Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được ý nghĩa, kĩ thuật gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng.
- Vận dụng kiến thức thực tiễn vào trồng trọt ở gia đình.
- Có ý thức đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong trồng trọt.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
· Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
· Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và và trao đổi nhiệm vụ học tập với giáo viên.
· Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về kĩ thuật gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng.
- Năng lực công nghệ:
· Nhận thức công nghệ: nhận thức ý nghĩa, kĩ thuật gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng.
· Giao tiếp công nghệ: sử dụng được một số thuật ngữ để trình bày về cách gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng.
· Đánh giá công nghệ: nhận xét được các cách thức trong gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng.
3. Phẩm chất
- Có ý thức tìm hiểu về kĩ thuật gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng.
- Có ý thức vận dụng kiến thức về kĩ thuật gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, Giáo án.
- Tranh ảnh, video liên quan đến kĩ thuật gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng.
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Đọc trước bài học trong SGK.
- Tìm kiếm và đọc trước tài liệu liên quan đến kĩ thuật gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một vấn đề cần chú ý khi gieo hạt trồng cây con.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS quan sát hình ảnh và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, khi gieo hạt, trồng cây con, cần phải chú ý đến những vấn đề gì?
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: Khi gieo hạt, trồng cây con, cần phải chú ý đến :
+ Kĩ thuật gieo trồng.
+ Chăm sóc cây con.
+ Phòng trừ sâu, bệnh cây trồng.
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV dẫn dắt vào bài học: Để năm rõ hơn về ý nghĩa, kĩ thuật gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng, cũng như biết cách vận dụng kiến thức thực tiễn vào trồng trọt ở gia đình, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 3: Gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về kĩ thuật gieo trồng
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được một số yêu cầu cơ bản khi thực hiện gieo trồng; nhận biết một số hình thức gieo trồng phổ biến trong nông nghiệp.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc SGK, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS ghi được vào vở các yêu cầu cơ bản khi thực hiện việc gieo trồng và các hình thức gieo trồng phổ biến trong nông nghiệp.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS quan sát Hình 3.1 – Một số hình thức gieo trồng SGK tr.14 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Nêu các yêu cầu của kĩ thuật gieo trồng. + Nêu hình thức gieo trồng ở mỗi hình a, b, c, d. - GV kết luận: Có 2 hình thức gieo trồng chính là gieo bằng hạt và bằng cây con. - GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục I.1 SGK tr.15 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Gieo hạt thường được áp dụng trong trường hợp nào? + Kĩ thuật gieo hạt như thế nào?
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục I.2 SGK tr.15 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Trồng cây con thường được áp dụng trong trường hợp nào? + Cần chú ý điều gì khi trồng cây con? - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Kể tên một số loại cây trồng mà em biết. Các cây trồng được gieo trồng bằng hình thức nào? - GV cho HS quan sát thêm một số hình ảnh cây trồng: + Cây lúa, ngô, đậu (đỗ), rau cải,… trồng bằng gieo hạt. + Cây mía, sắn, hành khô,.. trồng bằng hom, củ. + Cây cam, cây bưởi,... trồng bằng hạt hoặc cây con. - GV hướng dẫn HS tự đọc mục Thông tin bổ sung SGK tr.15 để hiểu thêm về mùa vụ gieo trồng và ý nghĩa của mùa vụ gieo trồng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, quan sát Hình 3.1 và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi về các yêu cầu cơ bản khi thực hiện việc gieo trồng và các hình thức gieo trồng phổ biến trong nông nghiệp. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | I. Kĩ thuật gieo trồng - Yêu cầu của kĩ thuật gieo trồng: + Thời vụ + Mật độ, khoảng cách + Độ, nông sâu. - Hình thức gieo trồng: + Hình 3.1a: Gieo bằng đoạn thân + Hình 3.1b: Gieo bằng hạt + Hình 3.1c: Gieo bằng cây con + Hình 3.1d: Gieo bằng củ.
1. Gieo hạt - Áp dụng với cây trồng ngắn ngày và trong vườn ươm. - Kĩ thuật gieo hạt: + Với hạt nhỏ: gieo trực tiếp hạt giống lên mặt đất, phun sương cho hạt bám vào đất trồng. + Với hạt to: vùi hạt xuống đất với độ sâu từ 2-3 lần đường kính của hạt, không nén đất quá chặt khi vùi hạt. 2. Trồng cây con - Áp dụng với nhiều loại cây trồng ngắn ngày và dài ngày. - Khi trồng cần chú ý: + Đảm bảo độ nông, sâu phù hợp với từng loại cây trồng. + Vun gốc để giúp cây trồng đứng vững. + Tưới nước đầy đủ cho cây sau khi trồng. |
------------- Còn tiếp --------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác