Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Sau bài học, HS sẽ:
- Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp.
- Vận dụng được những hiểu biết về quang hợp để giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
· Tự chủ và tự học: Chủ động, tự tìm hiểu về một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp.
· Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV.
· Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp và vận dụng những hiểu biết về quang hợp trong việc trồng và bảo vệ cây xanh.
- Năng lực về sinh học:
· Năng lực nhận thức:Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp.
· Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát và nêu được đặc điểm các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp.
· Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:Vận dụng những kiến thức đã học về quang hợp trong việc trồng và bảo vệ cây xanh.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ, tích cực phát biểu xây dựng bài học.
- Có ý thức khám phá và tìm hiểu về thế giới tự nhiên.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên nói chung và sinh học nói riêng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
· SGK, SGV, Giáo án.
· Tranh ảnh về vai trò của quang hợp.
· Video liên quan đến tác hại của việc phá rừng, không bảo vệ cây xanh.
· Máy tính, máy chiếu (nếu có).
· Phiếu học tập
2. Đối với học sinh:
· Sách giáo khoa, SBT
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Khơi gợi sự tò mò của HS về ý thức bảo vệ cây xanh và những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ, đặt câu hỏi, HS thảo luận, trả lời.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về câu hỏi phần Khởi động
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát hình sau và đặt câu hỏi: Hai bạn HS trong hình đang làm gì? Theo em, việc làm của hai bạn có những ý nghĩa gì?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận câu hỏi và trả lời.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV gọi 2 – 3 HS đứng dậy trình bày câu trả lời của mình:
+ Hai bạn HS đang trồng và tưới cây.
+ Việc làm của hai bạn giúp cải thiện môi trường sống, có nhiều không khí xanh, giúp cân bằng hệ sinh thái, giảm khí thải, giảm ô nhiễm môi trường, giúp Trái Đất trở nên xanh hơn,…
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá và bổ sung ý cho bạn (nếu có).
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV ghi nhận câu trả lời của HS, nhận xét, đánh giá.
- Gv dẫn dắt vào bài học mới: Cây xanh có ý nghĩa rất lớn đối với sự sống trên Trái Đất. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp cũng từ môi trường sống trên Trái Đất. Vậy để biết những yếu tố ảnh hưởng nào ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và ảnh hưởng ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay – Bài 23. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp
a. Mục tiêu: HS tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp
b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I – SGK tr.104-106, Hình 23.1 đến Hình 23.3, Bảng 23.1, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập:Câu trả lời của HS về đặc điểm các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp.
d. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ - GV nhắc lại phương trình quang hợp và cho HS quan sát Hình 22.1 – SGK tr.101 và trả lời câu hỏi: Em hãy dự đoán những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình quang hợp ở thực vật? - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK tr.104 – 106 và tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến quang hợp ở thực vật: + Nhóm 1: Ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến quá trình quang hợp? Hãy kể tên những loài cây ưa bóng và ưa sáng mà em biết. + Nhóm 2: Nước ảnh hưởng như thế nào đến quá trình quang hợp? + Nhóm 3: Khí carbon dioxide có ảnh hưởng ra sao đến quá trình quang hợp? Quan sát Hình 23.2 và cho biết ảnh hưởng của nồng độ khí CO2 đến quang hợp có giống nhau ở các loài cây không? Vì sao? + Nhóm 4: Nhiệt độ có ảnh hưởng ra sao đến quá trình quang hợp? - GV yêu cầu HS điền kết quả tìm hiểu được vào Bảng 23.1 - Sau khi các nhóm trình bày xong, GV đặt các câu hỏi và yêu cầu HS trả lời: 1. Giải thích vì sao nên trồng cây đúng thời vụ và đảm bảo mật độ phù hợp. 2. Ở những khu công nghiệp hay nơi có nhiều nhà máy, nồng độ khí carbon dioxide thường tăng cao. Quang hợp của cây trồng tại đó bị ảnh hưởng như thế nào? 3. Vào những ngày nắng nóng hoặc rét đậm, người làm vườn thường che nắng hoặc chống rét (ủ ấm gốc) cho cây. Em hãy giải thích ý nghĩa của việc làm đó. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin mục 1 – SGK tr.99 và trả lời câu hỏi. - GV trình bày, hướng dẫn HS lần lượt khám phá nội dung bài học. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS đứng dậy trình bày câu trả lời (mỗi HS trả lời 1 câu hỏi). - HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung câu trả lời Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, kết luận. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp. - Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp ở thực vật: ánh sáng, nước, carbon dioxide, nhiệt độ. - Bảng 23.1 (đính kèm cuối bài) - Kể tên những loài cây ưa bóng và ưa sáng mà em biết là: + Cây ưa sáng: phi lao, thông, ngô, hoa giấy, dừa, nha đam, bạch đàn, rau muống,… + Cây ưa bóng: lá lốt, trầu không, diếp cá, tía tô, dương xỉ, ngải cứu,… - Nồng độ CO2 ảnh hưởng đến quang hợp khác nhau ở các loài cây vì khả năng hấp thụ CO2 phụ thuộc vào số lượng khí khổng ở lá, điều kiện trong môi trường sống (độ ẩm, ánh sáng, gió); điều kiện trong môi trường sống sẽ ảnh hưởng đến độ mở khí khổng, khả năng khuếch tán khí vào khí khổng. Các loài cây có số lượng khí khổng trên lá và điều kiện sống khác nhau dẫn đến khả năng hấp thụ CO2 khác nhau. * Trả lời câu hỏi: 1. Nên trồng cây đảm bảo mật độ phù hợp để cây không che lấp lẫn nhau, giúp cây nhận đủ ánh sáng, khí carbon dioxide và nước để tiến hành quang hợp hiệu quả. - Khi trồng cây đúng thời vụ, các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng phù hợp nhất đối với cây, giúp cây quang hợp tốt, sinh trưởng nhanh, cho năng suất cao. 2. Ở những nơi có nồng độ khí carbon dioxide quá cao, cây có thể chết vì ngộ độc carbon dioxide. 3. Vào những ngày hè nắng nóng hoặc trời rét đậm, người làm vườn thường che nắng hoặc chống rét (ủ ấm gốc) cho cây vì nhiệt độ không khí quá cao hay quá thấp đều gây khó khăn cho quang hợp. Các biện pháp trên đảm bảo cây không bị quá nóng (vào mùa hè) hoặc quá lạnh (vào mùa đông). Như vậy mới thuận lợi cho cây quang hợp, tạo được nhiều chất hữu cơ cho cây sinh trưởng tốt, cho năng suất cao. |
---------------- Còn tiếp ------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác