Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Sau tiết học này, HS sẽ:
- HS nhận biết được các kí hiệu âm nhạc: Dấu nối, dấu chấm dội, dẫu miễn nhịp.
- Đọc được Bài đọc nhạc số 4, thể hiện đúng cao độ, trưởng độ.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
· Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
· Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
· Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động âm nhạc.
- Năng lực âm nhạc:
· Thể hiện Bài đọc nhạc số 4 kết hợp gõ đệm, đánh nhịp hoặc theo hình thức các nhóm đọc nối tiếp từng nét nhạc.
· Nhận biết và ứng dụng thể hiện được một số kỉ hiệu âm nhạc: Dấu nối, dấu chấm dôi, dấu miễn nhịp vào các bài hát, bài đọc nhạc đã học.
3. Phẩm chất
- Giáo dục HS tính chăm chỉ, ý thức trách nhiệm trong quá trình chuẩn bị bài, hợp tác làm việc nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV Âm nhạc 7.
- Đàn phím điện tử, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, phương tiện nghe nhìn và các tư liệu, file âm thanh phục vụ cho tiết dạy
2. Đối với học sinh
- SGK Âm nhạc 7.
- Nhạc cụ thể hiện tiết tấu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.
b. Nội dung: GV đàn cho HS nghe và đoán nét giai điệu hoặc mời HS biểu diễn bài hát Vì cuộc sống tươi đẹp.
c. Sản phẩm: HS lắng nghe GV và đoán nét giai điệu hoặc biểu diễn bài hát Vì cuộc sống tươi đẹp.
d. Tổ chức thực hiện:
Phương án 1:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đàn mẫu 2 nét giai điệu trong hoạt động khởi động của SGK, yêu cầu HS quan sát, nêu sự giống và khác nhau của 2 nét giai điệu.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe GV đàn, quan sát, nêu sự giống và khác nhau của 2 nét giai điệu.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS quan sát, nêu sự giống và khác nhau của 2 nét giai điệu.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, sửa sai (nếu có) phần trả lời của HS
Phương án 2
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cả lớp cùng tham gia hoạt động Khởi động: Mời 1 nhóm HS lên biểu diễn (làm động tác phụ hoạ), cả lớp hát và làm theo động tác nhóm trình diễn bài Vì cuộc sống tươi đẹp (đã học ở chủ để 2).
- GV yêu cầu HS quan sát bản nhạc bài Vì cuộc sống tươi đẹp để phát hiện ra các kí hiệu âm nhạc chưa được học.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm HS chuẩn bị tiết mục trong 2 phút.
- HS quan sát bản nhạc bài Vì cuộc sống tươi đẹp để phát hiện ra các kí hiệu âm nhạc chưa được học.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trình diễn bài hát Vì cuộc sống tươi đẹp (đã học ở chủ để 2).
- GV mời đại diện HS tìm ra các kí hiệu âm nhạc chưa được học trong bài nhạc Vì cuộc sống tươi đẹp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, sửa sai (nếu có) phần trình bày của các nhóm.
- GV tuyên dương nhóm / cá nhân có phần trình bày tốt.
- GV dẫn dắt HS vào bài: Trong tiết học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu các kí hiệu đâm nhạc mới như dấu nối, dấu chấm dôi, dấu miễn nhịp và đọc Bài đọc nhạc số 4 nhé!
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu dấu nối, dấu chấm dôi, dấu miễn nhịp
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được dấu nối, dấu chấm dôi, dấu miễn nhịp.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát SGK để trả lời câu hỏi; HS tìm hiểu khái niệm về dấu nối, dấu chấm dôi, dấu miễn nhịp.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm về dấu nối, dấu chấm dôi, dấu miễn nhịp.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
a. Dấu nối Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đàn nét giai điệu trên SGK lần 1 không sử dụng dấu nối, lần 2 thể hiện dấu nối. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nhận xét hiệu quả của âm thanh khi xuất hiện dấu nối. - HS nhận xét và nêu khái niệm của dấu nối - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS nhận xét hiệu quả của âm thanh khi xuất hiện của dấu nối. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời khái niệm của dấu nối. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến khác (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét nội dung trả lời của HS và chốt kiến thức cần ghi nhớ. b. Dấu chấm dôi Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đọc nốt nhạc (VD: nốt Son đen chấm dôi, nốt La trắng chấm dôi...) kết hợp vỗ tay theo phách để minh hoạ khi có dấu chấm dôi đặt ở bên phải nốt nhạc có tác dụng như thế nào. - GV yêu cầu một vài HS nhận xét về tác dụng của dấu chấm dôi. - GV yêu cầu một vài HS nhận xét và nêu khái niệm của dấu chấm dôi. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nhận xét về tác dụng của dấu chấm dôi. - HS nhận xét và nêu khái niệm của dấu chấm dôi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS nhận xét về tác dụng của dấu chấm dôi. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời khái niệm về dấu chấm dôi. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến khác (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét nội dung trả lời của HS và chốt kiến thức cần ghi nhớ. c. Dấu miễn nhịp Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đàn nét giai điệu VD trong SGK, lần 1 không sử dụng dấu miễn nhịp, lẫn 2 có dấu miễn nhịp. - GV yêu cầu một vài HS nhận xét hiệu quả của âm thanh khi xuất hiện dấu miễn nhịp. - GV yêu cầu một vài HS nhận xét và nêu khái niệm của dấu miễn nhịp. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nhận xét hiệu quả của âm thanh khi xuất hiện dấu miễn nhịp. - HS nhận xét và nêu khái niệm của dấu miễn nhịp. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS nhận xét hiệu quả của âm thanh khi xuất hiện của dấu miễn nhịp. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời khái niệm về dấu miễn nhịp. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến khác (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét nội dung trả lời của HS và chốt kiến thức cần ghi nhớ. *Mở rộng kiến thức: Dấu luyến - GV hát mẫu câu hát trích trong bài dân ca Lí cây đa, thể hiện luyện từ nốt thấp lên nốt cao, từ nốt cao xuống nốt thấp (theo VD minh hoạ cuối SGK tr 42). - GV giải thích và chốt kiến thức. | a. Dấu nối - Dấu nối có hình vòng cung dùng để liên kết hai hay nhiều nốt nhạc có cùng cao độ.
b. Dấu chấm dôi - Dấu chấm dôi là một dấu chấm nhỏ đặt ở bên phải nốt nhạc, có tác dụng làm tăng thêm một nửa giá trị trường độ của nốt nhạc đó.
c. Dấu miễn nhịp - Dấu miễn nhịp hay còn gọi là dấu ngân – nghỉ tự do có dạng nửa vòng tròn nhỏ bao quanh một dấu chấm đặt trên hoặc dưới nốt nhạc. Khi gặp kí hiệu này, giá trị trường độ của nốt nhạc hoặc dấu lặng được ngân, nghỉ t |
--------------- Còn tiếp -----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác