Soạn mới giáo án Lịch sử 11 CTST bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX)

Soạn mới Giáo án lịch sử 11 CTST bài Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX). Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 8: MỘT SỐ CUỘC KHỞI NGHĨA VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TỪ THẾ KỈ III TCN ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX)

(4 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được nội dung chính và ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc.
  • Nêu được bối cảnh lịch sử, diễn biến chính và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
  • Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử, trình bày được bối cảnh lịch sử, những diễn biến chính và ý nghĩa của phong trào Tây Sơn.
  • Rút ra được những bài học lịch sử chính của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam về quá trình vận động, tập hợp quần chúng nhân dân tham gia, vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc, nghệ thuật quân sự.
  • Nêu được các bài học lịch sử đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
  • Tự hào về truyền thống đấu tranh bất khuất của các dân tộc Việt Nam trong lịch sử, sẵn sàng tham gia đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Tìm hiểu được các vấn đề về một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX).
  • Giao tiếp và hợp tác: Phối hợp cùng nhóm hoạt động tìm hiểu vấn đề, hoàn thành nhiệm vụ thầy cô giao; Trình bày được ý kiến của bản thân về các vấn đề sinh hoạt nhóm, cá nhân.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập được thông tin liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được các giải pháp; lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề do GV yêu cầu.

Năng lực riêng:

  • Tìm hiểu lịch sử: Trình bày được nội dung chính và ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc; Nêu được bối cảnh lịch sử, diễn biến chính và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn; Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử, diễn biến chính và ý nghĩa của phong trào Tây Sơn.
  • Nhận thức và tư duy lịch sử: Rút ra được những bài học lịch sử chính của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam về quá trình vận động, tập hợp quần chúng nhân dân tham gia, vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc, nghệ thuật quân sự; Nêu được các bài học lịch sử đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng: Đánh giá được những bài học lịch sử chính của các cuộc khởi nghĩa, chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam, giá trị các bài học đó đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
  1. Phẩm chất
  • Yêu nước: tự hào về truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc Việt Nam trong lịch sử.
  • Trách nhiệm: sẵn sàng tham gia đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  • Chăm chỉ: tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập; có ý chí vượt qua khó để đạt kết quả tốt trong học tập.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Máy tính, máy chiếu, micro, bảng hoạt động nhóm, phấn.
  • Tài liệu tham khảo, tranh ảnh, lược đồ về các cuộc khởi nghĩa trong lịch sử Việt Nam trước thế kỉ XIX.
  • Sưu tầm tranh ảnh về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc.
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử 11.
  • Đọc trước thông tin Bài 8 SHS để tìm hiểu bài học.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú học tập cho HS, tạo không khí vui vẻ khám phá bài học mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Đố vui ô chữ, giải các ô chữ hàng ngang liên quan đến các anh hùng dân tộc trong công cuộc giải phóng dân tộc, tìm ô chữ chủ đề liên quan đến nội dung bài học.
  4. Sản phẩm: HS tìm được đáp án trò chơi Đố vui ô chữ.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Đố vui ô chữ.

- GV nêu nhiệm vụ cho HS thực hiện:

+ Giải các ô chữ hàng ngang liên quan đến anh hùng dân tộc trong công cuộc giải phóng dân tộc.

+ Tìm ô chữ chủ đề liên quan đến nội dung bài học Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam.

- GV lần lượt đọc câu hỏi cho các ô chữ hàng ngang:

+ Ô chữ số 1 (10 chữ cái): Vị nữ tướng đầu tiên của Việt Nam

“Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân

…Hồng quần nhẹ bước chinh yên,

Đuổi ngay Tô Định dẹp tan biên thành.

Đô kì đóng cõi Mê Linh,

Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta.

Ba thu gánh vác sơn hà,

Một là báo phục, hai là bá vương.

+ Ô chữ số 2 (13 chữ cái): Bài thơ dưới đây nói về vị tướng nào?

“…Muốn chém cá kình, đè sóng dữ

Chẳng làm tì thiếp, sống nhờ ai

Múa gươm, xông trận như thần tướng

Cồng đánh, voi gầm tựa sấm oai”.

+ Ô chữ số 3 (10 chữ cái): Người anh hùng áo vải đánh thắng quân Thanh.

+ Ô chữ số 4 (10 chữ cái): Tác giả của Bình Ngô đại cáo và nghệ thuật “mưu phạt tâm công”.

+ Ô chữ số 5 (6 chữ cái): Đoạn thơ dưới đây nói về nhân vật lịch sử nào của Việt Nam?

“Tiết độ sứ, tự xưng, làm chủ giang sơn (…)

Thuật nội trị: coi khoan – giản – an – lạc làm đầu

Phép ngoại giao: lấy nhu – trí – thắng – cương là gốc

Củng cố chính quyền: đặt phủ, lộ, châu, giáp, xã,…cốt giản dị khoan dung

Cải cách điền tô: định thuế, khóa, hộ, binh, lương,…trọng công bằng phép tắc”.

+ Ô chữ số chủ đề (9 chữ cái): Hình thức đấu tranh cao nhất của đông đảo nhân dân bị áp bức bóc lột, nổi lên lật đổ giai cấp thống trị trong nước hoặc giặc ngoại xâm.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, giải các ô chữ hàng ngang và ô chữ chủ đề.

- GV quan sát, hướng dẫn HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời HS xung phong giải các ô chữ hàng ngang, ô chữ chủ đề.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nêu đáp án khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

1

T

R

Ư

N

G

V

Ư

Ơ

N

G

 

 

 

2

T

R

I

U

T

H

T

R

I

N

H

3

 

Q

U

A

N

G

T

R

U

N

G

 

 

4

 

N

G

U

Y

N

T

R

Ã

I

 

 

5

K

H

Ú

C

T

H

A

D

 

 

 

Ô CHỮ CHỦ ĐỀ: KHỞI NGHĨA

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và lũ cướp nước”. Vậy, truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc đã được hun đúc qua tiến trình lịch sử từ thời Bà Trưng, Bà Triệu,… như thế nào? Bài học lịch sử để lại cho ngày nay là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX).

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu thời Bắc thuộc (Nội dung chuẩn bị trước ở nhà)

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm hiểu nhanh những kiến thức HS đã biết và muốn biết về bài học.
  2. Nội dung: GV sử dụng kĩ thuật KWLH, yêu cầu HS làm việc cá nhân, chuẩn bị bài ở nhà, điền câu trả lời vào ô số 1, 2 (K, W) trong Phiếu học tập số 1.
  3. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV sử dụng kĩ thuật KWLH, yêu cầu HS làm việc cá nhân, chuẩn bị bài ở nhà, điền câu trả lời vào ô số 1, 2 (K, W) trong Phiếu học tập số 1.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

(Đính kèm phía dưới Hoạt động 1)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS hoàn thành 2 ô K, W trước ở nhà. 2 ô L, H sẽ hoàn thành trong quá trình học tập chủ đề.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận

GV thu Phiếu học tập số 1 của HS, tổ chức cho HS tìm hiểu nhanh những kiến thức HS đã biết và muốn biết về bài học (ô K, W).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá và tổ chức cho HS bước vào nội dung chính của bài học.

1. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu thời Bắc thuộc (Nội dung chuẩn bị trước ở nhà)

Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Hoạt động 1.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

 

CÂU HỎI

HS ĐIỀN THÔNG TIN

KNOW

Em biết gì về các cuộc khởi nghĩa của người Việt thời Bắc thuộc ? Kể tên một số cuộc khởi nghĩa giành được thắng lợi trong thời kỳ này.

 

WHAT

Em muốn tìm hiểu thêm điều gì có liên quan đến các anh hùng dân tộc, các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Việt thời Bắc thuộc ?

 

LEARN

Nêu ý nghĩa và rút ra được những bài học lịch sử chính của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam thời Bắc thuộc

 

HOW

- Qua các hoạt động, em hãy phân biệt các khái niệm: Chiến tranh giải phóng và khởi nghĩa. Những bài học lịch sử, những nghệ thuật quân sự nào trong thời kỳ này được vận dụng vào công cuộc bảo vệ tổ quốc hiện nay ?

 

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

 

CÂU HỎI

HS ĐIỀN THÔNG TIN

KNOW

Em biết gì về các cuộc khởi nghĩa của người Việt thời Bắc thuộc ? Kể tên một số cuộc khởi nghĩa giành được thắng lợi trong thời kỳ này.

HS có thể điền những thông tin mình đã biết về các cuộc khởi nghĩa của dân tộc Việt Nam trong lịch sử dân tộc.

Ví dụ:

- Các cuộc khởi nghĩa thời Bắc thuộc diễn ra liên tục từ thế kỉ I đến thế kỉ X.

-  Các cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi trong thời kỳ này là: khởi nghĩa Hai Bà Trưng, khởi nghĩa Bà Triệu, khởi nghĩa Lý Bí…

WHAT

Em muốn tìm hiểu thêm điều gì có liên quan đến các anh hùng dân tộc, các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Việt thời Bắc thuộc ?

HS điền những thông tin mình muốn biết về các anh hùng dân tộc, các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Việt Nam trong lịch sử.

Ví dụ:

- Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc khởi nghĩa?

- Vì sao có những cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi trọn vẹn nhưng cũng có các cuộc khởi nghĩa chỉ giành thắng lợi một phần?

LEARN

Nêu ý nghĩa và rút ra được những bài học lịch sử chính của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam thời Bắc thuộc

Sau khi học xong bài học, HS có khả năng nêu ý nghĩa và rút ra được những bài học lịch sử chính của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam.

HOW

- Qua các hoạt động, em hãy phân biệt các khái niệm: Chiến tranh giải phóng và khởi nghĩa. Những bài học lịch sử, những nghệ thuật quân sự nào trong thời kỳ này được vận dụng vào công cuộc bảo vệ tổ quốc hiện nay ?

Sau khi học xong bài học, HS tìm được những bài học lịch sử, những nghệ thuật quân sự của thế hệ trước trong thời kì này được vận dụng vào công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Hoạt động 2. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu thời Bắc thuộc, khởi nghĩa Lam Sơn, phong trào Tây Sơn

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được nội dung chính của các cuộc khởi tiêu biểu trong thời Bắc thuộc.

- Nêu được ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc.

- Nêu được bối cảnh lịch sử, diễn biến chính và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

- Tóm tắt được bối cảnh lịch sử, diễn biến chính và ý nghĩa của phong trào Tây Sơn.

  1. Nội dung:

GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm:

- GV yêu cầu HS nhóm 1 - 2, khai thác Bảng 8.1, Hình 8.2, thông tin trong mục 1 và hoàn thành Phiếu học tập số 2, 3: Trình bày được nội dung chính, ý nghĩa của các cuộc khởi tiêu biểu trong thời Bắc thuộc.

- GV yêu cầu HS nhóm 3 khai thác Bảng 8.2, Hình 8.3, mục Em có biết, thông tin trong mục 2 và hoàn thành Phiếu học tập số 4: Trình bày bối cảnh lịch sử, diễn biến chính và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

- GV yêu cầu HS nhóm 4 khai thác Hình 8.4, mục Em có biết, thông tin trong mục 3 và hoàn thành Phiếu học tập số 5: Trình bày bối cảnh lịch sử, diễn biến chính và ý nghĩa của phong trào Tây Sơn.

  1. Sản phẩm: Phiếu học tập số 2, 3, 4, 5 của 4 nhóm, sơ đồ tư duy và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

VÒNG 1: NHÓM CHUYÊN GIA

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau:

+ Nhóm 1 - Khai thác Bảng 8.1, Hình 8.2, thông tin trong mục 1 và hoàn thành Phiếu học tập số 2:

·      Trình bày những nét chính về diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu trong thời Bắc thuộc.

·      Hai Bà Trưng, Bà Triệu đã góp phần hình thành truyền thống quý báu nào của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc?

 

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
(Đính kèm phía dưới Hoạt động 2)

 

 

+ Nhóm 2 - Khai thác Bảng 8.1, thông tin trong mục 1 và hoàn thành Phiếu học tập số 3:

·      Trình bày những nét chính về diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa của Lý Bí, Phùng Hưng trong thời Bắc thuộc.

·      Phân tích ý nghĩa sự ra đời Nhà nước Vạn Xuân. Lý Bí và Triệu Quang Phục đã có đóng góp quý giá nào   vào kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam?

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
(Đính kèm phía dưới Hoạt động 2)

+ Nhóm 3 - Khai thác Bảng 8.2, Hình 8.3, mục Em có biết, thông tin trong mục 2 và hoàn thành Phiếu học tập số 4:

·      Trình bày bối cảnh lịch sử, diễn biến chính và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

·      Nghĩa quân Lam Sơn đã vận dụng được những bài học kinh nghiệm nào từ kho tàng quân sự truyền thống của dân tộc ta trong cuộc khởi nghĩa chống quân Minh và đóng góp thêm những gì vào kho tàng ấy?

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

(Đính kèm phía dưới Hoạt động 2)

+ Nhóm 4 - Khai thác Hình 8.4, mục Em có biết, thông tin trong mục 3 và hoàn thành Phiếu học tập số 5:

·      Trình bày bối cảnh lịch sử, diễn biến chính và ý nghĩa của phong trào Tây Sơn.

·      Nêu những đóng góp của Nguyễn Huệ - Quang Trung và phong trào Tây Sơn với lịch sử dân tộc. Quân Tây Sơn đã có đóng góp to lớn nào vào kho tàng quân sự truyền thống của Việt Nam?

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5

(Đính kèm phía dưới Hoạt động 2)

- GV cho HS tham khảo thêm hình ảnh, video về một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu thời Bắc thuộc, khởi nghĩa Lam Sơn, phong trào Tây Sơn (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1. GV tùy thuộc vào thời lượng tiết học, tình hình thực tế của bài giảng để cho HS tham khảo video)).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- 4 nhóm khai thác hình ảnh, video, tư liệu và hoàn thành nhiệm vụ của nhóm mình.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

Các nhóm hoàn chỉnh Phiếu học tập.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá chung Vòng 1 và cho HS chuyển sang Vòng 2.

2. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu thời Bắc thuộc, khởi nghĩa Lam Sơn, phong trào Tây Sơn

a. Vòng 1 – Nhóm chuyên gia

Đính kèm phía dưới hoạt động kết quả Phiếu học tập số 2, 3, 4.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Nhóm 1:

1. Trình bày những nét chính về diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu trong thời Bắc thuộc.

STT

Tên cuộc khởi nghĩa

Quân xâm lược

Diễn biến chính

Kết quả

Ý nghĩa

Bài học lịch sử

1

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

(40 – 43)

 

 

 

 

 

2

Khởi nghĩa

Bà Triệu (248)

 

 

 

 

 

2. Hai Bà Trưng, Bà Triệu đã góp phần hình thành truyền thống quý báu nào của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Nhóm 2:

1. Trình bày những nét chính về diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Lý Bí, Phùng Hưng trong thời Bắc thuộc.

STT

Tên cuộc khởi nghĩa

Quân xâm lược

Diễn biến chính

Kết quả

Ý nghĩa

Bài học lịch sử

1

Khởi nghĩa

Lý Bí

(542 - 544)

 

 

 

 

 

2

Khởi nghĩa

Phùng Hưng (766 – 791)

 

 

 

 

 

2. Phân tích ý nghĩa sự ra đời Nhà nước Vạn Xuân. Lý Bí và Triệu Quang Phục đã có đóng góp quý giá nào vào kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

Nhóm 3:

1. Trình bày bối cảnh lịch sử, diễn biến chính và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Thời gian

Bối cảnh

lịch sử

Diễn biến chính

Ý nghĩa

Bài học lịch sử

 

 

 

 

 

2. Nghĩa quân Lam Sơn đã vận dụng được những bài học kinh nghiệm nào từ kho tàng quân sự truyền thống của dân tộc ta trong cuộc khởi nghĩa chống quân Minh và đóng góp thêm những gì vào kho tàng ấy?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5

Nhóm 4:

1. Trình bày bối cảnh lịch sử, diễn biến chính và ý nghĩa của phong trào Tây Sơn.

Thời gian

Bối cảnh

lịch sử

Diễn biến chính

Ý nghĩa

Bài học lịch sử

 

 

 

 

 

2. Nêu những đóng góp của Nguyễn Huệ - Quang Trung và phong trào Tây Sơn với lịch sử dân tộc. Quân Tây Sơn đã có đóng góp to lớn nào vào kho tàng quân sự truyền thống của Việt Nam?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

 

HÌNH ẢNH, VIDEO VỀ MỘT SỐ CUỘC KHỞI NGHĨA TRONG THỜI KÌ BẮC THUỘC, PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ KHỞI NGHĨA LAM SƠN

Khởi nghĩa/Phong trào

Hình ảnh, video

1. Khởi nghĩa trong thời kì Bắc thuộc

a. Hai Bà Trưng

- Nhân vật tên: Trưng Trắc, Trưng Nhị.

- Quê quán: Mê Linh-Hà Nội.

- Xuất thân: Lạc tướng Mê Linh.

- Trận chiến  tiêu biểu: Tấn công quân Đông Hán tại Luy Lâu, Cổ Loa.

https://www.youtube.com/watch?v=FC5Rf5daGz0&t=130s

b. Bà Triệu

- Nhân vật tên: Triệu Thị Trinh (Bà Triệu).

- Quê quán: Quận Cửu Chân.

- Xuất thân: Là em gái của Triệu Quốc Đạt- Huyện lệnh thế lực trong làng.

- Trận chiến  tiêu biểu: Trận chiến tấn công thành Tư Phố, giải phóng Giao Châu.

https://www.youtube.com/watch?v=XXB4rvTzjXU

c. Lý Bí

- Nhân vật tên: Lí Bí.

- Quê quán: Giao Châu.

- Xuất thân: Hào trưởng Việt.

- Trận chiến  tiêu biểu: Sau khi hạ thành Long Biên, làm chủ Giao Châu.

 

https://www.youtube.com/watch?v=_CsULIRNm74

2. Khởi nghĩa Lam Sơn

- Nhân vật tên: Lê Lợi.

- Quê quán: Thanh Hóa.

- Xuất thân: Hào trưởng Việt.

- Trận chiến tiêu biểu: trận Sách Khôi, chiến dịch Tốt Động – Chúc Động, Bao vây thành Đông Quan, chiến dịch Chi Lăng – Xương Giang.

https://www.youtube.com/watch?v=7hYLCHS-WHU

3. Phong trào Tây Sơn

- Nhân vật tên: Nguyễn Huệ

- Quê quán: Nghệ An.

- Xuất thân: Nông dân (anh hùng áo vải).

- Trận chiến tiêu biểu: khởi nghĩa chống chúa Nguyễn ở Đàng Ngoài, trận Rạch Gầm – Xoài Mút, tấn công Đàng Ngoài, lật đổ Chúa Trịnh.

https://www.youtube.com/watch?v=HD89UaWkVQk

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Nhóm 1:

1. Trình bày những nét chính về diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu trong thời Bắc thuộc.

STT

Tên cuộc khởi nghĩa

Quân xâm lược

Diễn biến chính

Kết quả

Ý nghĩa

Bài học lịch sử

1

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

(40 – 43)

Nhà Đông Hán

- Năm 40: khởi nghĩa nổ ra ở Hát Môn, lan ra các quận, huyện.

- Năm 40 – 42: xây dựng chính quyền tự chủ.

- Tháng 4/42: quân Hán đàn áp cuộc khởi nghĩa.

- Quân Hán bị đánh tan.

- Thái thú Tô Định bỏ trốn về Nam Hải.

- Nền độc lập tự chủ của dân tộc được khôi phục trong 3 năm.

Lần đầu tiên sau hơn 200 năm mất nước, người Việt đã đứng lên dựng khởi nghĩa chống giặc, giành lại độc lập, đánh dấu sự thức tỉnh ý thức dân tộc, lòng yêu nước.

- Tinh thần đoàn kết, chống giặc ngoại xâm.
- Lập căn cứ, xây dựng lực lượng ở rừng núi.

- Đấu tranh chống âm mưu chia rẽ của kẻ thù.

- Hình thành truyền thống “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”

 

 

 

Khởi nghĩa

Bà Triệu (248)

Nhà Ngô

- Nổ ra ở Núi Nưa (Thanh Hóa).

- Quân Ngô tăng cường đàn áp cuộc khởi nghĩa.

- Khởi nghĩa lan rộng khắp Giao Châu và thắng lợi.

- Thứ sử Giao Châu bị giết, toàn thể Giao Châu chấn động.

- Thể hiện chí khí quật cường, sự hi sinh anh dũng của Bà Triệu.

- Làm kẻ thù khiếp sợ.

- Cổ vũ cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập của người Việt.

2. Hai Bà Trưng và Bà Triệu đã góp phần hình thành truyền thống quý giá yêu nước của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ  Tổ quốc. Mỗi khi giặc ngoại xâm lâm le bờ cõi nước nhà, người già, thanh niên trai tráng, thậm chí là phụ nữ cũng tham gia chống giặc. Mặc dù là phận nữ nhi, chân tay mềm yếu nhưng khi “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”.

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Nhóm 2:

STT

Tên cuộc khởi nghĩa

Quân xâm lược

Diễn biến chính

Kết quả

Ý nghĩa

Bài học lịch sử

1

Khởi nghĩa

Lý Bí

(542 - 544)

Nhà Lương

- Năm 542: Lý Bí lãnh đạo nhân dân nổi dậy chống chính quyền nhà Lương.

- Năm 543 – 544: chống lại các cuộc tấn công của nhà Lương.

- Tháng 2/544: Lý Bí làm chủ Giao Châu.

- Đánh chiếm được thành Long Biên, đẩy lùi các cuộc phản công của quân Lương.

- Khôi phục nền độc lập.

- Lập triều Tiền Lý và nước Vạn Xuân

- Sự ra đời nước Vạn Xuân thể hiện mong muốn cho sự trường tồn của dân tộc; khẳng định nền độc lập.

 

 

Lý Bí, Triệu Quang Phục biết lập căn cứ, dựa vào địa hình, địa thế, lấy yếu chống mạnh (lịch sử quân sự gọi là cách đánh du kích).

2

Khởi nghĩa

Phùng Hưng (766 – 791)

Nhà Đường

- Năm 766: khởi nghĩa nổ ra ở Đường Lâm (Ba Vì, Hà Nội).

- Năm 782: đánh chiếm Tống Bình (Hà Nội).

- Năm 791: nhà Đường tăng cường uy hiếp.

- Làm chủ Đường Lâm, xây dựng, củng cố chính quyền tự chủ.

- Năm 791: nhà Đường chiếm lại Tống Bình.

Là minh chứng cho tinh thần quật khởi, khẳng định sức sống mãnh liệt của ý thức dân tộc.

Cuộc khởi nghĩa đã nuôi dưỡng quyết tâm giành lại độc lập của nhân dân ta trong hơn 10 thế kỉ Bắc thuộc.

- Ý nghĩa sự ra đời Nhà nước Vạn Xuân.

+ Lật đổ ách thống trị của nhà Lương.

+ Đánh dấu bước trưởng thành trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta.

+ Thể hiện ý chí tự cường, tự chủ của dân tộc ta, làm thất bại âm mưu biến nước ta thành một đơn vị hành chính của nhà Lương.

- Đóng góp quý giá của Lý Bí và Triệu Quang Phục vào kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam: cách đánh du kích.

 

Soạn mới giáo án Lịch sử 11 CTST bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX)

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án lịch sử 11 chân trời mới, soạn giáo án lịch sử 11 chân trời bài Chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay, giáo án lịch sử 11 chân trời

Soạn giáo án lịch sử 11 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay