Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. KiẾn thức
- Trình bày được vai trò của thủy sản.
- Nhận biết được một số loại thủy sản có giá trị kinh tế cao ở nước ta.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
· Lựa chọn được các nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về vai trò của thủy sản, một số loại thủy sản có giá trị cao ở nước ta.
· Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
- Năng lực công nghệ:
· Nhận thức công nghệ nhận thức được vai trò của việc nuôi thuỷ sản để tạo thực phẩm sạch, an toàn cung cấp cho xã hội; nhận biết được một số loài thuỷ sản quan trọng, có giá trị kinh tế cao hiện nay được nuôi ở nước ta,
· Giao tiếp công nghệ sử dụng một số thuật ngữ về nuôi thuỷ sản để trình bày vai trò của ngành nuôi thuỷ sản đối với nền kinh tế xã hội Việt Nam,
· Đánh giá công nghệ nhận xét, đánh giá hành động hợp lí trong hoạt động của ngành môi thuỷ sản trong nền kinh tế. Đánh giá được một số đối tượng thuỷ sản nuôi có giá trị kinh tế cao của Việt Nam.
3. Phẩm chất
- Nhận thức được vai trò thiết yếu của thủy sản đối với con người và nền kinh tế.
- Có ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường nuôi thủy sản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, Giáo án.
- Các tranh giáo khoa của bài Giới thiệu về thủy sản.
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Đọc trước bài học trong SGK.
- Tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến thủy sản.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy kể tên một số động vật thủy sản có giá trị kinh tế ở nước ta hiện nay.
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: Một số động vật thủy sản có giá trị kinh tế ở nước ta hiện nay như tôm càng xanh, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm, cá ba sa, cá tra, cá tầm, cá song, cá hồi, ba ba....
- GV dẫn dắt vào bài học: Động vật thủy sản rất đa dạng và phong phú. Vậy chúng có vai trò gì đối với đời sống con người? Cần phải làm gì để khai thác và bảo vệ hiệu quả nguồn lợi thủy sản. Để tìm hiểu những vấn đề này, chúng ta sẽ đi vào bài học ngày hôm nay – Bài 14: Giới thiệu về thủy sản.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của thủy sản
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được vai trò của thủy sản.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc SGK, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS ghi được vào vở vai trò của thủy sản.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS quan sát Hình 14.1, đọc thông tin mục I SGK tr.70 và trả lời câu hỏi: Nêu vai trò của thủy sản tương ứng với mỗi ảnh trong hình.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, quan sát Hình 14.1và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi về vai trò của thủy sản. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | I. Vai trò của thủy sản - Vai trò của thủy sản: + Hình 14.1a: Cung cấp nguồn thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao cho con người. + Hình 14.1b: Làm cảnh. + Hình 14.1c: Cung cấp nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu. + Hình 14.1d: Cung cấp nguồn thức ăn cho chăn nuôi. + Ngoài ra, thủy sản còn tạo thêm công việc cho người lao động, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của con người. Các hoạt động thủy sản trên biển góp phần khẳng định chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. |
-------------- Còn tiếp ----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác