Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Kích thước HS quan sát, phát hiện một số tình huống không an toàn cho con người từ môi trường công nghệ trong gia đình. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, quan sát tranh minh họa phần Khởi động bài học SGK tr. 37 và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy tìm trong hình sau những trường hợp không an toàn. - GV mời đại diện 2-3 cặp đôi trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Chúng ta cần quan sát, nhận biết và phòng tránh những tình huống không an toàn cho con người từ môi trường công nghệ trong gia đình. Để nắm rõ hơn, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 6: An toàn với môi trường công nghệ trong gia đình (Tiết 1). B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ Hoạt động 1: Tìm hiểu tình huống mất an toàn trong gia đình a. Mục tiêu: HS nhận biết được một số tình huống gây mất an toàn trong gia đình. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát hình SGK tr.38 và thực hiện yêu cầu: Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây, cho biết tình huống nào có thể gây mất an toàn?
- GV mời đại diện 1-2 nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy kể lại hoặc nêu một số tình huống mất an toàn mà em đã thấy, đã nghe, đã xem,...trong thực tế. - GV hướng dẫn HS sắm vai mô tả, thực hành sử dụng những sản phẩm an toàn những sản phẩm công nghệ trong gia đình như bật – tắt điện, sử dụng quạt điện, ti vi,.... - GV kết luận: Không chạm tay vào ổ điện, không ngồi xem ti vi gần màn hình, rút phích cắm điện khi không sử dụng đồ dùng điện, tắt/khóa gas sau khi sử dụng,... Hoạt động 2: Tìm hiểu các phòng tránh tình huống mất an toàn khi sử dụng sản phẩm công nghệ trong gia đình a. Mục tiêu: HS nêu được cách xử lí tình huống mất an toàn khi sử dụng sản phẩm công nghệ trong gia đình. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS quan sát hình SGK tr.39, làm việc cá nhân, sau đó sắm vai theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Mô tả lại các tình huống trong hình và trình bày cách xử lí tình huống sao cho đảm bảo an toàn. - GV mời đại diện 1-2 nhóm trình bày kết quả trước lớp. HS khác nhận xét, lắng nghe, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy mô tả và xử lí một số tình huống mất an toàn mà các em đã thấy, đã nghe, đã xem,...trong thực tế. - GV kết luận: + Cần sử dụng các sản phẩm công nghệ trong gia đình đúng cách và an toàn (không chọc vật nhọn vào ổ điện, không dùng tay giật dây điện, không vừa dùng vừa sạc điện thoại,...). + Thường xuyên kiểm tra đồ dùng điện trong gia đình trước và sau khi sử dụng. + Nhờ người lớn hỗ trợ khi sử dụng sản phẩm công nghệ và khi gặp các tình huống gây mất an toàn. * CỦNG CỐ, DẶN DÒ - GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức vừa học. - GV hướng dẫn HS chuẩn bị cho tiết học sau. * ĐÁNH GIÁ - GV nhận xét quá trình học tập của HS trong lớp. - GV đánh giá kết quả đạt được và nhấn mạnh trong tâm bài học. | - HS thảo luận theo nhóm đôi, quan sát tranh minh họa. - HS trả lời: Những trường hợp không an toàn có thể xảy ra là: + Dùng tay giật dây điện. + Chạm vào ổ điện. + Xoay người làm ngã quạt đang quay. + Dùng tay đưa vào cánh quạt đang quay. + Cốc nước nóng trên bàn đổ xuống,... - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS quan sát hình và thải luận theo nhóm đôi, thực hiện yêu cầu. - HS trình bày: Những tình huống nào có thể gây mất an toàn: + Chạm vào ổ điện + Xem ti vi gần màn hình + Rò khí ga + Cắm quá nhiều đồ dùng điện vào cùng một ổ cắm. - HS trả lời. - HS sắm vai, thực hành. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm. - HS trình bày: + Chập điện, cháy do sử dụng chung phích cắm điện: ngắt nguồn điện (cúp cầu dao điện), chạy báo tin cho người lớn (ông bà, bố mẹ, anh chị, hàng xóm,...), gọi tổng đài PCCC 114. + Rút phích cắm điện bằng cách kéo dây nguồn: đứt dây điện, bị điện giật, hư hỏng thiết bị,... + Chọc đồ vật vào ô điện: điện giật, chập – cháy các thiết bọ cắm điện,... + Để mặt bàn là còn nóng trong thời gian dài: hỏng, cháy quần áo, cháy nhà,... + Sử dụng điện thoại khi đang sạc pin: nổ điện thoại, ảnh hưởng đến tính mạng (phỏng mặt, tay, chân, điện giật,...) - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS trả lời. - HS thực hiện. - HS lắng nghe, tiếp thu. |
-----------Còn tiếp --------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác