Soạn mới giáo án Công nghệ 6 CTST bài 9: Sử dụng đồ dùng điện trong gia đình (5 tiết)

Soạn mới Giáo án Công nghệ 6 Chân trời Sáng tạo bài 9: Sử dụng đồ dùng điện trong gia đình (5 tiết). Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …./…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHƯƠNG 4: ĐỒ DÙNG ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH

BÀI 9: SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH (5 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Nêu được công dụng của một số đồ dùng điện trong gia đình,

- Nhận biết và nêu được chức năng các bộ phận chính của một số đồ dùng điện,

- Vẽ được sơ đồ khối và nêu được nguyên lí làm việc của một số đồ dùng điện;

- Sử dụng được một sô đô dùng điện trong gia đình đúng cách, an toàn và tiết kiệm

điện năng;

- Lựa chọn đồ dùng điện tiết kiệm năng lượng, phù hợp với điều kiện của gia đình.

  1. Năng lực
  2. a) Năng lực công nghệ

- Nhận thức công nghệ: nhận thức được câu tạo, nguyên lí làm việc của đồ dùng công nghệ trong gia đình;

- Giao tiếp công nghệ: sử dụng được một số thuật ngữ về đồ dùng điện;

- Sử đụng công nghệ: sử dụng được các đồ dùng điện trong gia đình đúng cách, an toàn và tiết kiệm điện; vẽ được sơ đồ khối mô tả nguyên lí làm việc của một sô đồ dùng điện.

  1. b) Năng lực chung

- Giao tiếp và hợp tác: biết trình bày ý tưởng, thảo luận những vân đề của bài học, thực hiện có trách nhiệm các phần việc của cá nhân và phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm.

- Tự chủ và tự học: chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vẫn đề trong tình huống mới;

  1. Phẩm chất

- Chăm chỉ: có ý thức về nhiệm vụ học tập và việc vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về các đồ dùng điện vào đời sống hằng ngày,

- Có trách nhiệm khi sử dụng đồ dùng điện.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên:

- Tài liệu giảng dạy: SHS và SBT là tài liệu tham khảo chính

- Tìm hiểu mục tiêu bài học;

- Chuẩn bị đồ dùng, phương tiện dạy học:

+ Tranh ảnh, mô hình hoặc mẫu vật thật về các đồ dùng điện được giới thiệu trong bài;

+ Dụng cụ cần thiết đề tổ chức cho HS thực hành.

  1. Đối với học sinh:

-Đọc trước bài học trong SHS

- Quan sát hoạt động của các đồ dùng điện trong gia đình.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: khơi gợi nhu cầu tìm hiểu của HS vẻ các loại đồ dùng điện trong gia đình.
  3. Nội dung: cấu tạo và hoạt động của một số đỏ dùng điện thông dụng trong gia đình.
  4. Sản phẩm học tập: nhu cầu tìm hiểu câu tạo và hoạt động của một số đồ dùng điện.
  5. Tổ chức thực hiện:

+ GV yêu cầu một số HS kể các đồ dùng điện đang được sử dụng trong gia đình.

+ GV minh hoạ hình ảnh các đồ dùng điện phổ biến trong gia đình như bàn là, đèn LED, máy xay thực phẩm, quạt, nồi cơm điện,… và đặt câu hỏi về cấu tạo của chúng.

- HS xem tranh, tiếp nhận câu hỏi và nếu ý kiến cá nhân. GV nhận xét

- GV đặt vấn đề: Như các em đã biết, đồ dùng điện trong gia đình rất đa dạng và phổ biến. Để biết được cấu tạo cũng như nguyên lí hoạt động của các đồ dùng điện, chúng ta cùng đến với bài 9: Sử dụng đồ dùng điện trong gia đình.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Cấu tạo và thông số kĩ thuật của bàn là (bàn ủi)

  1. Mục tiêu: mô tả cấu tạo chung của bàn là, giới thiệu một số loại bàn là thông dụng.
  2. Nội dung: tên gọi và chức năng các bộ phận chính của bàn là.
  3. Sản phẩm học tập: tên gọi, vị tri và chức năng các bộ phận chính của bàn là.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV trình bày hình ảnh, mô hình hoặc mẫu vật các bộ phận chính của bàn là.

+ GV yêu cầu HS quan sát Hình 9.1 trong SHS, ghép tên và chức năng vào các bộ phận chính của bàn là cho phù hợp.

+ GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và đọc thông tin ở Bảng 9.1 trong SHS.

+ GV giới thiệu cho HS về thông số kĩ thuật của một số loại bàn là thông dụng: bàn là du lịch, bàn là khô.

Bước 2:HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành thảo luận.

+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày kết quả

+ GV giải thích cho HS chức năng từng bộ phận chính của bàn là.

+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

+ GV kết luận

I. Một số đồ dùng điện trong gia đình

1. Bàn là (bàn ủi)

a. Cấu tạo và thông số kĩ thuật

- Cấu tạo:

+ Vỏ bàn là (2): bảo vệ các bộ phận bên trong của bàn là

+ Dây đốt nóng (3): tạo sức nóng dưới tác dụng của dòng điện

+ Bộ điều chỉnh nhiệt độ (1): đặt nhiệt độ bàn là phù hợp với từng loại vải.

- Thông số kĩ thuật:

Hoạt động 2: Nguyên lí làm việc của bàn là

  1. Mục tiêu: mô tả nguyên lí làm việc của bàn là
  2. Nội dung: sơ đồ khôi mô tả nguyên lí làm việc của bàn là.
  3. Sản phẩm học tập: nguyên lí làm việc của bàn là.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV trình bày sơ đồ khối và giải thích cho HS nguyên lí làm việc của bàn là.

+ GV giải thích nguyên nhân bàn là luôn giữ được độ nóng theo nhiệt độ đã đặt trước.

+ GV yêu câu HS vẽ lại sơ đồ khối mô tả nguyên lí làm việc của bàn là.

Bước 2:HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.

+ GV hướng dẫn, quan sát HS thực hiện

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày kết quả

+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

+ GV kết luận

I. Một số đồ dùng điện trong gia đình

1. Bàn là (bàn ủi)

b. Nguyên lí làm việc

- Khi cấp điện cho bàn là và xoay bộ điều chỉnh nhiệt độ đến vị trí thích hợp với loại vải cần là, lúc này dòng điện truyền qua dây đốt nóng làm bàn là nóng lên. Bàn là sẽ tự động ngắt và đóng dòng điện truyền qua dây đốt nóng để giữ nhiệt độ luôn ổn định ở giá trị nhiệt độ đã đặt trước.

Hoạt động 3: Sử dụng bàn là

  1. Mục tiêu: hướng dẫn sử dụng bàn là đúng cách an toàn, hiệu quả.
  2. Nội dung: ý nghĩa của các kí hiệu trên bộ điều chỉnh nhiệt độ và quy trình sử dụng bàn là.
  3. Sản phẩm học tập: quy trình sử dụng bàn là
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV cho HS quan sát hình minh hoạ bộ phận điều chỉnh nhiệt độ, yêu cầu HS nhắc lại các kí hiệu là trên trang phục đã học ở Bài 7.

+ GV nhắc lại các thuật ngữ thể hiện tên trên thị trường của các loại vải sợi khác nhau.

+ GV dẫn dắt và gợi mở đề HS nhận biết ý nghĩa các kí hiệu mức nhiệt trên bộ điều chỉnh nhiệt độ của bàn là.

+ GV cho HS quan sát hình ảnh trên bộ điều chỉnh nhiệt độ của các loại bàn là

khác.

+ GV yêu cầu HS nhắc lại quy trình là đã được học ở Bài 7.

+ GV dẫn dắt HS nêu từng bước sử dụng bàn là để là các loại quần áo theo quy trình

ở Bảng 9.2 trong SHS.

Bước 2:HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.

+ GV hướng dẫn, quan sát HS thực hiện

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày kết quả

+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung

+ GV giải thích rõ cho HS thứ tự là các loại quần áo: là quần áo may bằng các loại vải phù hợp với mức nhiệt thấp trước (đề lại một vài chiếc) rồi mới là quần áo may bằng các loại vải phù hợp với mức nhiệt cao sau. Sau khi ngắt điện, vẫn có thể sử dụng bàn là để là thêm vài chiếc quần áo may bằng các loại vải phù hợp ở mức nhiệt thấp còn lại.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

+ GV kết luận

I. Một số đồ dùng điện trong gia đình

1. Bàn là (bàn ủi)

c. Sử dụng bàn là

- Kí hiệu trên bộ điều chỉnh:

+ Kí hiệu NYLON: vị trí đặt nhiệt độ bàn là phù hợp với nhóm quần áo may bằng vải nylon.

+ Kí hiệu SILK: vị trí đặt nhiệt độ bàn là phù hợp nhiệt độ của bàn là với nhóm quần áo may bằng vải lụa, tơ tằm.

+ Kí hiệu WOOL: vị trí đặt nhiệt độ bàn là phù hợp với nhóm quần áo may bằng

vải len.

+ Kí hiệu COTTON: vị trí đặt nhiệt độ bàn là phù hợp với nhớm quần áo may bằng vải bông (vải cotton).

+ Kí hiệu LINEN: vị trí đặt nhiệt độ bàn là phù hợp với nhóm quần áo may bằng vải lanh (vải linen).

+ Kí hiệu MAX: vị trí đặt nhiệt độ bàn là ở mức cao nhất.

+ Kí hiệu MIN: vị trí đặt nhiệt độ bàn là ở mức thấp nhất

- Quy trình sử dụng bàn là gồm 5 bước:

+ Bước 1: Phân loại quân áo;

+ Bước 2: Kiểm tra độ an toàn của bàn là;

+ Bước 3: Cấp điện cho bàn là;

+ Bước 4: Điều chỉnh nhiệt độ thích hợp và lần lượt là các loại quần áo;

+ Bước 5: Tắt bàn là, rút phích cắm và dựng bàn là đến khi nguội hẳn.

(Bảng 9.2/ SGK)

Hoạt động 4: Cấu tạo và thông số kĩ thuật đèn LED

  1. Mục tiêu: mô tả câu tạo chung của đèn LED, giới thiệu một số loại đèn LED thông dụng.
  2. Nội dung: tên gọi và chức năng các bộ phận chính của đèn LED.
  3. Sản phẩm học tập: tên gọi, vị tri và chức năng các bộ phận chính của đẻn LED.

-----------Còn tiếp --------

Soạn mới giáo án Công nghệ 6 CTST bài 9: Sử dụng đồ dùng điện trong gia đình (5 tiết)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Công nghệ 6 chân trời sáng tạo mới, soạn giáo án công nghệ 6 mới CTST bài Sử dụng đồ dùng điện trong gia đình (5 tiết), giáo án soạn mới công nghệ 6 chân trời

Soạn mới giáo án Công nghệ 6 chân trời


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay