Soạn mới giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức bài 13: Độ to và độ cao của âm

Soạn mới Giáo án KHTN 7 kết nối tri thức bài Độ to và độ cao của âm. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

BÀI 13. ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM (3 TIẾT)

 

I. MỤC TIÊU NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT

1. Năng lực

-       Năng lực chung

●     Tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh và các thí nghiệm để tìm hiểu về các đặc tính của âm

●     Giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm, thực hành các thí nghiệm tìm hiểu về đặc tính của âm

●     Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách giải thích ngắn gọn, chính xác cho những tình huống được nêu trong bài

-       Năng lực riêng

●     Từ hình ảnh hoặc đồ thị xác định được biên độ và tấn số sóng âm

●     Nêu được đơn vị của tần số là héc (kí hiệu là Hz)

●     Nêu được sự liên quan độ to của âm với biên độ của âm

●     Sử dụng nhạc cụ (hoặc học liệu điện tử, dao động kí) chứng tỏ được độ cao của âm có liên hệ với tần số âm

2. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.

- Trung thực: Học sinh tôn trọng kết quả của bản thân, thật hà ngay thẳng trong việc báo cáo kết quả thí nghiệm.

- Trách nhiệm: Biết chịu trách nhiệm với kết quả của bản thân, tập thể; không đổ lỗi cho người khác.

- Nhân ái:  Yêu thương con người, yêu cái đẹp, tôn trọng sự khác biệt, ý kiến trái chiều; sẵn sàng học hỏi, hòa nhập, giúp đỡ mọi người.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT KHTN 7.

-       Một chiếc thước bằng thép dài 30cm ; một âm thoa ; một micro, một máy dao động ký hoặc điện thoại hay máy tính có trang bị phần mềm ghi dao động để thực hiện các thí nghiệm Hình 13.1, 13.2, 13.4 SGK

-       Phiếu đánh giá kết quả học tập của HS

-       Máy tính, máy chiếu

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT KHTN 7.

-       Đọc trước bài ‘‘ Độ cao và độ to của âm’’  trong SGK.

-       Tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến độ cao và độ to của âm, xem trước các thí nghiệm có trong bài

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Ôn tập lại kiến thức cũ, tạo tâm thế hứng thú cho HS, bước đầu khơi gợi nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đưa tình huống học: Tại sao các vật dao động lại phát ra âm khác nhau ( dây số 1 và đây số 6 của cây đàn ghita)

c. Sản phẩm học tập: nhận ra sự khác nhau của âm nghe được từ các nguồn âm khác nhau

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đưa ra tình huống: Tại sao khi gảy dây đàn ta có thể tạo ra những giai điệu khác nhau? Âm mà ta nghe được phát ra từ dây số 1 và đây số 6 của cây đàn ghita có gì khác nhau?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ và trả câu trả lời.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV gọi 2 – 3 dậy chia sẻ câu trả lời của mình trước lớp

- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá và bổ sung ý cho bạn (nếu có).

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV ghi nhận câu trả lời của HS

- GV dẫn dắt vào bài học: Tại sao lại có sự khác nhau về âm thanh phát ra khi ta gảy các dây đàn khác nhau như vậy? Để trả lời câu hỏi đó chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay: Bài 13. Độ cao và độ to của âm 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu mối liên hệ giữa độ to và biên độ của sóng âm

 

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thông qua thí nghiệm trực quan hoặc hình ảnh để hình thành khái niệm biên độ của dao động.

c. Sản phẩm học tập: HS quan sát video hoặc làm thí nghiệm sử dụng micro kết nối với máy dao động kí hoặc điện thoại hay máy tính có trang bị phần mềm ghi dao động để quan sát đặc điểm của sóng âm do 1 âm thoa phát ra  

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát thí nghiệm hình 13.1 SGK – tr64 thực hành thí nghiệm để quan sát sự  dao động của nguồn âm (thước kẻ)

GV đưa ra cho HS khái niệm về vị trí cân bằng và biên độ dao động của một vật

- GV tiếp tục trình bày : Ta không thể nhìn thấy sóng âm nhưng ta có thể dùng các thiết bị điện tử để ghi lại các đặc điểm của sóng âm. Nếu kết nối một micro với một máy dao động kí (hoặc điện thoại hay máy tính có trang bị phần mềm ghi dao động) thì có thể quan sát được các đặc điểm của sóng âm.

 - GV yêu cầu HS quan sát video hoặc hình 13.2 thí nghiệm về mối quan hệ giữa biên độ dao động của nguồn âm và biên độ của sóng âm ; biên độ của sóng âm và độ to của âm.

Video TN : https://by.com.vn/TzinCG 

(từ 0:30 đến 0:36)

 

Diagram

Description automatically generated

Biên độ dao động của sóng âm được biểu diễn bằng khoảng cách từ đường xy đến điểm cao nhất của đường biểu diễn trên màn hình.

- GV yêu cầu HS dựa vào thí nghiệm hình 13.2 trả lời phần câu hỏi trong SGK – 65 : Hãy so sánh biên độ của sóng âm trong hình hình 13.2b và 13.2c từ đó rút ra mỗi quan hệ giữa biên độ của sóng âm và biên độ dao động của nguồn âm

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi trả lời phần câu hỏi bài tập mục 2 độ to của âm SGK – tr65

+ Câu hỏi 1: So sánh độ to của âm thanh nghe được trong thí nghiệm vẽ ở hình 13.2b và 13.2c

+ Câu hỏi 2: Từ câu trả lời trên, rút ra mối quan hệ giữa biên độ của sóng âm với độ to của âm

 

 

+ Câu hỏi 3: Khi gảy đàn hoặc đánh trống, muốn âm phát ra to hơn người ta làm thế nào? Tại sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm thí nghiệm và thảo luận trả lời các câu hỏi nhiệm vụ trong SGK – tr65

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện HS lên trình bày kết quả thí nghiệm và trả lời các câu hỏi trong SGK

- HS khác nhận xét, bổ sung, chỉnh sửa (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

I. Độ to và biên độ của sóng âm

1. Biên độ dao động của nguồn âm, sóng âm

- Biên độ dao động là khoảng cách từ vị trí ban đầu (cân bằng) đến vị trí xa nhất của đầu thước.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Câu hỏi và bài tập 1

-  So sánh: Biên độ dao động của hình b lớn hơn hình c

- Nhận xét: Biên độ của sóng âm tỉ lệ thuận với biên độ dao động của nguồn âm

* Câu hỏi và bài tập 2

+ Câu 1: Âm thanh của hình b lớn hơn hình c

 

+ Câu 2: Từ câu trả lời trên, rút ra mối quan hệ giữa biên độ của sóng âm với độ to của âm: Biên độ sóng âm dao động càng lớn, âm càng to.

+ Câu 3: Muốn tiếng trống, tiếng đàn to ta có thể đánh trống mạnh hoặc gảy mạnh một dây đàn, tiếng đàn, tiếng trống sẽ to. Vì khi ấy sẽ tạo ra biên độ dao động có sự thay đổi, càng lớn thì âm thanh phát ra càng to

* Kết luận

- Sóng âm có biên độ càng lớn thì nghe thấy âm càng nhỏ (và ngược lại)

 

 

 

Hoạt động 2. Tìm hiểu mối liên hệ về độ cao và tần số của sóng âm

a. Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu về mối liên hệ giữa độ cao của âm với tần số dao động của nguồn âm thông qua thí nghiệm

-------------- Còn tiếp ---------------

 
Soạn mới giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức bài 13: Độ to và độ cao của âm

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án KHTN 7 KNTT mới, soạn giáo án KHTN 7 mới KNTT bài Độ to và độ cao của âm, giáo án soạn mới khoa học tự nhiên 7 kết nối

Soạn mới giáo án KHTN 7 kết nối


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay