Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
VÀO THỰC TIỄN
I. MỤC TIÊU NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT
1. Năng lực
- Năng lực chung
· Tự chủ và tự học:Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
· Giao tiếp và hợp tác:Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
- Năng lực riêng
· Vận dụng được các kiến thức về cảm ứng vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn (học tập, chăn nuôi, trồng trọt).
· Hình thành các tập tính tốt cho vật nuôi như ăn đúng giờ, đi vệ sinh đúng chỗ,…
2. Phẩm chất
· Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiện.
· Có trách nhiệm, chủ động nhận, thực hiện nhiệm vụ
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT KHTN 7.
- Hình ảnh về các ứng dụng của hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn
- Máy tính, máy chiếu để trình chiếu các hình vẽ, ảnh, biểu bảng trong bài
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT KHTN 7.
- Đọc trước bài học trong SGK.
- Tìm kiếm, đọc trước tài liệu có liên quan đến ứng dụng của cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật trong thực tiễn
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
- Tạo tâm thế hứng thú cho HS, bước đầu khơi gợi nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt vấn đề, HS quan sát hình ảnh, thảo luận trả lời vấn đề GV đưa ra
c. Sản phẩm học tập: HS xác định được vấn đề cần tìm hiểu trong bài học
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi: Vì sao trồng các loài cây thân leo như mướp, bầu, bí, thiên lí,… người ta thường phải làm giàn cho cây?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh/ video, tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ và trả câu trả lời.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV gọi 2 – 3 dậy chia sẻ câu trả lời của mình trước lớp
à Khi trồng các loài cây thân leo như mướp, bầu, bí, thiên lí,… người trồng thường phải làm giàn cho cây vì: các loại cây này thuộc dạng thân leo, việc làm giàn chắc chắn sẽ giúp cho bộ rễ các loại cây này cố định, nhánh bám vững, cây vươn dài hơn và từ đó cho hoa kết trải.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV ghi nhận câu trả lời của HS, dẫn dắt vào bài mới: Nhiều loài cây xanh không có mắt nhưng chúng có thể nhận ra và bám vào giá thể, không có giác quan chúng vẫn nhận ra được ánh áng sáng và bóng tối. Nhiều động vật có hành vi kiếm mồi và tự vệ vô cùng linh hoạt. Thậm chí, chúng còn có thể dự đoán những thay đổi từ môi trường và có phản ứng đề phòng hay thích ứng từ rất sớm,…Con người đã ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào cuộc sống như thế nào? Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay: Bài 34: Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật trong trồng trọt
a. Mục tiêu: HS tìm hiểu các ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật trong trồng trọt dựa vào hình ảnh trong SGK và các ví dụ trong thực tiễn.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, thảo luận trả lời các câu hỏi trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả thảo luận trả lời câu hỏi của HS về ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật trong trồng trọt.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, quan sát hình 34.1 và 34.2 trong SGK để trả lời các câu hỏi sau (GV gợi ý HS dựa vào các hiện tượng cảm ứng ở thực vật và tập tính của động vật để trả lời câu hỏi.) + Tại sao dùng bù nhìn có thể đuổi chim hại cây trồng ? + Tại sao dùng đèn có thể bẫy được côn trùng ? + Tại sao khi trồng cây hồ tiêu cần làm trụ ? - Sau khi trả lời các câu hỏi trên, GV yêu cầu HS dựa vào kết quả để hoàn thành câu hỏi trong mục I. + Quan sát hình 34.2 và hoàn thành nội dung theo mẫu Bảng 34.1.
+Lấy thêm các ví dụ về việc ứng dụng hiện tượng cảm ứng trong trồng trọt. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động nhóm, quan sát hình ảnh và đọc thông tin trong SGK, thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi học sinh trả lời miệng/ trình bày bảng trả lời các câu hỏi nhiệm vụ được giao. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới. | I. Ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật trong trồng trọt * Câu hỏi thảo luận C1.
C2. Ví dụ về việc ứng dụng hiện tượng cảm ứng trong trồng trọt: · Tạo tán cho cây giúp cây mọc theo hướng mong muốn · Làm giàn cho cây thân leo (mướp, bầu, bí)
|
-------------- Còn tiếp --------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác