Soạn mới giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức bài 37: Thực hành: Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số sinh vật

Soạn mới Giáo án KHTN 7 kết nối tri thức bài Thực hành: Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số sinh vật. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

BÀI 38. THỰC HÀNH: QUAN SÁT, MÔ TẢ SỰ SINH TRƯỞNG VÀ         PHÁT TRIỂN Ở MỘT SỐ SINH VẬT

 

I. MỤC TIÊU NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT

1. Năng lực

-       Năng lực chung

·      Tự chủ và tự học:tiến hành thí nghiệm, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, video để tìm hiểu về các đặc điểm của sự sinh trưởng, phát triển ở một số sinh vật.

·      Giao tiếp và hợp tác:thảo luận nhóm để tìm ra mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển của các sinh vật.

·      Giải quyết vấn đề và sáng tạo:giải quyết vấn đề trong thực hiện quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số sinh vật.

-       Năng lực riêng

·      Biết cách thực hành quan sát, mô tả  được sự sinh trưởng, phát triển ở một số sinh vật..

·      Biết cách thí nghiệm chứng minh cây có sự sinh trưởng.

2. Phẩm chất

·      Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân 

·      Có trách nhiệm, chủ động nhận, thực hiện nhiệm vụ

·      Trung thực, cẩn thận ghi chép kết quả thí nghiệm quan sát.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT KHTN 7.

-       Các video hoặc tranh ảnh về quá trình sinh trưởng và phát triển ở một số loài động vật: muỗi, bớm, ếch đồng, cá, gà, lợn

-       Máy tính, máy chiếu để trình chiếu các hình vẽ, ảnh, biểu bảng trong bài

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT KHTN 7.

-       Đọc trước bài học trong SGK.

-       Chai nhựa đã qua sử dụng, đất trồng cây, bình tưới có vòi phụ sương, nước ấm, dao hoặc kéo

-       Thước đo chia đơn vị đến mm, nhiệt kế

-       Hạt đậu (đậu xanh, đậu đen hoặc đậu tương), hạt ngô hoặc lạc.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế cho HS, bước đầu khơi gợi nội dung bài học.

- Mô tả sự lớn lên và thay đổi hình thái của một số cây trồng hoặc vật nuôi trong gia đình

b. Nội dung: HS hoạt động cá nhân mô tả hiện tượng sinh trưởng và phát triển của thực vật, vật nuôi.

c. Sản phẩm học tập: Mô tả của HS về hiện tượng sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức thực tiễn:

+ Mô tả một hiện tượng sinh trưởng và phát triển của thực vật mà em đã từng gặp

+ Mô tả một hiện tượng sinh trưởng và phát triển của vật nuôi mà em đã từng gặp.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ đưa ra câu trả lời.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày câu trả lời:

- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá và bổ sung ý cho bạn (nếu có).

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV ghi nhận câu trả lời của HS, dẫn dắt vào bài mới Bài 38. Thực hành: Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số sinh vật.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Hướng dẫn HS làm thí nghiệm chứng minh cây có sự sinh trưởng và quan sát, mô tả sự sinh trưởng, phát triển ở một số thực vật

a. Mục tiêu:

- Thực hành quan sát và mô tả được sự sinh trương và phát triển ở một số thực vật, động vật.

- Tiến hành được thí nghiệm chứng minh cây có sự sinh trưởng.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, thảo luận nghiên cứu thông tin SGK quan sát mô tả được sự sinh trưởng và phát triển của một số nhóm sinh vật.

c. Sản phẩm học tập: HS hoạt động nhóm, quan sát mô tả được sự sinh trưởng và phát triển của một số nhóm sinh vật.

d. Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ

- GV giao nhiệm vụ cho HS hoạt động nhóm ở nhà thực hiện theo các bước thí nghiệm trong SGK mục II.1, theo dõi ghi kết quả theo bảng 38.1 trong phiếu báo cáo thực hành (phụ lục)

+ Quan sát và mô tả các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của hạt trong 5 đến 7 ngày liên tiếp kể từ khi hạt nảy mầm (về số lá; chiều cao cây, kích thước lá cây)

+ Dùng thước đo chiều cao của cây qua các ngày, đếm số lượng als tăng lên theo ngày, ghi kêt quả vào bảng theo dõi.

- GV yêu cầu đại diện nhóm đứng lên trình bày quy trình nhóm mình thực hiện ở nhà thực hành và sản phẩm gieo trồng được.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thảo luận nhóm, thống nhất kết quả theo dõi và ghi chép nội dung hoạt động vào bảng 38.1

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV ngẫu nhiên HS trình bày kết quả thực hiện thí nghiệm

- HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét và chốt nội dung nhận biết, nhắc lại đặc điểm của sinh trưởng và phát triển của nhóm thực vật.

I. Chuẩn bị

II. Cách tiến hành

1. Thí nghiệm chứng minh cây có sự sinh trưởng và thực hành quan sát, mô tả sự sinh trưởng, phát triển ở một số thực vật.

Bảng 38.1

 

 

------------- Còn tiếp ---------------

Soạn mới giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức bài 37: Thực hành: Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số sinh vật

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án KHTN 7 KNTT mới, soạn giáo án KHTN 7 mới KNTT bài Thực hành: Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số sinh vật, giáo án soạn mới khoa học tự nhiên 7 kết nối

Soạn mới giáo án KHTN 7 kết nối


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay