Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Kích thức sự tò mò, khám phá kiến thức của HS. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa phần Khởi động bài học SGK tr.18 và yêu cầu HS mô tả lại tình huống. - GV yêu cầu HS trả lời: Theo em,từ xa xưa đến nay, các loại quạt phát triển như thế nào? - GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Quạt điện là thiết bị hoạt động bằng điện để tạo ra các luồng gió nhằm phục vụ lợi ích cho con người. Bên cạnh tác dụng làm mát, hạ nhiệt, quạt điện còn giúp lưu thông không khí trong phòng, giảm bớt cảm giác ngột ngạt. Để nắm rõ hơn về các bộ phận chính của quạt điện, một số loại quạt điện thông dụng và cách phòng tránh được những tình huống mất an toàn khi sử dụng quạt điện, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 3: Sử dụng quạt điện (Tiết 1). B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ Hoạt động 1: Tìm hiểu về các bộ phận chính của quạt điện a. Mục tiêu: HS mô tả được các bộ phận chính của quạt điện. b. Cách tiến hành - GV cho HS quan sát sơ đồ cấu tạo quạt điện SGK tr.19 và thực hiện yêu cầu: Em hãy quan sát các hình dưới đây và nêu tên các bộ phận chính của quạt điện. - GV yêu cầu HS chỉ trên vật thật và trình bày. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá. - GV kết luận: Các bộ phận của quạt điện thường gồm + Lồng quạt. + Cánh quạt. + Thân quạt. + Đế quạt. + Hộp động cơ. + Các bộ phận điều khiển (tuốc năng và bảng điều khiển). + Dây nguồn. Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng các bộ phận chính của quạt điện a. Mục tiêu: HS nêu được tác dụng các bộ phận chính của quạt điện. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy chọn tác dụng được mô tả trong bảng dưới đây ứng với bộ phận chính của quạt điện trong hình. - GV hướng dẫn HS thực hiện theo nhóm đôi, quan sát quạt điện và trao đổi trong nhóm tác dụng của từng bộ phận. - GV mời đại diện 2-3 nhóm trình bày kết quả trước lớp. HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá. - GV kết luận: Tác dụng các bộ phận chính trong quạt điện là + Đế quạt: giữ cho quạt đứng vững. + Cánh quạt: tạo ra gió. + Bảng điều khiển (bộ phận điều khiển): bật, tắt và điều chỉnh tốc độ cánh quạt. + Lồng quạt: bảo vệ cánh quạt và an toàn cho người sử dụng. + Thân quạt: gắn đế quạt với động cơ và có thể điều chỉnh độ cao của quạt. + Tuốc năng (bộ phận điều khiển): điều chỉnh hướng gió. + Dây nguồn: nối quạt với nguồn điện. + Hộp động cơ quạt (bầu quạt): bảo vệ động cơ quạt và an toàn cho người sử dụng. * CỦNG CỐ, DẶN DÒ - GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức vừa học. - GV hướng dẫn HS chuẩn bị cho tiết học sau. * ĐÁNH GIÁ - GV nhận xét quá trình học tập của HS trong lớp. - GV đánh giá kết quả đạt được và nhấn mạnh trong tâm bài học. | - HS quan sát tranh minh họa và mô tả tình huống. - HS trả lời: Từ xa xưa đến nay, các loại quạt phát triển từ quạt mo, quạt nan đến quạt giấy, quạt điện. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS quan sát sơ đồ cấu tạo quạt điện. - HS trình bày. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS quan sát bảng, thực hiện nhiệm vụ. - HS thực hiện theo nhóm đôi. - HS trình bày kết quả. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS trả lời. - HS thực hiện. - HS lắng nghe, tiếp thu. |
-----------Còn tiếp --------
=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn