Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
(4 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Sau bài học, HS sẽ:
- Dựa vào sơ đồ khái quát, mô tả được con đường thu nhận và tiêu hóa thực ăn trong ống tiêu hóa ở động vật (đại diện ở người).
- Trình bày được con đường trao đổi nước và nhu cầu sử dụng nước ở động vật.
- Mô tả được quá trình vận chuyển các chất ở động vật, lấy ví dụ cụ thể hai vòng tuần hoàn ở người.
- Vận dụng những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở động vật vào thực tiễn (ví dụ về dinh dưỡng và vệ sinh ăn uống,…)
2. Năng lực
- Năng lực chung:
· Tự chủ và tự học:biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
· Giao tiếp và hợp tác:có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực về sinh học:
· Năng lực nhận thức:Tìm hiểu con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở động vật.
· Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát con đường trao đổi chất dinh dưỡng trong ống tiêu hóa ở động vật.
· Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:Vận dụng những kiến thức đã học để cơ thể biết cần uống mỗi ngày của bản thân và các thành viên trong gia đình.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
· SGK, SGV, Giáo án.
· Hình ảnh về các bữa ăn của con người.
· Đoạn phim ngắn về động vật ăn thịt săn mồi, động vật ăn cỏ (nếu có)
· Tranh ảnh về hai vòng tuần hoàn ở người.
· Video hoạt động của hệ tuần hoàn ở người (nếu có)
· Hình ảnh, video minh họa về tình trạng thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng ở người, một số tác nhân gây bệnh cho hệ tiêu hóa ở người.
· Máy tính và máy chiếu.
2. Đối với học sinh:
· Sách giáo khoa, SBT
· Phiếu bài tập để làm bài báo cáo.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Kích thích sự tò mò tìm hiểu về quá trình tiêu hóa thực ăn ở động vật.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ, đặt câu hỏi, HS thảo luận, trả lời.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đưa ra vấn đề: Khi ăn một chiếc bánh mì hay miếng pizza thì chúng sẽ biến đổi như thế nào trong ống tiêu hóa để cơ thể hấp thụ được những chất dinh dưỡng có trong thức ăn đó.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận câu hỏi và trả lời.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV gọi 2 – 3 HS đứng dậy trình bày câu trả lời theo ý của mình.
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá và bổ sung ý cho bạn (nếu có).
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV ghi nhận câu trả lời của HS, nhận xét, đánh giá.
- Gv dẫn dắt vào bài học mới: Để biết thức ăn sau khi chúng ta ăn sẽ biến đổi trong cơ thể như thế nào và chúng ta hấp thụ những chất dinh dưỡng ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay – Bài 31. Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở động vật (đại diện ở người)
a. Mục tiêu: HS tìm hiểu con đường thu nhận và khái quát quá trình tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người.
c. Sản phẩm học tập:Câu trả lời của HS về con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở động vật.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I – SGK tr.131, liên hệ các kiến thức thực tế và trả lời câu hỏi: Động vật lấy thức ăn từ môi trường ngoài thông qua hoạt động nào? Em hãy kể tên các dạng thức ăn chủ yếu của động vật. - GV tiếp tục đặt câu hỏi: Sự trao đổi các chất dinh dưỡng ở động vật diễn ra qua các giai đoạn nào? Để cơ thể hấp thụ được, các chất dinh dưỡng trong thức ăn cần được biến đổi ra sao? - GV yêu cầu HS quan sát Hình 31.1 hoặc xem video về quá trình tiêu hóa thức ăn ở người và trả lời câu hỏi: Em hãy mô tả con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người. (Video quá trình tiêu hóa thức ăn ở người: https://www.youtube.com/watch?v=Ldl9FHgLtJU) Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận, đưa ra ý kiến trả lời câu hỏi. - GV quan sát HS thảo luận, hướng dẫn HS khi cần. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - HS trình bày câu trả lời, báo cáo kết quả thảo luận được. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, kết luận. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở động vật - Động vật lấy thức ăn từ môi trường ngoài thông qua hoạt động ăn và uống. - Ăn là hoạt động cần thiết để động vật đưa các chất dinh dưỡng vào cơ thể. - Các dạng thức ăn chủ yếu của động vật: + Động vật ăn cỏ: ăn thức vật. + Động vật ăn thịt: ăn các động vật khác. + Động vật ăn tạp: ăn cả thực vật và động vật. - Sự trao đổi các chất dinh dưỡng ở động vật diễn ra qua 3 giai đoạn: ăn, tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng, thải phân. - Để cơ thể hấp thụ được thì các chất dinh dưỡng có trong thức ăn như carbohydrate, protein, lipid,… cần phải được biến đổi thành các chất đơn giản. - Quá trình biến đổi này được thực hiện nhờ hoạt động tiêu hóa trong ống tiêu hóa. - Mô tả con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người: gồm 3 giai đoạn: + Giai đoạn 1: Thức ăn được đưa vào miệng và bắt đầu biến đổi trong ống tiêu hóa. + Giai đoạn 2: Thức ăn được biến đổi để trở thành các chất đơn giản dọc theo ống tiêu hóa (hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già) và được hấp thụ chủ yếu ở ruột non. + Giai đoạn 3: Các chất cặn bã còn lại được thải ra ngoài dưới dạng phân qua hậu môn. |
--------------- Còn tiếp -----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác