Soạn mới giáo án Công nghệ 6 CTST bài 8: Thời trang (2 tiết)

Soạn mới Giáo án Công nghệ 6 Chân trời Sáng tạo bài 8: Thời trang (2 tiết). Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …./…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 8: THỜI TRANG (2 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về thời trang;

- Nhận ra và bước đầu hình thành phong cách thời trang của bản thân;

- Lựa chọn được trang phục phù hợp với đặc điểm và sở thích của bản thân, tính chất công việc và điều kiện tài chính của gia đình.

  1. Năng lực
  2. a) Năng lực công nghệ

- Nhận thức công nghệ: nhận biết về thời trang, tính chất cơ bản của thời trang, nhận biết các bước lựa chọn trang phục hợp lí;

- Giao tiếp công nghệ: sử dụng được các thuật ngữ để trình bày về thời trang, biểu

diễn ý tưởng thiết kế trang phục bằng phác hoạ đơn giản,

- Sử đụng công nghệ: sử đụng mẫu quần áo phối hợp thành bộ trang phục phù hợp theo yêu cầu,

- Đánh giá công nghệ: đưa ra được nhận xét về tính thẩm mĩ của một bộ trang phục theo thời trang, lựa chọn được trang phục trên cơ sở đánh giá sự phù hợp với vóc dáng, lứa tuổi, môi trường hoạt động của người mặc;

- Thiết kế công nghệ: bước đầu hình thành phong cách thời trang riêng mình, có ý

tưởng thiết kế trang phục phù hợp.

  1. b) Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: chủ động, tích cực học tập, vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng về thời trang và lựa chọn trang phục thời trang trong các tình huống cụ thể;

- Giao tiếp và hợp tác: biết trình bày ý tưởng, thảo luận những vân đề của bài học, thực hiện có trách nhiệm các phần việc của cá nhân và phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm;

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: phân tích được tình huống để đề xuất trang phục phù hợp thời trang, đặc điểm bản thân và điều kiện kinh tế của gia đỉnh.

  1. Phẩm chất

- Chăm chỉ: có ý thức về nhiệm vụ học tập, ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về thời trang lựa chọn trang phục thời trang vào đời sống hằng ngày,

- Trách nhiệm: có ý thức tiết kiệm trong chi tiêu của cá nhân và gia đình dành cho việc may mặc thông qua việc lựa chọn trang phục phù hợp với điều kiện tài chính của gia đình;

- Nhân ái: tôn trọng sự khác biệt về phong cách cá nhân của những người khác;

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên:

- Tài liệu giảng dạy: SHS và SBT là tài liệu tham khảo chính

- Tìm hiểu mục tiêu bài;

- Chuẩn bị đồ dùng, phương tiện dạy học: hình ảnh các bộ sưu tập thời trang theo nhiều phong cách, video clip ngắn về buổi trình diễn thời trang, hình ảnh các bộ trang phục đi chơi cho bạn nam và nữ;

- Rập mẫu thân người (cung cấp cho HS để in vào giây): mô phỏng cho nhiều dáng người như thiếu niên nam, nữ, gầy, béo, cao, thấp,...

  1. Đối với học sinh:

- Đọc trước bài học trong SHS

- Sưu tập hình ảnh trang phục thời trang,

- Dụng cụ và vật liệu cần thiết:

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: thúc đẩy như cầu tìm hiểu về thời trang
  3. Nội dung: Thời trang khác với trang phục như thế nào?
  4. Sản phẩm học tập: nhu cầu tìm hiểu về thời trang
  5. Tổ chức thực hiện:

+ GV cũng có thể cho HS xem một video clip ngắn về buổi trình diễn thời trang và

nêu câu hỏi: thời trang khác với trang phục như thế nào?

- HS xem tranh, tiếp nhận câu hỏi và tìm ra câu trả lời:

+ Trang phục dùng để chỉ những đồ để mặc như quần, áo, váy hay để đội như mũ, nón, khăn và để đi như giày, dép, ủng… Ngoài ra, trang phục còn có thể thêm các phụ kiện khác như thắt lưng, găng tay, đồ trang sức… giúp bảo vệ cơ thể tránh những tác động của môi trường.

+ Thời trang được hiểu là sự thể hiện thẩm mỹ phổ biến tại một thời gian, địa điểm và trong một bối cảnh cụ thể bằng cách sử dụng quần áo, giày dép, phụ kiện, cách trang điểm, kiểu tóc và tỷ lệ cơ thể. 

- GV đặt vấn đề: Mỗi người có một phong cách thời trang khác nhau, thời trang và mốt thời trang có thể phù hợp với người này nhưng không phù hợp với người khác. Do vậy, nếu chạy theo mốt thời trang mà không phù hợp với vóc dáng và lứa tuổi của mình và không có cách ứng xử đúng đắn sẽ dễ làm ảnh hưởng tới hình ảnh của bản thân. Vậy nên, để hiểu kĩ hơn về thời trang, chúng ta cùng đến với bài 8: Thời trang.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Thời trang và phong cách thời trang

  1. Mục tiêu: tìm hiểu khái niệm thời trang và phong cách thời trang
  2. Nội dung:

+ Trình bày các loại trang phục theo thời trang ở nhiều thời kì;

+ Trang phục theo một số phong cách thời trang.

  1. Sản phẩm học tập: khái niệm thời trang, khái niệm phong cách thời trang.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV yêu cầu HS theo luận nhóm và quan sát Hình 8.1, trả lời câu hỏi trong SHS: Áo dài Việt Nam thay đổi như thế nào qua hai thời kì?

+ GV yêu cầu HS quan sát Hình 8.2 và trả lời câu hỏi trong SHS: Áo sơ mi nam thay đổi ở hai thời kì khác nhau ở những chi tiết nào?

+ GV nêu thêm các tường hợp trang phục thay đổi theo thời trang qua các thời kì, giúp HS nhận biết thời trang là sự thay đổi các yếu tố của trang phục.

+ GV yêu cầu HS làm việc theo cặp: quan sát Hình 8.3 và trả lời các câu hỏi trong SHS.

Bước 2:HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành thảo luận.

+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày kết quả

· Thời trang áo dài ở mỗi thời kì là kiểu dáng áo dài phổ biến, được nhiều người mặc trong thời gian đó. Trong trường hợp này, thời trang là sự thay đổi kiểu dáng trang phục.

· Thời trang những năm 80 của thế kỉ XX là kiểu hoa văn ca rô được nhiều người mặc

trong thời gian đó. Trong trường hợp này, thời trang là sự thay đổi hoạ tiết, hoa văn của trang phục.

+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung

+ GV cho HS xem thêm hình ảnh trang phục theo các phong cách thời trang khác nhau và phân tích kiểu dáng, màu sắc, hoa văn.... của trang phục để xác định phong cách thời trang.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

+ GV kết luận

I. Thời trang và phong cách thời trang

- Thời trang là những kiểu trang phục được nhiều người ưa chuộng và sử dụng phổ biến trong một khoảng thời gian nhất định. Thời trang luôn thay đổi theo thời gian và được thể hiện qua kiểu dáng, màu sắc, chất liệu, hoạ tiết,... của trang phục.

- Tuy theo nhu cầu mặc đẹp của con người, thời trang có các loại: thời trang xuân hè, thời trang thu đông, thời trang công sở, thời trang trẻ em,...

Hoạt động 2: Thời trang thể hiện tính cách của người mặc

  1. Mục tiêu: nhận biết đặc điểm chung của thời trang, bước đầu nhận ra phong cách thời trang của bản thân.
  2. Nội dung: trang phục theo phong cách thời trang khác nhau
  3. Sản phẩm học tập: đặc điểm chung của thời gian
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ.

- GV yêu cầu các nhóm HS quan sát Hình 8.4 và phân tích từng hình ảnh để trả lời các câu hỏi trong SHS.

+ GV minh hoạ thêm hình ảnh các phong cách thời trang khác nhau thể hiện qua trang phục.

+ GV khuyến khích HS nêu lên phong cách thời trang mà bản thân yêu thích. GV điều chỉnh để hướng HS đến việc thê hiện nét đẹp của bản thân qua trang phục.

Bước 2:HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.

+ GV hướng dẫn, quan sát HS thực hiện

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày kết quả: Cùng là kiểu trang phục áo sơ mi và quần tây nhưng mỗi bộ trang phục thể hiện một phong cách khác nhau:

· Hình 8.4a: thể hiện sự giản dị;

· Hình 8.4b: rộng thùng thỉnh, không thể hiện sự gọn gàng nhưng kiểu quần tây, áo sơ mi cho thây sự nghiêm chỉnh, lịch sự,

· Hinh 8.4a và 8.4c: giúp người mặc có vẻ trẻ trung, năng động;

· Các bộ trang phục lịch sự, trang trọng phù hợp để đến công sở.

+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung

+ GV phân tích: Mỗi người thường mặc những kiểu trang phục họ mà yêu thích. Ví

Dụ: người có tính cách giản dị sẽ thích mặc những trang phục đơn giản chứ không thích mặc trang phục cầu kì, rườm rà. Do vậy, cách ăn mặc thể hiện tính cách của người mặc: cầu kì, đơn giản, trẻ trung, năng động, lịch sự, xuề xoà....

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

+ GV rút ra kết luận cách ăn mặc phù hợp với bản thân, với xã hội, cách ứng xử đúng

mực tạo nên vẻ đẹp của mỗi người. Không nên sử dụng những trang phục theo thời trang quái dị, lố lăng sẽ làm xấu hình ảnh của bản thân trong mắt mọi người.

II. Thời trang thể hiện tính cách của người mặc

- Thời trang thể hiện phần nào tính cách của người mặc. Phong cách thời trang và cách ứng xử tạo nên vẻ đẹp của con người.

- Cần lựa chọn thời trang phù hợp với bản thân và có cách ứng xử khéo léo.

Hoạt động 3: Lựa chọn trang phục phù hợp theo thời trang (Một số lưu ý khi lựa chọn trang phục theo thời trang)

  1. Mục tiêu: ôn lại kiến thức về cách lựa chọn trang phục
  2. Nội dung:

+ Lựa chọn loại trang phục phù hợp với lứa tuổi, với môi trường hoạt động,

+ Lựa chọn màu sắc của vải và kiểu may của trang phục phù hợp với vóc đáng người mặc;

+ Lựa chọn chât vải phù hợp với điều kiện tài chính của gia đình;

+ Lựa chọn thêm các vật dùng đi kèm phù hợp với áo quần đã chọn.

  1. Sản phẩm học tập: ách lựa chọn trang phục phù hợp theo tình huống sử dụng cho trước.

-----------Còn tiếp --------

Soạn mới giáo án Công nghệ 6 CTST bài 8: Thời trang (2 tiết)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Công nghệ 6 chân trời sáng tạo mới, soạn giáo án công nghệ 6 mới CTST bài Thời trang (2 tiết), giáo án soạn mới công nghệ 6 chân trời

Soạn mới giáo án Công nghệ 6 chân trời


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay