Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
(Thời lượng: 6 tiết)
– Biết cách thực hiện kĩ thuật di chuyển tiến, lùi và tâng cầu bằng mu bàn chân.
– Biết một số quy định cơ bản về kích thước sân đá cầu.
- Năng lực chung:
+ Hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học: thông qua việc đọc thông tin trong SGK, quan sát các hình và tranh, ảnh.
+ Hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua các hoạt động nhóm để thực hiện kĩ thuật di chuyển tiến, lùi và tâng cầu bằng mu bàn chân.
- Năng lực riêng:
+ Thực hiện được kĩ thuật di chuyển tiến, lùi và tăng ông cầu bằng mu bàn chân.
+ Biết chỉnh sửa động tác sai thông qua nghe, quan sát và tập luyện; biết lựa chọn và tham gia các trò chơi vận động phù hợp với nội dung bài học; biết điều khiển tổ, nhóm tập luyện và nhận xét kết quả tập luyện; biết vận dụng những kiến thức đã học để rèn luyện nâng cao khả năng vận động và phát triển thể lực.
- Tích cực, tự giác trong học tập và vận dụng để rèn luyện thân thể hằng ngày.
– Tranh, ảnh, video kĩ thuật di chuyển tiến, lùi và tâng cầu bằng mu bàn chân (nếu có).
– Mỗi HS một quả cầu.
– Còi để điều khiển trong các hoạt động tập luyện.
- SGK.
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV cho HS khởi động chung (bài tập tay không, khởi động các khớp và bài tập căng cơ) và khởi động chuyên môn (đá lăng trước, uốn dẻo.).
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện khởi động
- GV đặt vấn đề: Trong đời sống hàng ngày nói chung và bộ môn Giáo dục thể chất nói riêng, đá cầu là một chủ đề học tập phổ biến. Để nắm được các kiến thức lý thuyết và vận dụng chính xác, chúng ta cùng vào bài học – Bài 2 : Kĩ thuật di chuyển tiến, lùi và tâng cầu bằng mu bàn chân.
Hoạt động 1: Kĩ thuật di chuyển
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | LƯỢNG VẬN ĐỘNG | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |
TG | SL | ||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS xem tranh, ảnh kĩ thuật di chuyển tiến, lùi: - GV thị phạm và phân tích kĩ thuật di chuyển tiến, lùi theo trình tự: +Thị phạm toàn bộ kĩ thuật hai lần, tạo cảm giác trực quan cho HS về kĩ thuật động tác. + Thị phạm và phân tích TTCB, chú ý về trọng tâm cơ thể, tư thế thân người và hướng mắt nhìn. +Thị phạm và phân tích di chuyển về trước (hoặc ra sau). + Thị phạm và phân tích bước cuối: đặt chân không thuận làm trụ, chân thuận lưa lên làm động tác đỡ cầu (ở cả di chuyển tiến trước và lùi sau). – GV tổ chức tập luyện: + GV cho HS thực hiện theo hàng ngang các kĩ thuật di chuyển. + GV cho HS tập các bài tập bổ trợ và chơi các trò chơi vận động. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe hướng dẫn của GV các động tác - HS thực hiện động tác theo hiệu lệnh của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV yêu cầu đồng loạt HS thực hiện động tác. - GV gọi 1-2 HS tập mẫu để HS trong lớp theo dõi, tập theo. - GV lưu ý một số lỗi sai HS thường mắc: + Trọng tâm không ổn định trong quá trình di chuyển dấn đến giảm tốc độ di chuyển + Mắt không nhìn hướng cầu tới trong quá trình di chuyển làm giảm khả năng quan sát cầu. + Không thả lỏng trong quá trình di chuyển dẫn tới giảm tốc độ và khả năng phối hợp khi di chuyển. - GV hướng dẫn HS cách khắc phục các lỗi sai. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. |
6p
3p
5p
10p
10p
10p
|
2n
1n
2n
2n
2n
2n
| 1. Kĩ thuật di chuyển - Kĩ thuật để chuyển tiến + TTCB: Hai chân rộng bằng vai, chúng gối, thân người hơi ngả về trước, mất nhìn thẳng. + Thực hiện: Chạy về phía trước, tay đánh tự nhiên theo bước chạy, mặt hướng về phía trước. Ở bước cuối, đặt chân không thuận làm trụ, chân thuận đưa lên làm động tác đỡ cầu (H.2). - Kĩ thuật di chuyển lùi + Từ TTCB cơ bản, chạy lùi, tay đánh tự nhiên theo bước chạy, mắt nhìn thẳng. Ở bước cuối, lấy chân không thuận làm trụ, chân thuận đưa ra làm động tác đỡ cầu (H.3). |
Hoạt động 2: Kĩ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác