Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
*Nhiệm vụ 1. Trò chơi khởi động
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi cho cả lớp:
- GV chiếu video giới thiệu về thực trạng nóng lên toàn cầu dẫn đến các hiện tượng băng tan, cháy rừng, thiên tai,…
https://www.youtube.com/watch?v=L7KxvjRCjUg (từ đầu -> 1:07)
- GV giới thiệu về hiệu ứng nhà kính, tầm quan trọng của việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường để làm giảm tác hại của hiệu ứng nhà kính đến đời sống con người.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trả lời câu hỏi.
- GV quan sát và hỗ trợ các nhóm khi cần thiết
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời HS trả lời:
Gợi ý:
Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên. Hiện tượng này xảy ra do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất; sau đó mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên.
Ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính:
- GV chiếu video về hiệu ứng nhà kính khiến nhiệt độ tăng lên trên toàn thế giới.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV đánh giá, nhận xét.
*Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu chủ đề
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát tranh chủ đề, thảo luận ý nghĩa của việc nhận thức đúng đắn, thực hiện được những việc làm cũng như tuyên truyền về hiệu ứng nhà kính
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi ý kiến lẫn nhau.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời HS chia sẻ trước lớp.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV đánh giá, nhận xét, dẫn dắt HS vào tìm hiểu nội dung mới: Chủ đề 7 – Bảo vệ môi trường và danh lam thắng cảnh.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến sự sống trên Trái Đất
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||
*Nhiệm vụ 1. Những ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến sự sống trên Trái Đất Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, nêu các ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của hiệu ứng nhà kính đối với đời sống của con người và động, thực vật. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hình thành nhóm, thảo luận và ghi vào giấy các ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - GV tập hợp các ý kiến chia sẻ của tất cả HS trong lớp lên bảng. Mỗi HS đưa ra 1 ý kiến, HS tiếp theo đưa ra ý kiến không được trùng với các ý kiến đã được đưa ra trước đó. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV lưu ý với HS: Hiện tượng nóng lên của Trái Đất, giữ nhiệt cho Trái Đất, làm Trái Đất ấm dần lên góp phần giúp duy trì nhiệt độ thích hợp làm cho động vật, thực vật có khả năng thích ứng được. Vì vậy, hiện tượng nóng lên của Trái Đất cũng rất cần thiết cho đời sống của con người và thực vật. Tuy nhiên, việc tăng nhiệt độ cần được kiểm soát trong giới hạn cho phép, không để tăng quá sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực, thiệt hại.
*Nhiệm vụ 2. Chia sẻ về những hoạt động làm gia tăng hiệu ứng nhà kính. Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 2 nhóm lớn, đưa ra yêu cầu: Xác định những hoạt động trong từng lĩnh vực làm gia tăng hiệu ứng nhà kính.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS trao đổi theo nhóm, chia sẻ và thống nhất các việc làm gia tăng hiệu ứng nhà kính trong mỗi lĩnh vực. - GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - Đại diện các nhóm báo cáo bảng kết quả trước lớp. - Nhóm còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét và tổng kết nhóm chỉ ra được nhiều hơn các việc làm làm gia tăng hiệu ứng nhà kính trong các lĩnh vực khác nhau là nhóm giành chiến thắng. *Nhiệm vụ 3. Những ảnh hưởng trực tiếp của hiệu ứng nhà kính đến cuộc sống của em và người xung quanh. Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm (4 - 6 HS), giao nhiệm vụ cho các nhóm: Mô tả biểu đồ ảnh hưởng trực tiếp của hiệu ứng nhà kính đến cuộc sống của em và những người xung quanh. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS trao đổi, thảo luận trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ được giao: + Xác định những việc làm cụ thể làm gia tăng hiệu ứng nhà kính. + Ngoài ra, liệt kê các nguyên nhân làm gia tăng các chất thải khí nhà kính mà mình đã biết, đã trải nghiệm. + Đề xuất biện pháp làm giảm các chất thải khí nhà kính, tương ứng với mỗi nguyên nhân. + Lập sơ đồ tư duy nguyên nhân làm gia tăng và các biện pháp làm giảm các chất thải khí nhà kính tương ứng Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - Đại diện các nhóm lên trình bày sơ đồ tư duy của nhóm mình. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, ghi nhận và tổng kết, lưu ý với HS: Kiểm soát hiệu ứng nhà kính không chỉ là việc làm của Chính phủ, khu công nghiệp mà ngay chính chúng ta cũng có thể góp phần làm giảm khí thải nhà kính từ những hành động rất nhỏ bé. | 1. Tìm hiểu ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến sự sống trên Trái Đất * Những ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến sự sống trên Trái Đất - Làm băng tan, nước biển dâng lên - Đồng bằng ven biển và đảo nhỏ dần mất đi. - Xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan (hạn hán, rét đậm, rét hại…) => Ảnh hưởng: - Đời sống của con người thiếu ổn định. - Đe dọa sự sống của sinh vật trên Trái Đất, giảm sự đa dạng sinh học.
*Những hoạt động làm gia tăng hiệu ứng nhà kính - Sử dụng năng lượng: đốt cháy nhiên liệu (than, dầu, xăng…) - Nông nghiệp: sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu… - Công nghiệp: nung vôi, nung gạch, sản xuất xi măng, khai thác đá… - Phân hủy chất thải: đốt, chôn chất thải, xử lí nước thải… không đúng cách. - Khai thác quá mức: khoáng sản, đốn cây, đốt rừng làm rẫy,…
*Những ảnh hưởng trực tiếp của hiệu ứng nhà kính đến cuộc sống: (Sơ đồ cuối hoạt động) |
----------------------Còn tiếp------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác