Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Sau tiết học này, HS sẽ:
- Đọc đúng cao độ, trường độ, tiết tấu Bài đọc nhạc số 3 - Inh lả ơi.
- Thực hành được nốt Mi1 và bài luyện tập trên recorder.
- Thực hiện được thể bấm và bài luyện tập trên kèn phím.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
● Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
● Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
● Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động âm nhạc.
- Năng lực âm nhạc:
● Biết đọc Bài đọc nhạc số 3 kết hợp ghép lời ca hoặc vận động.
● Thể hiện được bài luyện tập trên recorder hoặc kẻn phím ở hình thức cá nhân hoặc nhóm
3. Phẩm chất: HS rèn luyện tính chăm chỉ, kiên trì tập luyện cá nhân và phối hợp làm việc nhóm. Có ý thức bảo vệ, giữ gìn và phát huy các di sản âm nhạc truyền thông
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV Âm nhạc 7
- Recorder hoặc kèn phím, máy đánh nhịp (Hoặc đàn phím điện từ), file âm thanh (beat nhạc) phục vụ cho tiết dạy
2. Đối với học sinh
- SGK Âm nhạc 7.
- Recorder hoặc kèn phím; tự ôn luyện những bài luyện tập ở Chủ đề 2
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS kể tên một làn điệu dân ca miền núi phía Bắc mà HS biết và cùng hát
c. Sản phẩm học tập: HS có thể kể được tên và cả lớp cùng hát được làn điệu đó
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV khuyến khích một vài học sinh kể tên một làn điệu dân ca miền núi phía Bắc mà HS biết, sau đó cả lớp cùng hát
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS kể tên một số làn điệu dân ca miền núi phía Bắc và chia sẻ thông tin em biết về làn điệu đó (Của dân tộc nào, kể về điều gì?...)
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Cả lớp lắng nghe bạn trả lời và cùng học theo bạn hát làn điệu đó
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét
- GV dẫn dắt HS vào bài học mới: Như vậy, tiết học hôm nay cô cùng các em sẽ cùng đến với những mùa xuân thơ mộng qua bài TĐN số 3: “Inh lả ơi” của Dân ca Thái
ĐỌC NHẠC
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nhiệm vụ 1: Bài đọc nhạc số 2
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS có thể đọc bài đọc nhạc số 2
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi về điểm khác biệt giữa bài đọc nhạc số 3 và các bài đọc nhạc khác
c. Sản phẩm học tập: HS đọc được bài nhạc số 3
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập a. Luyện đọc cao độ - GV hướng dẫn HS luyện đọc quãng và gợi ý giúp HS nhận ra các quãng trong mẫu âm luyện đọc trung với các nốt có trong bài đọc nhạc. b. Luyện tập tiết tấu và gõ theo phách Mẫu tiết tấu SGK tr.34. c. Luyện tập Bài đọc nhạc số 3 - GV đản giai điệu bài đọc nhạc, HS quan sát và chia câu + Câu 1: nhịp 1, 2, 3 + Câu 3 nhịp 8, 9, 10, 11 +Câu 2: nhịp 4, 5, 6, 7 , + Câu 4: nhịp 12, 13, 14, 15 - Tập đọc từng câu nhạc và ghép với đản (2 - 3 lần). - GV đệm đàn cho HS luyện đọc và hoàn thiện cả bài. Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát GV hướng dẫn luyện đọc quãng sau đó làm theo - HS luyện tập mẫu tiết tấu trong SGK tr.34 - Luyện tập bài đọc nhạc số 3 - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một vài nhóm, cá nhân thể hiện trước lớp. - GV yêu cầu HS trong lớp lắng nghe, nhận xét cho bạn. Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, sửa sai (nếu có) |
|
---------------- Còn tiếp -----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác