Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được vai trò của việc nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi.
- Trình bày được các công việc cơ bản nuôi dưỡng và chăm sóc từng loại vật nuôi: vật nuôi non, vật nuôi đực giống và vật nuôi cái sinh sản.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
· Lựa chọn được các nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về vai trò của nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi và các công việc cơ bản của nuôi dưỡng, chăm sóc từng loại vật nuôi.
· Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
· Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và và trao đổi nhiệm vụ học tập với giáo viên.
- Năng lực công nghệ:
· Nhận thức công nghệ: nhận thức được các công việc cơ bản trong nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi non, vật nuôi đực giông, vật nuôi cái sinh sản.
· Giao tiêp công nghệ: sử dụng được một sô thuật ngữ về kĩ thuật chăn nuôi.
· Đánh giá công nghệ: nhận xét, đánh giá được tính hợp lí của các công việc nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi non, vật nuôi đực giông, vật nuôi cái sinh sản.
3. Phẩm chất
- Nhận thức được vai trò của việc nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi.
- Biết yêu thương vật nuôi, có ý thức bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, Giáo án.
- Các tranh giáo khoa của bài Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi.
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Đọc trước bài học trong SGK.
- Tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về tên và cách chăm sóc một số loại vật nuôi trong gia đình của em.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS quan sát hình ảnh một số vật nuôi và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Ở gia đình em có nuôi những vật nuôi nào? Hãy cho biết cách chăm sóc chúng như thế nào?
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.
- GV dẫn dắt vào bài học: Muốn vật nuôi khỏe mạnh, lớn nhanh, ít bệnh cần nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi như thế nào? Biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi non, vật nuôi đực giống và vật nuôi cái sinh sản được thực hiện như thế nào? Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 10: Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được vai trò của nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS ghi được vào vở vai trò của nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu kiến thức: Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi là công việc rất quan trọng, có ảnh hưởng tới hiệu quả chăn nuôi. - GV hướng dẫn HS quan sát Hình 10.1 SGK tr.47 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Quan sát Hình 10.1 và cho biết nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi bao gồm những công việc gì?
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục I SGK tr.47 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy nêu vai trò của nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi. - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Nếu cho vật nuôi ăn thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng thì sẽ xảy ra hiện tượng gì? - GV kết luận: Khi vật nuôi được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt, chúng sẽ khỏe mạnh, lớn nhanh, ít bị bệnh, cho nhiều sản phẩm chất lượng cao; người chăn nuôi có lãi, con vật được đảm bảo phúc lợi động vật. - GV hướng dẫn HS tự đọc mục Tri thức bổ sung SGK tr.48 để hiểu về phúc lợi động vật. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, quan sát Hình 10.1, thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi về vai trò của nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | I. Vai trò của nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi - Những công việc nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi bao gồm: + Hình 10.1a: Cho vật nuôi ăn. + Hình 10.1b: Vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ. + Hình 10.1c: Tiêm phòng cho vật nuôi. + Hình 10.1d: Tắm chải cho vật nuôi. - Vai trò của nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi: + Nuôi dưỡng: cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng (chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất), đủ lượng, phù hợp với từng giai đoạn và từng đối tượng. + Chăm sóc: thường xuyên quan tâm tới vật nuôi, tạo ra môi trường trong chuồng trại nuôi phù hợp để vật nuôi sống thoải mái, khỏe mạnh, cho nhiều sản phẩm chăn nuôi nhất. - Nếu cho vật nuôi ăn thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng sẽ xảy ra hiện tượng vật nuôi bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, sức đề kháng bệnh năng suất và chất lượng thịt của vật nuôi. + Thừa dinh dưỡng sẽ gây tình trạng ngộ độc như loạn dưỡng cơ, mề bị bào mòn, tích nước trong mô, chất chứa manh tràng đen. + Thiếu dinh dưỡng thì tùy theo từng loại chất khoáng mà vật nuôi có những biểu hiện khác nhau như: · Thiếu hụt hoặc mất cân đối Ca, P ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bộ xương. · Thiếu Mn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển khớp xương, súc vật yếu chân, đi lại khó khăn. · Thiếu Zn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển lớp tế bào niêm mạc da, gây bệnh sừng hóa trên da, giảm sức đề kháng bệnh. · Thiếu Fe, Cu và Co ảnh hưởng xấu đến sự tạo máu, làm cho vật nuôi thiếu máu,…. · Thiếu I ảnh hưởng đến năng suất sinh trưởng, đẻ trứng, tiết sữa giảm sút. |
--------------- Còn tiếp ----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác