Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Sau tiết học này, HS sẽ:
- Ôn luyện lại những kiến thức đã học trong chủ đề 5: Nhịp điệu mùa xuân và chủ đề 6: Âm nhạc nước ngoài.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
· Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
· Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
· Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động âm nhạc.
- Năng lực âm nhạc:
· Thể hiện được các nội dung đã học ở chủ đề 5 và 6 theo sở trường và các ý tưởng của cá nhân và nhóm.
3. Phẩm chất: HS chăm chỉ luyện tập, phát huy tinh thần làm việc nhóm, tình thần tự giác và chủ động trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV Âm nhạc 7
- Đàn phím điện tử, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, phương tiện nghe –nhìn và các tư liệu/file âm thanh phục vụ cho tiết dạy
2. Đối với học sinh
- SGK Âm nhạc 7.
- Nhạc cụ thể hiện tiết tấu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Chơi trò chơi: Nghe giai điệu đoán tên bài hát
a. Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại các bài hát và có khả năng liên tưởng tốt.
b. Nội dung: GV đàn cho HS nghe giai điệu sau đó học sinh đoán giai điệu đó là bài hát gì đã được học.
c. Sản phẩm: HS đoán được tên bài hát và hát được bài hát đó
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đàn ngẫu nhiên các đoạn trong bài hát đã học:
+ Mùa xuân ơi
+ Sông Đakrông mùa xuân về
+ Mùa xuân trong rừng
+ Santa Lucia
+ Five hundred miles
- HS đoán đúng, GV yêu cầu HS hát một đoạn bài hát đó.
- Nếu HS đoán sai, mời HS đứng ra một góc, HS tiếp theo đoán đúng thì sẽ hát một đoạn của bài hát, học sinh đoán sai sẽ phải múa phụ họa cho bài hát đó.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe giai điệu đoán tên bài hát.
- HS không được trao đổi với bạn bên cạnh.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời HS trả lời câu hỏi, các học sinh khác không được nhắc bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV lắng nghe câu trả lời, tùy theo HS trả lời đúng hoặc sai để yêu cầu HS hát hoặc đứng chờ bạn khác trả lời để múa phụ họa.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động: Hệ thống hóa kiến thức đã học
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS ôn luyện các kiến thức đã học.
b. Nội dung: GV hệ thống hóa các kiến thức cho HS ôn tập.
c. Sản phẩm: HS ôn tập lại các kiến thức đã học.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyên giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, đọc và tìm hiểu lại các kiến thức đã học ở chủ đề 5, 6 theo các nội dung sau: + Hát + Lí thuyết âm nhạc. + Đọc nhạc. + Nhạc cụ giai điệu. + Thưởng thức âm nhạc. - GV lưu ý HS: HS có thể vẽ sơ đồ tư duy để củng cổ kiến thức đã học hoặc trình bày các nội dung như GV đã hướng dẫn. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo nhóm để thảo luận, đọc và tìm hiểu lại các kiến thức đã học ở chủ đề 5 và chủ đề 6 theo các nội dung đã cho. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV gọi đại diện các nhóm lên trả lời về kiến thức đã được học trong 5 nội dung liệt kê trên. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến khác (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV chốt lại và nhấn mạnh một số nội dung kiến thức HS cần ôn tập kĩ. | Hệ thống hóa kiến thức - Hát: + Hát đúng giai điệu, lời ca, sắc thái của bài hát Mùa xuân ơi. Biểu diễn bài hát với các hình thức khác nhau. + Hát đúng giai điệu, lời ca, sắc thái của bài hát Santa Lucia. Biểu diễn bài hát với các hình thức khác nhau. - Lí thuyết âm nhạc: +Nhận biết và thể hiện được một số kí hiệu tăng trường độ nốt nhạc (dấu nối, dấu chấm dôi, dấu miễn nhịp) + Nhận biết và thể hiện được một số kí hiệu, thuật ngữ về nhịp độ, sắc thái trường độ. - Đọc nhạc: + Đọc đúng cao độ, trường độ Bài đọc nhạc số 4; biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm và ghép lời ca. - Nhạc cụ: + Biết chơi nốt Rê1 trên recorder hoặc thể hiện được nét nhạc đệm cho trích đoạn bài hát Santa Lucia trên kèn phím. - Thường thức âm nhạc: + Nhận biết và nêu một số đặc điểm của cồng chiêng, đàn t’rưng Tây Nguyên. + Nhận biết và nêu một số đặc điểm của đàn cello, contrabass. |
--------------- Còn tiếp ----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác