Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH LỚN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)
BÀI 9: CUỘC CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY VÀ TRIỀU HỒ
(2 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- GV cho HS quan sát hình ảnh về Hồ Quý Ly và Cửa Nam của thành Tây Đô, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu một số hiểu biết của em về Hồ Quý Ly và những cải cách của ông dưới Triều Hồ.
- Đáp án trò chơi Đuổi hình bắt chữ.
- Câu trả lời của HS về một số hiểu biết của em về Hồ Quý Ly và những cải cách của ông dưới Triều Hồ.
Nhiệm vụ 1: Chơi trò chơi Đuổi hình bắt chữ
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi Đuổi hình bắt chữ - tìm hiểu một số nhân vật và sự kiện nổi bật liên quan đến cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ.
- GV lần lượt trình chiếu hình ảnh:
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Hình 4
Hình 5
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân, quan sát hình ảnh và đưa ra đáp án.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 3 HS xung phong trả lời nhanh câu hỏi.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu đáp án khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
Hình 1. Hồ Quý Ly.
Hình 2. Thành Nhà Hồ.
Hình 3. Tiền giấy.
Hình 4. Thuyền chiến cổ lâu.
Hình 5: Thần cơ sang pháo.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2: Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS cả lớp quan sát hình ảnh về Hồ Quý Ly và Cửa Nam của thành Tây Đô:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu một số hiểu biết của em về Hồ Quý Ly và những cải cách của ông dưới Triều Hồ.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, vận dụng một số kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày hiểu biết về Hồ Quý Ly và những cải cách của ông dưới Triều Hồ.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:
Hồ Quý Ly và cải cách của ông dưới Triều Hồ:
+ Là vị hoàng đế đầu tiên của nhà nước Đại Ngu trong lịch sử Việt Nam – nhà nước có ý nghĩa là “sự yên vui, hòa bình”.
+ Là nhà cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam:
+ Là nhân vật gây tranh cãi với những luồng ý kiến khen chê khác nhau. Các sử gia hiện đại đánh giá ông là người có đầu óc mạnh dạn, muốn xoay chuyển thời thế, nhưng phạm nhiều sai lầm chính trị, mất lòng dân dẫn đến hoạ mất nước.
→ Hồ Quý Ly để lại bài học cho lịch sử nhiều hơn là cái ông làm cho lịch sử.
+ Ngày 26/6/2011, Thành Nhà Hồ do Hồ Quý Ly xây dựng năm 1397 được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vì những giá trị văn hóa, lịch sử cùng kỹ thuật xây dựng độc đáo.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Thành Tây Đô (Thanh Hóa) là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn ở Việt Nam được Hồ Quý Ly cho xây dựng vào cuối thế kỉ XIV. Đây là một thành tựu cải cách nổi bật của ông nhằm tăng cường sức mạnh quân sự để chuẩn bị đối phó với cuộc xâm lược của nhà Minh. Ngoài ra, Hồ Quý Ly còn tiến hành cải cách trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục. Để nắm rõ hơn về những nội dung này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ.
Hoạt động 1. Bối cảnh lịch sử
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
- GV cung cấp cho HS tư liệu, video về bối cảnh lịch sử của cuộc cải cách (Đính kèm phía dưới hoạt động 1). - GV căn cứ vào tình hình thực tế của lớp học, mở rộng kiến thức, so sánh và nhận xét giữa nhân vật Hồ Quý Ly và Trần Thủ Độ (Đính kèm phía dưới hoạt động 1). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, video, tư liệu, thông tin trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số 1. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi nêu bối cảnh lịch sử cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Nhà Trần lâm vào khủng hoảng và ngày càng suy yếu. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Bối cảnh lịch sử Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Hoạt động 1. | |||||||||||||||||||||||||||||
Tư liệu - Về bối cảnh lịch sử cuối Triều Trần: Vua Trần Dụ Tông (1341 - 1369) “sai đào hồ lớn ở vườn ngự nơi hậu cung, trong hồ chất đá làm núi, bên bờ hồ trồng thông, trúc và nhiều thứ cây khác, thêm vào đấy nào là cỏ lạ, hoa thơm, muông kì, chim quý. Bốn mặt khai thông cho nước sông vào. Lại đào hổ khác, bắt dân chở nước vào hồ để nuôi cá, các hải sản. Bắt người Hoa châu chở cá sấu thả vào đấy. Lại làm dãy khách lang ở Tây Điện thẳng đến cửa Hoàng Phúc... Nay xây cất, mai tu đạo, không lúc nào ngớt việc” Nhà vua lại “buông tuổng vô độ. Tính nghiện rượu, thường sai các quan vào uống rượu cùng. Người nào uống được nhiều thì ban thưởng. Bùi Khoan dùng kế giả vờ uống hết trăm thùng rượu, được thưởng tước hai tư Dương Nhật Lễ (con phường chèo, cháu Dụ Tông) gây sự biến, mưu đổi họ, gây biến, khiến cho Triều Trần lâm vào cuộc khủng hoảng cung đình. Vua thích đánh bạc, thường xuyên gọi các nhà giàu ở Bắc Giang, Hà Tây vào cung, đặt 1 tiếng 30 quan. Vua lại tin dùng nịnh thần, Chu Văn An dâng Thất trảm sớ nhưng không được vua chấp nhận đã treo ấn từ quan. https://vtv.vn/video/hao-khi-ngan-nam-xa-hoi-dai-viet-cuoi-thoi-tran-du-tong-phan-1-283842.htm
KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Mở rộng: So sánh Trần Thủ Độ và Hồ Quý Ly
|
Hoạt động 2. Nội dung cuộc cải cách
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV trình chiếu hình ảnh và dẫn dắt: + Trong hơn 30 năm nắm quyền lực dưới Triều Trần và Triều Hồ, Hồ Quý Ly đã tiến hành cải cách trên nhiều lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa – giáo dục. + Cải cách: sự đổi mới cho tiến bộ hơn, phù hợp với sự phát triển chung của xã hội mà không đụng tới nền tảng của chế độ hiện hành. Lịch sử Việt Nam đã diễn ra nhiều cuộc cải cách với quy mô, nội dung, tác dụng, ý nghĩa khác nhau. (Từ điển Thuật ngữ lịch sử phổ thông) Vòng 1: Nhóm chuyên gia (Tất cả các nhóm cùng làm) - GV chia HS cả lớp thành 5 nhóm. - GV yêu cầu các nhóm thảo luận, khai thác Hình 9.2, mục Em có biết, thông tin mục 2a – 2e SGK tr.65, 66 và thực hiện nhiệm vụ:
Vòng 2: Nhóm mảnh ghép - GV tổ chức cho HS hình thành nhóm mới – Nhóm mảnh ghép: + Khoảng từ 3 - 6 người (bao gồm 1 - 2 người từ nhóm 1; 1 - 2 từ nhóm 2; 1 - 2 người từ nhóm 3,…). + Kết quả thảo luận của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau. + Mỗi nhóm bổ sung và hoàn thành Phiếu học tập số 2: Trình bày tóm tắt nội dung cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ.
- GV cung cấp thêm một số hình ảnh, video về cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2). - GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Quan sát Hình 9.2 SGK tr.65, em hãy cho biết, tại sao Hồ Quý Ly xây dựng kinh đô mới ở Thanh Hoá? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, video, thông tin trong mục, thảo luận theo 2 vòng và hoàn Phiếu học tập số 2. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 nhóm nêu nội dung cuộc cải cách Hồ Quý Ly theo Phiếu học tập số 2. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ gây tranh cãi với những luồng ý kiến khen chê khác nhau. Các sử gia hiện đại đánh giá ông là người có đầu óc mạnh dạn, muốn xoay chuyển thời thế, nhưng phạm nhiều sai lầm chính trị, mất lòng dân dẫn đến hoạ mất nước. - GV chuyển sang nội dung mới. | 2. Nội dung cuộc cải cách Kết quả Phiếu học tập số 2 đính kèm phía dưới Hoạt động 2. | ||||||||||||||||||||||||||||||
HÌNH ẢNH VỀ CUỘC CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY VÀ TRIỀU HỒ
https://www.youtube.com/watch?v=VZwlzjccqss (từ 1p34s – 5p40s). https://www.youtube.com/watch?v=O6en-rog8V4
KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Trả lời câu hỏi mở rộng: Hồ Quý Ly xây dựng kinh đô mới ở Thanh Hoá vì: + Tăng cường sức mạnh quân sự, chuẩn bị đối phó với cuộc xâm lược của nhà Minh. + Rời Thăng Long vì đó là nơi gắn với vương hầu quý tộc nhà Trần gần hai thế kỷ. Tầng lớp vương hầu quý tộc này đang là đối thủ một mất một còn của Hồ Quý Ly. → Việc xây dựng kinh đô mới được tính toán cân nhắc, cẩn thận. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác