Soạn mới giáo án Lịch sử 11 CTST bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV)

Soạn mới Giáo án lịch sử 11 CTST bài Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV). Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 10: CUỘC CẢI CÁCH CỦA LÊ THÁNH TÔNG (THẾ KỈ XV)

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được bối cảnh lịch sử, nội dung, kết quả và ý nghĩa cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông.
  • Có ý thức trân trọng giá trị cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Tìm hiểu được các vấn đề cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông.
  • Giao tiếp và hợp tác: Phối hợp cùng nhóm hoạt động tìm hiểu vấn đề, hoàn thành nhiệm vụ thầy cô giao; Trình bày được ý kiến của bản thân về các vấn đề sinh hoạt nhóm, cá nhân.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập được thông tin liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được các giải pháp; lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề do GV yêu cầu.

Năng lực riêng:

  • Tìm hiểu lịch sử: Trình bày được bối cảnh lịch sử, nội dung cuộc cải cách của Lê Thánh Tông.
  • Nhận thức và tư duy lịch sử: Rút ra được nguyên nhân cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng: Đánh giá được những điểm tiến bộ và hạn chế trong cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông để rút ra bài học lịch sử cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: đọc, sưu tầm các thông tin, hình ảnh tư liệu về cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông.
  • Trách nhiệm: ý thức được trách nhiệm của thế hệ trẻ trong xây dựng và phát triển đất nước.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Máy tính, máy chiếu, micro, bảng hoạt động nhóm, phấn.
  • Tài liệu tham khảo, tranh ảnh, lược đồ liên quan đến nội dung bài học Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (Thế kỉ XV).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử 11.
  • Đọc trước thông tin Bài 10 SHS để tìm hiểu bài học.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông, hoàn thành các Phiếu học tập theo yêu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú học tập cho HS, tạo không khí vui vẻ khám phá bài học mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập.
  3. b. Nội dung:

- GV tổ chức cho HS tìm hiểu các anh hùng dân tộc Việt Nam qua trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Nhận diện sự kiện thông qua các hình ảnh lịch sử về thời kì lịch sử thời vua Lê Thánh Tông.

 

  1. Sản phẩm:

- Các ô chữ hàng ngang và ô chữ chủ đề.

- HS nhận diện các sự kiện lịch sử thời vua Lê Thánh Tông.

  1. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS tìm hiểu các anh hùng dân tộc Việt Nam qua trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”.

- GV lần lượt trình chiếu hình ảnh và ô chữ:

  
  
  

 

 

Ô chữ chủ (11 chữ cái): một trong những nhà canh tân cải cách nổi tiếng ở Việt Nam thế kỉ XV.

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào một số kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân, quan sát hình ảnh và lần lượt tìm ra các ô chữ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện lần lượt HS nêu đáp án các ô chữ hàng ngang, ô chữ chủ đề.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đọc đáp án khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

1

 

Q

U

A

N

G

T

R

U

N

G

 

 

2

 

L

Ê

T

H

Á

I

T

 

 

 

 

3

B

C

Á

I

Đ

I

V

Ư

Ơ

N

G

4

 

 

 

N

G

Ô

Q

U

Y

N

 

 

5

 

 

 

L

Ê

L

I

 

 

 

 

 

6

 

 

 

H

A

I

B

À

T

R

Ư

N

G

Ô chữ chủ: LÊ THÁNH TÔNG

- GV dẫn dắt HS bước vào nhiệm vụ mới: Sử thần Vũ Quỳnh Triều Lê có lời bình về vua Lê Thánh Tông: “…có thể sửa dựng chính sự, chế tác lễ nhạc, hiệu lệnh văn chương rõ ràng, có thể cho người sau noi theo”. Lời bình ngắn gọn ấy đã khái quát được những nét lớn trong cải cách của vua Lê Thánh Tông. Vậy đó là những cải cách nào, chúng ta cùng tìm hiểu trong trò chơi sau đây.

Nhiệm vụ 2: Trò chơi “Nhận diện sự kiện”

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi Nhận diện sự kiện.

- GV phổ biến luật chơi cho HS:

+ Có 4 hình ảnh tương ứng 4 sự kiện lịch sử cần nhận diện, thời gian trả lời câu hỏi là 30 giây.

+ Người chiến thắng trả lời đúng sự kiện lịch sử hình ảnh gợi ý.

- GV lần lượt trình chiếu các hình ảnh cần được nhận diện:

  

Hình 1: Hình ảnh này gợi em nhớ đến công trình kiến trúc nào thời Lê sơ?

Hình 2: Nêu tên bộ luật được ban hành dưới thời vua Lê Thánh Tông.

Hình 3: Em hãy cho biết tên công trình kiến trúc này.

Hình 4: Văn bia này được vua Lê Thánh Tông cho khắc vào năm 1440. Nêu tên văn bia đó.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát nhanh hình ảnh, dựa vào kiến thức đã học, hiểu biết thực tế và tìm ra đáp án.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện lần lượt 4 HS nêu đáp án cho 4 hình.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nêu đáp án khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:

Hình 1: Bia Tiến sĩ.

Hình 2: Luật Hồng Đức.

Hình 3: Cặp rồng đá ở Điện Kính Thiên.

Hình 4: Văn bia Quế Lâm.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bia Tiến sĩ, Luật Hồng Đức, cặp rồng đá trước điện Kính Thiên (Hoàng thành Thăng Long)….Các công trình này được tạo dựng thời vua Lê Thánh Tông. Lê Thánh Tông là một vị vua nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam, ông được coi là vị vua “khai mở chế độ, văn vật khả quan, mở mang đất đai, cõi bờ khá rộng, thực là bậc vua anh hùng tài lược”. Vì sao vua Lê Thánh Tông lại được đánh giá cao như vậy? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu rõ hơn trong bài học ngày hôm nay – Bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Thông (Thế kỉ XV).

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Bối cảnh lịch sử

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được bối cảnh lịch sử cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác thông tin mục 1 SGK tr.68 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Vẽ sơ đồ tư duy bối cảnh lịch sử và yêu cầu khách quan của xã hội Việt Nam trước cuộc cải cách.
  3. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của các nhóm và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS làm việc ở nhà, sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet, tìm hiểu về nhân vật vua Lê Thánh Tông, thiết kế thẻ nhân vật theo gợi ý:

- GV trình chiếu Hình 10.1 SGK tr.68 và giới thiệu về vua Lê Thánh Thông:

+ Vua Lê Thánh Tông tên thật là Lê Tư Thành, vị vua thứ 4 của nhà Hậu Lê, ông lên ngôi năm 1460, lúc 18 tuổi, đặt niên hiệu là Quang Thuận, năm 1470 đổi niên hiệu là Hồng Đức.

+ Triều đại ông là giai đoạn thịnh vượng, thực hiện được nhiều cải cách về kinh tế, chính trị, văn hóa; là người đã minh oan cho Nguyễn Trãi, sáng lập ra hội Tao Đàn gồm 28 vị đại thần khoa bảng

+ Ông đã mở rộng bờ cõi Đại Việt vào núi Thạch Bị, Đại Lãnh, ban hành Luật Hồng Đức, cho vẽ Hồng Đức bản đồ, đặt lệ dựng bia ghi tên các tiến sĩ ở Văn Miếu.

+ Ngoài việc trị nước, ông còn là một nhà thơ tài hoa, để lại nhiều tác phẩm văn hóa sáng giá.

https://www.youtube.com/watch?v=vx9U26nPMnw

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác thông tin mục 1 SGK tr.68 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Vẽ sơ đồ tư duy bối cảnh lịch sử và yêu cầu khách quan của xã hội Việt Nam trước cuộc cải cách.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS cặp đôi nêu bối cảnh lịch sử và yêu cầu khách quan của xã hội Việt Nam trước cải cách theo sơ đồ tư duy.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Năm 1460, Lê Thánh Tông lên ngôi hoàng đế trong bối cảnh đất nước đã từng bước ổn định nhưng bộ máy hành chính nhà nước cũng bắt đầu bộc lộ những hạn chế.

Vua Lê Thánh Tông đã từng bước tiến hành cải cách nhằm tăng cường quyền lực của hoàng đế và bộ máy nhà nước.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Bối cảnh lịch sử

Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Hoạt động 1.

 

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Hoạt động 2. Nội dung cuộc cải cách

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tóm tắt được các nội dung cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo 4 nhóm, khai thác mục Em có biết, thông tin mục 2a – 2e SGK tr.69, 70 và hoàn thành Phiếu học tập số 2: Trình bày tóm tắt các nội dung cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông.
  3. Sản phẩm: Phiếu học tập số 2 của các nhóm và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu hình ảnh và dẫn dắt: Là một vị vua có tài năng xuất chúng trong quản lí, xây dựng đất nước, trong suốt thời kì trị vì, Lê Thánh Tông đã tiến hành cuộc cải cách khá toàn diện.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo 4 nhóm, khai thác mục Em có biết, thông tin mục 2a – 2e SGK tr.69, 70 và hoàn thành Phiếu học tập số 2: Trình bày tóm tắt các nội dung cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Lĩnh vực

Chính trị - Hành chính

Quân sự

Kinh tế

Luật pháp

Văn hóa – Giáo dục

 

 

 

 

 

 

- GV cung cấp thêm cho HS một số hình ảnh về cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2).

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vì sao Lê Thánh Thông chú trọng phát triển giáo dục, khoa cử?

- GV liên hệ thực tế, vận dụng, tổ chức nhanh cho HS đóng vai và thực hiện nhiệm vụ cụ thể sau:

+ Đóng vai Thượng thư Bộ Hộ đề xuất ý kiến cải cách về kinh tế Đại Việt với vua Lê Thánh Tông.

+ Đóng vai Thượng thư Bộ Hình tư vấn với vua Lê Thánh Tông về việc soạn thảo bộ Quốc triều hình luật.

+ Đóng vai Thượng thư Bộ Lễ em đề xuất với vua Lê Thánh Tông đề ra các chính sách/biện pháp phát triển giáo dục.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, tư liệu, thông tin trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số 2.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 nhóm tóm tắt những nội dung cơ bản trong cải cách của Lê Thánh Tông theo Phiếu học tập số 2.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: Ông nhận thức được hiền tài là nguyên khí của quốc gia; giáo dục, khoa cử để đào tạo, tuyển dụng hiền tài cho đất nước.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Cải cách dưới triều vua Lê Thánh Tông có tính đồng bộ từ trung ương đến địa phương. Nội dung của cuộc cải cách diễn ra trên nhiều lĩnh vực nhằm tăng cường sự kiểm soát, chỉ đạo của hoàng đế đối với triều thần, tăng cường sự ràng buộc, kiểm soát lẫn nhau trong giới quan liêu, tăng cường tính hiệu lực và hiệu quả của bộ máy quan lại.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Nội dung cuộc cải cách

Kết quả Phiếu học tập số 2 đính kèm phía dưới Hoạt động 2.

 

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN

CUỘC CẢI CÁCH CỦA VUA LÊ THÁNH TÔNG

Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê sơ

Luật Hồng Đức xử tội ấu dâm

Phân bố quân lực thời Hồng Đức (1471)

Tổ chức Ngũ quân Đô đốc phủ thời

Lê Thánh Tông năm 1471

Trung quân phủ thời

Lê Thánh Tông năm 1471

Quân đội thời Lê Thánh Tông

 

Luật Hồng Đức

Chế độ lộc điền và chế độ quân điền được ban hành vào thời Lê Thánh Tông

Trường thi - Nam Định

  

Văn Miếu – Quốc Tử Giám

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Lĩnh vực

Nội dung

Chính trị - hành chính

- Bãi bỏ chức Tể tướng và một số chức danh đại thần khác, nhà vua trực tiếp điều khiển triều đình.

- Bãi bỏ lệ ban quốc tính, quý tộc tôn thất không được lập phủ đệ và quân đội riêng.

- Tổ chức tuyển chọn bộ máy quan lại ở trung ương qua chế độ khoa cử Nho học nhằm hạn chế phe cánh và sự thao túng quyền lực của các công thần. Ở các địa phương, đặt các chức Tổng binh, Đô ty quản lí, đổi chức xã quan thành xã trưởng.

- Từ năm 1466 đến năm 1471: tiến hành một cuộc cải cách quy mô lớn, sắp xếp lại bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương:

+ Ở cấp trung ương:

·      Đứng đầu bộ máy nhà nước là Hoàng đế.

·      Sáu bộ đảm trách những công việc chính yếu của quốc gia.

·      Đặt thêm Lục tự và Lục khoa để hỗ trợ và giám sát Lục bộ.

·      Hoàn thiện hệ thống cơ quan văn phòng và các cơ quan chuyên môn.

+ Ở cấp địa phương:

·      Cả nước được chia làm 12 đạo (sau đổi thành: thừa tuyên).

·      Đến 1471: có thêm thừa tuyên Quảng Nam. Đứng đầu thừa tuyên là các Tuyên phủ sứ. Hệ thống cơ quan chuyên trách gồm: Thừa ty (dân sự), Đô ty (quân sự) và Hiến ty (tư pháp).

·      Kinh thành Thăng Long thuộc một đơn vị hành chính đặc biệt gọi là phủ Trung Đô, về sau đổi gọi là phủ Phụng Thiên.

- Năm1490 hoàn thành Hồng Đức bản đồ sách.

Quân sự

- Năm 1466, cải tổ hệ thống quân đội, chia làm hai loại quân:

+ Quân thường trực (cấm binh) bảo vệ kinh thành.

+ Quân các đạo (ngoại binh) đóng ở các địa phương.

- Ở các đạo, đổi 5 vệ quân thời vua Lê Thái Tổ thành 5 phủ, dưới mỗi phủ chia thành vệ quản các sở đội.

- Cho đặt quân lệnh để thường xuyên tập trận và đặt các kì thi võ để tuyển chọn tướng sĩ phục vụ quân đội.

Kinh tế

- Năm 1477, ban hành chính sách lộc điền và quân điền, người dân đều được cấp cho ruộng đất công để cày cấy.

- Thể lệ thuế khoá (thuế đinh, thuế ruộng, thuế đất bãi trồng dâu) được nhà nước quy định theo hạng.

- Việc canh nông được khuyến khích.

- Nhà nước đặt Hà đê quan và Khuyến nông quan để quản lí việc đê điều, nông nghiệp, đặt Đồn điền quan để khuyến khích việc khẩn hoang, mở rộng diện tích.

Luật pháp

- Năm 1483, ban hành bộ Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) gồm 722 điều. Nội dung bộ luật quy định những vấn đề về hình sự, dân sự, đất đai, hôn nhân gia đình, tố tụng.

- Nhiều truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc đã được thể chế hoá thành các điều luật.

Văn hoá – giáo dục

- Nho giáo được đặt làm hệ tư tưởng chính thống.

- Giáo dục, khoa cử được chú trọng.

+ Trùng tu và mở rộng Quốc Tử Giám, Nhà Thái học; mở rộng hệ thống trường học công đến cấp phủ, huyện; định phép thi Hương, thi Hội quy củ.

+ Năm 1484, bắt đầu dựng bia Tiến sĩ nhằm đề cao Nho học và tôn vinh các bậc trí thức Nho học đỗ đại khoa.

Soạn mới giáo án Lịch sử 11 CTST bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV)

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án lịch sử 11 chân trời mới, soạn giáo án lịch sử 11 chân trời bài Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV), giáo án lịch sử 11 chân trời

Soạn giáo án lịch sử 11 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay