Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Trình bày được kĩ thuật chuẩn bị ao nuôi cá và chuẩn bị cá giống.
- Trình bày được kĩ thuật chăm sóc, phòng, trị bệnh và thu hoạch cá trong ao nuôi.
- Đo được nhiệt độ và độ trong nước ao nuôi.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
· Lựa chọn được các nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về nuôi thủy sản nói chung và nuôi ao cá nói riêng.
· Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
· Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và và trao đổi nhiệm vụ học tập với giáo viên.
- Năng lực công nghệ:
· Nắm được quy trình chuẩn bị nuôi cá aovà tác dụng của việc rắc vôi bột khi vệ sinh đáy ao.
· Nắm được kĩ thuật chuẩn bị giống cá.
· Nắm được các loại thức ăn cho cá và cách cho cá ăn
· Hiểu được cách quản lí chất lượng ao nuôi cá.
· Thực hành đo được nhiệt độ trong nước.
3. Phẩm chất
- Có ý thức đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thực hành.
- Nhận thức được việc nuôi cá cần phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, Giáo án.
- Sưu tầm tranh, ảnh, video về công tác chuẩn bị ao nuôi, chuẩn bị cá giống, hình ảnh một số loài cá nuôi phổ biến ở địa phương, công tác chăm sóc, quản lí cá sau khi thả, các loại thức ăn nuôi cá ở địa phương, hình ảnh một số cá bệnh, cách thu hoạch cá.
- Nhiệt kế, đĩa Secchi, bình chứa nước.
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Đọc trước bài học trong SGK.
- Tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến nội dung bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về sự hình thành ao nuôi cá trong truyền thuyết Thánh Gióng.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS quan sát hình ảnh và truyền thuyết Thánh Gióng và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Truyền thuyết kể rằng dấu vết chân ngựa của Thánh Gióng chạy đến đâu sau này ở đó hình thành hồ ao nuôi cá. Theo các em, có đúng không?
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: HS có thể trả lời đúng hoặc không đúng (dựa vào suy nghĩ của HS, GV không đánh giá đúng, sai).
- GV dẫn dắt vào bài học: Nuôi cá ao cần chuẩn bị như thế nào? Khi nuôi cá ao cần chú ý những vấn đề gì? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 15: Nuôi cá ao.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. CHUẨN BỊ AO NUÔI VÀ CÁ GIỐNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu về cách chuẩn bị ao nuôi cá
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được cách thức chuẩn bị ao nuôi cá, tùy theo từng loại ao.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc SGK, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS ghi được vào vở kĩ thuật chuẩn bị ao nuôi cá.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Tại sao cần phải chuẩn bị ao nuôi cá? - GV hướng dẫn HS đọc nội dung thông tin mục I.1 SGK tr.73 và trả lời câu hỏi: Sắp xếp các bước trong quy trình chuẩn bị ao nuôi cá theo các gợi ý sau: tát cạn ao; hút bùn và làm vệ sinh ao, phơi đáy ao, bắt sạch cá còn sót lại, lấy nước mới vào ao, rắc vôi khử trùng ao.
- GV cho HS quan sát thêm video clip về một số loại ao nuôi phổ biến. - GV yêu cầu HS liên hệ thực tế: Quan sát hình 15.1 và cho biết gia đình và địa phương em thường nuôi cá trong các loại ao nào? Theo em, việc rắc vôi bột khi vệ sinh đáy ao có tác dụng gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, quan sát Hình 15.1 và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi về kĩ thuật chuẩn bị ao nuôi cá. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Chuẩn bị ao nuôi cá - Quy trình chuẩn bị ao nuôi cá: tát cạn ao -> bắt sạch cá còn sót lại ->hút bùn và làm vệ sinh ao -> rắc vôi khử trùng ao -> phơi đáy ao ->lấy nước mới vào ao. - Tác dụng của việc rắc vôi bột khi vệ sinh đáy ao: + Giúp hạ phèn đất và nước, ổn định pH nước, diệt được cá tạp địch hại và cả các mầm bệnh trong ao. + Giúp cho mùn bã đáy ao được phân hủy, làm đáy ao tốt hơn do được khoáng hóa, chất lượng nước cũng được cải thiện. + Đối với tôm nuôi, chất vôi trong ao còn có tác dụng đến tôm trong việc hình thành vỏ.
|
------------- Còn tiếp --------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác