HSnhận xét điểm giống và khác nhau của hai mẫu tiết tấu a và b.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá, kết luận vềđiểm giống và khác nhau của hai mẫu tiết tấu a và b.

Tìm hiểu Bài thực hành số 4

- Giống nhau: 2 mẫu tiết tấu đều là nhịp 2/4.

- Khác nhau:

+ Mẫu a:

·      Sử dụng hình nốt trắng.

·      Trường độ là các nốt trắng

(trắng – trắng – trắng)

+ Mẫu b:

·      Sử dụng hình nốt đen và trắng.

·      Trường độ là các nốt đen và trắng.

(đen – đen – đen đen – trắng).

--------------- Còn tiếp ---------------

Soạn mới giáo án Âm nhạc 7 CTST chủ đề 6: Giai Điệu Vùng Cao - Tiết 2, 3 Ôn Tập Bài Hát: Vùng Cao Quê Em

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án âm nhạc 7 CTST mới, soạn giáo án âm nhạc 7 mới chân trời bài Giai Điệu Vùng Cao - Tiết 2, 3 Ôn Tập Bài Hát: Vùng Cao Quê Em, giáo án soạn mới âm nhạc 7 chân trời

Soạn mới giáo án âm nhạc 7 chân trời


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay