Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …./…/…
Ngày dạy: …/…/…
- Kể được tên một số nhóm thực phẩm chính; nêu được giá trị dinh dưỡng của các nhóm thực phẩm chính đối với sức khoẻ con người, yêu cầu của chế độ dinh dưỡng hợp lí;
- Xây dựng được bữa ăn dinh dưỡng hợp lí, ước tính được chi phí tài chính cho một bữa ăn gia đình,
- Hình thành thói quen ăn uống khoa học để giúp cơ thể phát triển khoẻ mạnh.
- Nhận thức công nghệ: nhận biết được chức năng của từng nhóm thực phẩm chủ yếu đối với cơ thể con người, chế độ dinh dưỡng hợp lí và các bước xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí,
- Giao tiếp công nghệ: sử dụng được thuật ngữ về các nhóm thực phẩm, thuật ngữ mô tả món ăn để trình bày về bữa ăn thường ngày của gia đình và chế độ dinh dưỡng hợp lí;
- Sử dụng công nghệ: sử dụng các món ăn từ thực phẩm giàu dinh dưỡng để phối hợp thành bữa ăn dinh dưỡng hợp lí;
- Đánh giá công nghệ: nhận xét, đánh giá nhu cầu dinh dưỡng của từng nhóm người
khác nhau; nhận xét, đánh giá bữa ăn đinh dưỡng hợp lí;
- Thiết kế công nghệ: đề xuất bữa ăn dinh dưỡng hợp lí cho gia đình.
- Tự chủ và tự học: chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sông; vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vân đề trong tình huống mới;
- Giao tiếp và hợp tác: biết trình bày ý tưởng, thảo luận những vấn đề của bài học; thực hiện có trách nhiệm các phân việc của cá nhân và phôi hợp tôt với các thành viên trong nhóm;
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề về dinh dưỡng hợp lí, đề xuất được giải pháp cho bữa ăn dinh dưỡng hợp lí.
- Nhân ái: yêu quý, quan tâm đến sức khoẻ của các thành viên trong gia đình;
- Chăm chỉ: có ý thức về nhiệm vụ học tập; y thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày;
- Trách nhiệm: có trách nhiệm với bản thân; ý thức rèn luyện, chăm sóc sức khoẻ bản thân;
- Tài liệu giảng dạy: SHS và SBT là tài liệu tham khảo chính
- Chuẩn bị tài liệu giảng dạy: SHS và SBT là tài liệu tham khảo chính. Nghiên cứu tài liệu về các loại thực phẩm giàu chât dinh dưỡng, khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia về chế độ đỉnh đưỡng hợp lí;
- Hình ảnh thực phẩm trong từng nhóm, các món ăn thường ngày trong gia đình, trẻ em với nhiều thể trạng khác nhau;
- Tìm hiểu đơn giá của một số loại thực phẩm thông dụng.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
chúng đôi với cơ thể.
- GV têu tình huông trong SHS và đặt câu hỏi: Nếu ngày nào cũng chỉ ăn một món mình ưa thích (ví dụ: trứng) thì có được không? Tại sao chúng ta cân sử dụng nhiều loại thực phẩm khác nhau?
- HS nêu ý kiến cá nhân và phân tích.
- GV đặt vấn đề: Vấn đề thực phẩm và dinh dưỡng là vấn đề thiết thực hằng ngày, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của tất cả mọi người. Trong chương trình môn Khoa học ở cấp Tiểu học, HS đã được học về các chất dinh dưỡng chủ yếu và vai trò của chúng đôi với cơ thể. Do đó, nội dung bài học nhắc lại một cách khái quát về chức năng dinh dưỡng của các nhóm thực phẩm và chú trọng mở rộng những kiến thức cơ bản mà HS đã học vào tình huống thực tiễn: Các chất dinh dưỡng có trong các loại thực phẩm, trong từng món ăn cụ thể. Để tìm hiểu kĩ hơn về thực phẩm và dinh dưỡng, chúng ta cùng đến với bài 4: Thực phẩm và dinh dưỡng.
Hoạt động 1: Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thực phẩm
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV đặt vấn đề: Trong tự nhiên, mỗi loại thực phẩm đều chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau. - GV cho HS quan sát hình ảnh các nhóm thực phẩm ở H4.1 và thực hiện các yêu cầu trong SHS. + GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã học ở cập Tiểu học, kết hợp cùng quan sát hình ảnh đề phát biều được chức năng của từng nhóm thực phẩm. + GV đặt vấn đề: Nếu chỉ ăn thực phẩm của một trong 4 nhóm trên theo y thích thì sẽ ảnh hưởng như đến cơ thể như thế nào? Bước 2:HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành thảo luận. + GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày kết quả + GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức + GV kết luận | I. Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thực phẩm - Có 4 nhóm thực phẩm chính: + Nhóm thực phẩm giàu chất đạm (protein): có vai trò xây đựng, tạo ra các tê bào mới để thay thế những tế bào già chết đi, giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển. Ngoài ra, chất đạm còn góp phần cung câp năng lượng cho cơ thể hoạt động. + Nhóm thực phẩm giàu chất đường, bột (glucid): là nguôn cung cấp năng lượng chủ yêu cho mọi hoạt động của cơ thể. + Nhóm thực phẩm giàu chất béo (lipiđ): góp phân cung cấp năng lượng, giúp bảo vệ cơ thể và chuyển hoá một số vitamin cần thiết. + Nhóm thực phẩm giàu chất khoáng (minerals) và vitamin: tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp cơ thể khoẻ mạnh đề chống lại bệnh tật. |
Hoạt động 2: Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Để biết được ý nghĩa dinh dưỡng của các nhóm thực phẩm đối với sức khoẻ con người, chúng ta phải xem xét nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. + GV yêu cầu HS phân tích Hình 4.2 để trả lời câu hỏi trong SHS. Bước 2:HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận. + GV hướng dẫn, quan sát HS thực hiện Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày kết quả · Hình 4.2a: trẻ có thể trạng suy dinh dưỡng; biểu hiện qua thân hình gầy yếu, khẳng khiu, lộ rõ xương, nét mặt mệt mỏi. · Hình 4.2b: trẻ có thể trạng béo phì; thể hiện qua hình ảnh cơ thể béo phệ, sử dụng nhiều thực phẩm ngọt, rán. · Hình 4.2c: trẻ có thể trạng khoẻ mạnh, cân đối; biểu hiện qua vẻ ngoài tươi tắn, sức sống dồi dào, tràn đầy sinh lực. + GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. + Gv kết luận: thiếu hay thừa chât dinh dưỡng đều ảnh hưởng đến cơ thể. | II. Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể - Thiếu hoặc thừa chật dinh dưỡng đều gây ra tác hại đối với cơ thể. - Nếu ăn uống thiếu chất thì cơ thể sẽ bị suy dinh dưỡng, phát triển chậm lại hoặc ngừng phát triển. - Ngoài ra, trẻ suy dinh dưỡng sẽ có sức đề kháng yếu, dễ nhiễm bệnh và trí tuệ kém phát triển. - Nếu ăn uống quá thừa so với nhu cầu cơ thể, kèm theo thói quen ít vận động thì các chât đạm và đường, bột sẽ tích luỹ trong cơ thể đưới dạng mỡ khiến cơ thể béo phì, vận động khó khăn, chậm chạp và dễ mắc một số bệnh như: cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường,... |
Hoạt động 3: Xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí
-----------Còn tiếp --------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác