Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Sau bài học, HS sẽ:
- Nêu được khái niệm, nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp.
- Viết được phương trình tổng quát của quang hợp.
- Trình bày được vai trò của lá cây với chức năng quang hợp.
- Nêu được mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quang hợp.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
· Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
· Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
· Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động khoa học tự nhiên.
- Năng lực về sinh học:
· Năng lực nhận thức:Nhận biết và nêu được khái niệm của quang hợp, vai trò của lá cây với chức năng quang hợp; trình bày phương trình tổng quát của quang hợp.
· Tìm hiểu tự nhiên: Giải thích được mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quang hợp.
· Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Liên hệ và giải thích được vì sao nhiều loại cây trồng trong nhà vẫn có thể sống dù không có ánh sáng mặt trời.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
- SGK, SGV, Giáo án.
- Tranh ảnh về hình thái, giải phẫu của lá, cấu tạo của lục lạp.
- Các bảng ghi chữ để chơi trò chơi tìm hiểu về nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp và sự chuyển hóa năng lượng trong quang hợp.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh:
- Sách giáo khoa, SBT
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Kích thích sự tò mò của HS để tìm hiểu về khả năng kì diệu của thực vật.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ, đặt câu hỏi, HS thảo luận, trả lời.
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi trong phần Khởi động.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đưa ra hiện tượng quan sát được trong thực tế: Cây xanh chỉ cần trồng ở nơi có ánh sáng, được tưới nước là có thể sống và lớn lên, tuy nhiên hầu hết các loài sinh vật còn lại thì không làm được như vậy. Khả năng kì diệu đó gọi là quang hợp.
- GV đặt câu hỏi: Quang hợp diễn ra ở đâu trong cơ thể thực vật? Thực vật thực hiện được quá trình đó bằng cách nào?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận câu hỏi và trả lời.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV gọi 2 – 3 HS đứng dậy trình bày câu trả lời của mình:
+ Quang hợp diễn ra ở lá cây.
+ Thực vật thực hiện thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời và một số vi khuẩn để tạo ra hợp chất hữu cơ phục vụ bản thân cũng như làm nguồn thức ăn cho hầu hết các sinh vật trên Trái Đất.
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá và bổ sung ý cho bạn (nếu có).
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV ghi nhận câu trả lời của HS, nhận xét, đánh giá.
- Gv dẫn dắt vào bài học mới: Thực vật có khả năng tự tổng hợp các chất hữu cơ cung cấp cho cơ thể và nhiều sinh vật khác trên trái đất. Khả năng kì hiệu đó gọi là quang hợp. Vậy để biết những câu trả lời của chúng ta về quá trình quang hợp ở phần Khởi động có chính xác hay không, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay – Bài 22. Quang hợp ở thực vật.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu khái quát về quang hợp
a. Mục tiêu: HS tìm hiểu khái niệm quang hợp; phương trình tổng quát quá trình quang hợp và mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quang hợp.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I – SGK tr.101, 102, quan sát Hình 22.1, Hình 22.2 và trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập:Câu trả lời của HS về quang hợp.
d. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái niệm quang hợp và phương trình tổng quát quá trình quang hợp Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành các nhóm và tổ chức trò chơi “Xếp chữ”. - GV phổ biến luật chơi: Mỗi đội có những tấm bảng ghi sẵn những từ: Nước, Carbon dioxide, Glucose, Oxygen, Diệp lục, Ánh sáng. Mỗi đội quan sát Hình 22.1 và gắn các thẻ vào bảng 22.1. Đội nào gắn nhanh nhất và đúng nhất sẽ dành chiến thắng.
- GV cho HS quan sát một cơ thể thực vật và yêu cầu HS ghép các tấm bảng lên tranh để thể hiện được các chất mà cây lấy vào và tạo ra trong quá trình quang hợp. - Sau khi HS ghép được các tấm bảng như Hình 22.1, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Dựa vào kết quả các hoạt động ở trên, em hãy phát hiểu được khái niệm quang hợp và phương trình tổng quát quá trình quang hợp. - GV đặt câu hỏi mở rộng: Nước tham gia quang hợp được lấy từ đâu? Glucose được tạo thành ở bộ phận nào của cây? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin mục 1, 2 – SGK tr.101 và trả lời câu hỏi. - GV trình bày, hướng dẫn HS lần lượt khám phá nội dung bài học. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS đứng dậy trình bày câu trả lời. - HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung câu trả lời Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, kết luận. - GV chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quang hợp Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS biểu diễn sự biến đổi các dạng năng lượng và biến đổi các chất như trong Hình 23.2 - GV đặt câu hỏi: Quan sát Hình 22.2 và cho biết: Những chất nào được trao đổi giữa tế bào lá với môi trường và dạng năng lượng nào được chuyển hóa trong quá trình quang hợp? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin mục 3 – SGK tr.102 và trả lời câu hỏi. - GV trình bày, hướng dẫn HS lần lượt khám phá nội dung bài học. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS đứng dậy trình bày câu trả lời. - HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung câu trả lời Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, kết luận. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Khái quát về quang hợp 1. Khái niệm quang hợp
- Khái niệm: Quang hợp là quá trình lá cây sử dụng nước và khí carbon dioxide nhờ năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp chất hữu cơ và giải phóng khí oxygen. 2. Phương trình tổng quát - Các phân tử glucose tạo thành trong quang hợp liên kết với nhau hình thành nên tinh bột, là chất dự trữ đặc trưng ở thực vật. * Trả lời câu hỏi mở rộng: - Nước tham gia quang hợp lấy từ đất được rễ hấp thụ chuyển dần lên thân và vận chuyển đến từng tế bào. - Glucose được tạo thành ở lá cây.
3. Mỗi quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quang hợp. - Trong quá trình quang hợp, trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra đồng thời. - Trong quá trình quang hợp, các chất được trao đổi giữa tế bào và môi trường là carbon dioxide, nước, oxygen, glucose. Năng lượng được chuyển hóa từ quang năng thành hóa năng dự trữ trong các hợp chất hữu cơ. |
------------------ Còn tiếp ------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác