Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
I. MỤC TIÊU NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT
1. Năng lực
- Năng lực chung
● Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực nhận nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ GV giao. Tích cực tìm kiếm thông tin, tham khảo nội dung sách giáo khoa về phản xạ âm và chống ô nhiễm tiếng ồn
● Giao tiếp và hợp tác: Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp, Hỗ trợ các thành viên trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ.
● Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách giải thích ngắn gọn, chính xác cho các vấn đề liên quan đến phản xạ âm và các biện pháp chống ô nhiễm tiếng
- Năng lực riêng
● Lấy được ví dụ về vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém
● Giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế về sóng âm; đề xuất được phương án đơn giản để hạn chế tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe
2. Phẩm chất
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện tất cả các nhiệm vụ.
- Trung thực, cẩn thận khi thực hiện nhiệm vụ theo đúng yêu cầu của GV.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT KHTN 7.
- Video/ bộ thí nghiệm hình 14.3 SGK
- Phiếu học tập cho HS (phụ lục)
- Máy tính, máy chiếu để trình chiếu các hình vẽ, ảnh, biểu bảng trong bài
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT KHTN 7.
- Đọc trước bài học trong SGK.
- Tìm kiếm, đọc trước tài liệu có liên quan đến âm phản xạ tốt, âm phản xạ kém ; các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, bước đầu khơi gợi nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đưa ra tình huống học tập liên quan đến một hiện tượng thực tế về phản xạ âm thường thấy trong cuộc sống hằng ngày
c. Sản phẩm học tập: HS suy nghĩ, liên hệ thực tế để đưa ra nhận xét ban đầu liên quan đến âm phản xạ
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS nhắc lại: âm có thể truyền được trong những môi trường nào?
- GV đưa ra câu hỏi tình huống cho HS: Tại sao tường của nhà hát, phòng hòa nhạc, rạp chiếu phim thường được làm sần sùi hoặc treo, phủ rèm nhung, len, dạ,… Tuy nhiên ở trong phòng học lại đường bố trí gồm tường bằng bê tông, ghế, mặt bàn đều là những vật cứng, phẳng. Vì sao lại có sự khác biệt này?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ và trả câu trả lời.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV gọi ngẫu nhiên 1 HS trả lời câu hỏi 1
+ Âm có thể truyền trong các môi trường rắn, lỏng, khí
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá và bổ sung ý cho bạn (nếu có).
- GV gọi 2 – 3 HS chia sẻ câu trả lời của mình về câu hỏi tình huống trước lớp
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức câu hỏi 1
- GV ghi nhận câu trả lời của HS ở câu hỏi tình huống, sau khi kết thúc bài học sẽ kết luận câu trả lời của HS đúng hay sai. GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài 14. Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu phản xạ âm
a. Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được có âm được dội lại khi âm truyền đi gặp vật cản
b. Nội dung: GV chiếu video về khái niệm âm phản xạ
c. Sản phẩm học tập: HS nhận biết được âm phản xạ là âm được dội lại khi gặp một mặt chắn
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu video về khái niệm âm phản xạ cho HS quan sát https://www.youtube.com/watch?v=jPLdcNya9js (từ 4 : 06 – 4 :25) - GV đưa ra khái niệm về âm phản xạ và mở rộng thêm về khái niệm tiếng vang trong SGK - GV lưu ý thêm với HS + Âm phản xạ có thể không đến tai người nghe hoặc không có âm phản xạ. Lúc này ta chỉ nghe thấy âm phát ra + Âm phản xạ đến tai người nghe gần như cùng một lúc với âm phát ra. Khi đó ta nghe thấy âm phát ra to hơn trường hợp trên. Lúc này âm phản xạ đóng vai trò khuếch đại âm. + Âm phản xạ đến tai người nghe chậm hơn so với âm phát ra, người nghe phân biệt được rõ âm phản xạ và âm phát ra. Khi đó ra nghe được tiếng vang. - GV giới thiệu thêm về ứng dụng của sự phản xạ âm Dơi có thể phát ra một loại sóng âm có tần số cao từ 50 000 Hz đến 70 000 Hz (siêu âm). Khi sóng âm này phát ra gặp vật cản (con muỗi, cành cây, cách hang,…) thì phản xạ trở lại. Dựa vào âm phản xạ mà dơi nhận ra vật cản. - GV chia HS ra thành các nhóm từ 4 – 6 HS, yêu cầu HS đọc mục I trong SGK kết hợp với kiến thức về âm phản xạ và tiếng vang, thảo luận trả lời các câu hỏi trong phần thảo luận SGK – tr68 Hoạt động 1. Tìm ví dụ về phản xạ âm
Hoạt động 2. Tại sao khi nói to trong phòng lớn thì nghe được tiếng vang, nhưng nói to như thế trong phòng nhỏ lại không nghe được tiếng vang?
Hoạt động 3. Người ta thường sử dụng sự phản xạ của sóng âm có tần số rất lớn (hơn 20 000 Hz) để xác định độ sau của biển. Hãy sử dụng Hình 14.2 để giải thích ứng dụng này. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động nhóm theo khăn trải bàn trả lời các câu hỏi phần hoạt động - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm treo kết quả thảo luận của nhóm mình - Đại diện 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới. | I. Phản xạ âm - Âm được dội lại khi gặp một mặt chắn gọi là âm phản xạ - Chú ý : Khi âm phản xạ truyền đến tai ta chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tai ta một khoảng thời gian lớn hơn giây thì âm phản xạ được gọi là tiếng vang.
* Hoạt động HĐ1 : Ví dụ về phản xạ âm: ● Đứng trước vách núi hét to, ta thấy âm dội lại. ● Đứng trong hang động nói to, âm thanh gặp vạch đá sẽ phản xạ lại. HĐ2 : Trong cả hai phòng đều có âm phản xạ. Tuy nhiên trong phòng nhỏ em ta không nghe được tiếng vang vì âm phản xạ từ tường phòng và âm nói ra đến tai em gần như cùng một lúc hoặc khoảng chênh lệch thời gian giữa âm phản xạ và âm trực tiếp nhỏ hơn 1/15 s HĐ3 : Người ta thường sử dụng sự phản xạ của sóng âm có tần số rất lớn (hơn 20 000 Hz) để xác định độ sau của biển. Vì khi thu được âm phản xạ của sóng âm, ta xác định được thời gian sóng âm truyền từ tàu đến đáy biển. Mà vận tốc truyền siêu âm trong nước là 1500 m/s nên ta có thể xác định được quãng đường đi được của sóng âm hay độ sâu của biển. |
Hoạt động 2. Tìm hiểu vật phản xạ âm tốt, vật
---------------- Còn tiếp ---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác