Soạn mới giáo án HĐTN 10 cánh diều bài SHDC. Chủ đề 8 - Chọn nghề, chọn trường
Soạn mới giáo án HĐTN 10 cánh diều bài SHDC. Chủ đề 8 - Chọn nghề, chọn trường. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo.
Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ:
nhấn vào đây
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
CHỦ ĐỀ 8. CHỌN NGHỀ, CHỌN TRƯỜNG
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Phân tích được phẩm chất và năng lực cần có của người lao động thông qua trải nghiệm một nghề cụ thể và yêu cầu của nhà tuyển dụng.
- Tham vấn ý kiến thầy cô, gia đình, bạn bè về dự định lựa chọn nghề và định hướng học tập của bản thân.
- Đánh giá được sự phù hợp của bản thân với nhóm nghề định lựa chọn.
- Trình bày được một số thông tin cơ bản về hệ thống trường đào tạo liên quan đến nghề định lựa chọn.
- Năng lực:
Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tìm hiểu yêu cầu về phẩm chất và năng lực phù hợp với nghề nghiệp dự định.
- Giao tiếp và hợp tác: Xin ý kiến thầy cô, gia đình, các bạn về định hướng học tập phù hợp với dự định chọn nghề của bản thân.
- Giải quyết vấn đề, sáng tạo:
- Phân tích và giải quyết được những tình huống nảy sinh trong quá trình chọn ngành học phù hợp nghề dự định.
- Đánh giá được mức độ phù hợp của bản thân với nhóm nghề dự định.
Năng lực riêng:
- Giới thiệu được các thông tin về trường cao đẳng, đại học, các trường trung cấp học nghề và các cơ sở đào tạo nghề liên quan đến định hướng nghề nghiệp của bản thân.
- Tổng hợp và phân tích được các thông tin chủ quan, khách quan liên quan đến nghề định lựa chọn.
- Ra được quyết định lựa chọn nghề, trường đào tạo nghề, hướng học tập nghề nghiệp.
- Lập được kế hoạch hoạch tập và phát triển nghề nghiệp.
- Phẩm chất:
- Nhân ái: Sẵn lòng giúp đỡ, hỗ trợ các bạn trong quá trình tham gia các hoạt động; tôn trọng hứng thú, sở thích, định hướng nghề nghiệp của các bạn.
- Trung thực: Mạnh dạn, thẳng thắn chia sẻ ý kiến của bản thân trong hoạt động nhóm, toạ đàm.
- Chăm chỉ: Chủ động tìm hiểu, tập hợp các thông tin về hệ thống trường đào tạo liên quan đến nghề dự định.
- Trách nhiệm: Thể hiện trong việc chủ động tìm hiểu, phân tích những năng lực phẩm chất của bản thân và những yêu cầu đối với nhóm nghề dự định để đưa ra được đánh giá về sự phù hợp của bản thân với nhóm nghề dự định.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Tìm kiếm thông tin về hệ thống trường đào tạo, tìm hiểu cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân.
- Chuẩn bị nhạc cho tiết mục văn nghệ về chủ đề nghề nghiệp.
- Liên hệ với nhà tuyển dụng ở địa phương.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu và xây dựng kế hoạch trải nghiệm nghề nghiệp.
- Tìm hiểu về xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của HS nói chung và HS của trường nói riêng.
- Đối với học sinh
- Tìm hiểu thông tin tuyển dụng để biết được yêu cầu của nhà tuyển dụng về phẩm chất và năng lực.
- Chuẩn bị nội dung để tham vấn ý kiến thầy cô, các bạn và gia đình về dự định lựa chọn nghề và định hướng học tập của bản thân.
- Tìm hiểu phẩm chất và năng lực nổi trội của bản thân và so sánh với yêu cầu về phẩm chất và năng lực của nhóm nghề dự định.
- Tìm hiểu thông tin cơ bản về các trường đào tạo liên quan đến nghề dự định lựa chọn.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. GỢI Ý HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ
1.1. Toạ đàm về lựa chọn nghề nghiệp phù hợp
- Nhà trường, Đoàn Thanh niên tổ chức toạ đàm về chủ đề “Lựa chọn nghề nghiệp phù hợp”.
- GV có thể đặt câu hỏi: Thế nào là chọn nghề phù hợp? Phù hợp với điều gì? Chọn nghề phù hợp có ý nghĩa thế nào đối với bản thân, gia đình và xã hội?
- HS có thể nêu câu hỏi khi tham gia toạ đàm. Các câu hỏi có thể chuẩn bị trước hoặc HS tự đặt câu hỏi khi tham gia toạ đàm.
- Mời một số HS nêu cảm nhận và suy nghĩ khi tham gia buổi toạ đàm.
1.2. Trao đổi thông tin về hệ thống trường đào tạo
- Chuẩn bị sơ đồ hệ thống giáo dục quốc dân để giới thiệu cho HS.
- Giới thiệu thông tin về hệ thống các trường trung cấp, cao đẳng và đại học.
- Nhấn mạnh với HS: Một ngành học có thể được đào tạo ở nhiều trình độ khác nhau như trung cấp, cao đẳng và đại học,...
- Người dẫn chương trình nêu câu hỏi: Cần tìm hiểu những thông tin gì về trường đào tạo?
- Đưa ra những thông tin cơ bản về trường đào tạo mà HS cần tìm hiểu.
- Hỏi HS bài học rút ra sau buổi trao đổi thông tin.
1.3. Biểu diễn văn nghệ về chủ đề nghề nghiệp
- Các lớp chuẩn bị tiết mục văn nghệ về chủ đề nghề nghiệp (hát, múa, diên kịch, làm thơ,...).
- Lập chương trình các lớp thực hiện các tiết mục văn nghệ theo đăng kí.
- GV gửi Ban tổ chức danh mục các tiết mục văn nghệ của các lớp.
- HS thực hiện tiết mục văn nghệ của lớp theo đăng kí.
- GV và HS khuyến khích, động viên, cổ vũ các tiết mục văn nghệ.
- Mời HS chia sẻ cảm nhận sau khi tham gia hoạt động.
1.4. Giao lưu với nhà tuyển dụng
- Nhà trường, Đoàn Thanh niên lên kế hoạch mời một số nhà tuyển dụng ở địa phương đến giao lưu với HS (chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, đơn vị kinh doanh, dịch vụ,...).
- Thông báo kế hoạch giao lưu với nhà tuyển dụng cho các lớp.
- Tập hợp các câu hỏi hoặc vấn đề mà HS muốn đặt ra trong buổi giao lưu với nhà tuyển dụng.
- Thực hiện buổi giao lưu: Khuyến khích HS tích cực tham gia và đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng.
- Chuẩn bị một số câu hỏi với nhà tuyển dụng: Nhu cầu tuyển dụng, những yêu cầu của nhà tuyển dụng với người lao động (sức khoẻ, trình độ, kinh nghiệm làm việc, tính cách,...).
- HS nêu những điều học được sau khi tham gia buổi giao lưu với nhà tuyển dụng.
-------------------------Còn tiếp----------------------------
Soạn mới giáo án HĐTN 10 cánh diều bài SHDC. Chủ đề 8 - Chọn nghề, chọn trường
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Từ khóa tìm kiếm: giáo án HĐTN 10 cánh diều mới, soạn giáo án HĐTN 10 mới cánh diều bài SHDC. Chủ đề 8 - Chọn nghề, chọn trường, giáo án soạn mới HĐTN 10 cánh diều