Soạn mới giáo án Lịch sử 11 CTST bài: Thực hành chương 5

Soạn mới Giáo án lịch sử 11 CTST bài Thực hành chương 5. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

NỘI DUNG THỰC HÀNH CHỦ ĐỀ 5: MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH LỚN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC 1858)

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hệ thống hóa những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong Chủ đề 5 – Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (trước 1858).
  • Vận dụng kiến thức để làm bài tập thực hành.
  • Tự đánh giá/đánh giá chéo phần trả lời câu hỏi bài tập của bản thân/bạn bè.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giải quyết vấn đề: thông qua vận dụng được kiến thức về Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (trước 1858) để giải thích lịch sử qua bài tập vận dụng.
  • Năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác: thông qua việc quan tâm, yêu thích và tham gia các hoạt động tìm hiểu lịch sử.

Năng lực riêng:

  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua khai thác thông tin, tư liệu, hình ảnh để hệ thống được những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong Chủ đề 5 – Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (trước 1858).
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; Có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời.
  1. Phẩm chất
  • Giáo dục phẩm chất chăm chỉ; tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập để giải quyết vấn đề.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử 11, Giáo án.
  • Giấy A0 để tổ chức hoạt động nhóm.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử 11.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Nội dung thực Chủ đề 5 – Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (trước 1858).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú học tập cho HS, tạo không khí vui vẻ khám phá bài học mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: Trong các cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858), em ấn tượng nhất với cuộc cải cách nào nhất? Vì sao?
  4. Sản phẩm: HS lựa chọn, lý giải cuộc cải cách ấn tượng nhất trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858).
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu hình ảnh về Hồ Quý Ly, Lê Thánh Thông và Minh Mạng:

   

Hồ Quý Ly

(1336 – 1407)

Lê Thánh Tông

(1442 – 1297)

Minh Mạng

(1791 – 1841)

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: Trong các cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858), em ấn tượng nhất với cuộc cải cách nào nhất? Vì sao?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, vận dụng kiến thức đã học, liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoat động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu quan điểm cá nhân về cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (trước 1858) mà em thấy ấn tượng nhất. Lí giải.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:

Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ, cuộc cải cách của vua Lê Thánh Thông và cuộc cải cách của vua Minh Mạng là các cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam.

+ Cuộc cải cách kinh tế - chính trị của Hồ Quý Ly và Triều Hồ: Đánh dấu bước phát triển mới của xã hội, trong đó thương nghiệp, tiền tệ đã có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế phong kiến. Cuộc cải cách thất bại do nguyên nhân bên ngoài là chính (sự phá hoại của quân xâm lược nhà Minh), hiệu quả của cuộc cải cách này đã “mở đường” cho nhà Lê sơ hoàn tất và phát huy.

+ Cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông: Kế thừa và phát triển cải cách hành chính của họ Khúc và là tiền đề cho cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng, tạo ra sự đổi mới toàn diện xã hội Việt Nam.

+ Cải cách hành chính của Minh Mạng: đã phát huy được những thành quả của họ Khúc và Lê Thánh Tông. Mặt tích cực là đổi mới và thống nhất được hệ thống hành chính quốc gia, kể cả phân cấp hệ thống hành chính và chế định ngạch, bậc quan lại từ trung ương đến địa phương, nhưng không giải quyết được khủng hoảng toàn diện của xã hội phong kiến suy tàn đang cần chuyển sang một hình thái kinh tế - xã hội cao hơn.

- GV dẫn dắt HS vào bài học mới: Nội dung thực hành Chủ đề 5 – Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (trước 1858).

  1. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Nhiệm vụ 1. Lập bảng thể hiện nội dung chính trong cuộc cải cách của Hồ Quý Ly, Lê Thánh Tông, Minh Mạng.

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tóm tắt được những nội dung chính trong cải cách của Hồ Quý Ly, Lê Thánh Tông, Minh Mạng.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo 6 nhóm, vận dụng kiến thức đã học về một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858) và hoàn thành Phiếu học tập số 1, 2, 3: Lập bảng thể hiện nội dung chính trong cuộc cải cách của Hồ Quý Ly, Lê Thánh Tông, Minh Mạng.
  3. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1, 2, 3 của 6 nhóm.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ).

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau:

+ Nhóm 1, 2 (Hoàn thành Phiếu học tập số 1): Lập bảng thể hiện nội dung chính trong cuộc cải cách của Hồ Quý Ly.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

CUỘC CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY

Nhóm:………………….

Bối cảnh

 lịch sử

Nội dung chính

Kết quả, ý nghĩa

Bài học có thể rút ra

 

 

 

 

+ Nhóm 3, 4 (Hoàn thành Phiếu học tập số 2): Lập bảng thể hiện nội dung chính trong cuộc cải cách của Lê Thánh Tông.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

CUỘC CẢI CÁCH CỦA LÊ THÁNH TÔNG

Nhóm:………………….

Bối cảnh

 lịch sử

Nội dung chính

Kết quả, ý nghĩa

Bài học có thể rút ra

 

 

 

 

+ Nhóm 5, 6 (Hoàn thành Phiếu học tập số 3): Lập bảng thể hiện nội dung chính trong cuộc cải cách của Minh Mạng.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

CUỘC CẢI CÁCH CỦA MINH MẠNG

Nhóm:………………….

Bối cảnh

 lịch sử

Nội dung chính

Kết quả, ý nghĩa

Bài học có thể rút ra

 

 

 

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học về một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858) và hoàn thành Phiếu học tập số 1, 2, 3.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt tóm tắt những nội dung chính trong cải cách của Hồ Quý Ly, Lê Thánh Tông, Minh Mạng theo Phiếu học tập số 1, 2, 3.

- GV yêu cầu các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

CUỘC CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY

Bối cảnh lịch sử

Nội dung chính

Kết quả, ý nghĩa

Bài học có thể

rút ra

Bối cảnh lịch sử về kinh tế - xã hội:

- Kinh tế:

+ Nhà nước không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, chăm lo tu sửa, bảo vệ đê điều, các công trình thủy lợi.

+ Nhiều năm mất mùa, đói kém.

- Xã hội:

+ Vương hầu, quý tộc, địa chủ chiếm giữ nhiều ruộng đất nông dân bị thu hẹp, đời sống bấp bênh, khổ cực.

+ Nông dân phải bán ruộng đất, vợ, con cho các quý tộc, địa chủ giàu có và bị biến thành nô tì.

+ Mâu thuẫn giữa nông dân nghèo, nô tì và giai cấp thống trị trở nên gay gắt.

+ Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô tì nổ ra.

Bối cảnh lịch sử về chính trị:

- Vua và tầng lớp quý tộc, quan lại ngày càng ăn chơi, hưởng lạc.

- Trong triều, ít trung thần; nhiều kẻ gian, cơ hội.

- Không còn khả năng bảo vệ sự an toàn của đất nước

Hồ Quý Ly từng bước thâu tóm quyền lực, buộc vua Trần nhường ngôi, lập ra Triều Hồ (năm 1400), tiến hành một cuộc cải cách trên hầu hết các lĩnh vực, nhằm củng cố chế độ chuyên chế tập quyền và giải quyết các mâu thuẫn về kinh tế, xã hội cuối thời Trần.

Kinh tế, xã hội:

- Ban hành chính sách hạn điền nhằm hạn chế sự phát triển của chế độ sử hữu lớn về ruộng đất.

- Phát hành tiền giấy, cải cách chế độ thuế khóa, thống nhất đơn vị đo lường trong cả nước.

- Quy định số lượng gia nô được sở hữu của mỗi vương hầu, quý tộc, quan lại.

Quân sự:

- Thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường lực lượng quân đội chính quy và phòng thủ ở những nơi hiểm yếu.

- Xây dựng thành lũy (Tây Đô – Thanh Hóa, Đa Bang – Hà Nội), chế tạo súng thần cơ, đóng thuyền chiến,…

- Quản lí nhân khẩu từ 2 tuổi trở lên để tăng cường lực lượng quân đội.

Văn hóa, giáo dục

- Hạn chế sự phát triển của Phật giáo.

- Chấn chỉnh lại chế độ thi cử, mở rộng việc học, đặt học quan đến cấp phủ, châu; tổ chức thi cử để tuyển chọn nhân tài.

- Khuyến khích sử dụng chữ Nôm.

Kết quả:

- Đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, củng cố quyền lực của chính quyền trung ương.

- Chính sách hạn điền, hạn nô làm suy yếu thế lực của tầng lớp quý tộc, tôn thất Triều Trần; tăng thu nhập cho Nhà nước, tăng cường quyền lực của Nhà nước trung ương tập quyền.

- Cải cách trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục thể hiện tiến bộ xây dựng nền văn hóa, giáo dục mang bản sắc dân tộc.

Ý nghĩa: bước đầu ổn định tình hình xã hội, củng cố tiềm lực của đất nước để chuẩn bị đối phó với giặc ngoại xâm.

 

- Sự kết hợp giữa nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, về thực hiện chính sách thân dân, về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp giữ nước và dựng nước.

- Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc phải có sự lãnh đạo đúng đắn về chỉ đạo chiến lược, về phương thức tiến hành chiến tranh và chỉ đạo tác chiến phù hợp.

- Bài học về tập hợp sức mạnh toàn dân, thi hành chính sách “thân dân” hợp lòng dân.

- Bài học về tính tất yếu khách quan của sự đổi mới. Cải cách muốn thành công phải phù hợp với thực tiễn đất nước và được đông đảo nhân dân ủng hộ.

- Sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo nhân tài phải gắn liền với thực tiễn cuộc sốn, học phải đi đôi với hành, lí luận phải gắn liền với thực tiễn.

 

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

CUỘC CẢI CÁCH CỦA LÊ THÁNH TÔNG

Bối cảnh lịch sử

Nội dung chính

Kết quả, ý nghĩa

Bài học có thể

rút ra

Cấp trung ương:

- Quyền lực tập trung chủ yếu trong tay quan đại thần – võ quan, công thân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã ảnh hưởng đến tính tập quyền nhà nước.

- Quan lại lộng quyền, tham nhũng phổ biến, mâu thuẫn trong nội bộ triều đình (vụ án oan “Lệ Chi Viên” với gia đình Nguyễn Trãi).

Cấp địa phương: Đất nước rộng lớn nhưng chỉ được chia thành 5 đạo.

→ Sau khi lên ngôi, vua Lê Thánh Tông đã từng bước cải cách nhằm tăng cường quyền lực của hoàng đế và bộ máy nhà nước.

Hành chính:

- Ở trung ương:

+ Xóa bỏ hầu hết các chức quan đại thần có quyền lực lớn, chỉ giữ lại một số ít quan đại thần để cùng vua bàn công việc khi cần thiết.

+ Vua nắm mọi quyền hành và trực tiếp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn.

+ Tổ chức hoàn thiện cơ cấu, chức năng của Lục Bộ (sáu bộ.

- Ở địa phương: đến năm 1471, đặt thêm đạo thừa tuyên thứ 13 là Quảng Nam. Đứng đầu thừa tuyên là Đô ty, Thừa Ty và Hiến ty.

- Quan lại trong bộ máy nhà nước được tuyển chọn chủ yếu thông qua khoa cử.

Pháp luật:

- Chú trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật để quản lí đất nước: Năm 1483, ban hành bộ Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) gồm 722 điều.

Quân đội, quốc phòng:

- Cải tổ hệ thống quân đội. Quân đội được chia làm hai loại: cấm bính, ngoại binh.

- Duyệt binh sĩ hằng năm 3 năm tổ chức một kì thi võ nghệ,….

Kinh tế: Ban hành các chính sách phát triển kinh tế như: chế độ lộc điền và chế độ quân điền.

Văn hóa, giáo dục:

- Coi trọng biên soạn quốc sử.

- Việc sử dụng lễ, nhạc, quy chế thi cử,... được luật hoá nghiêm túc.

- Chú trọng giáo dục và khoa cử để đào tạo, tuyển dụng nhân tài.

Kết quả:

- Làm cho bộ máy nhà nước trở nên quy củ, chặt chẽ, tập trung cao độ, để cao quyền hành toàn diện của vua.

- Các chức danh được quy định rõ ràng, hệ thống giám sát được tăng cường, hạn chế sự tập trung quyền lực dẫn đến chuyên quyền và nguy cơ cát cứ.

- Các chính sách về ruộng đất góp phần khẳng định quyền sở hữu tối cao của Nhà nước tạo nền tảng cho kinh tế nông nghiệp phát triển.

- Chính sách giáo dục, khoa cử đã đào tạo được hệ thống quan lại trí thức có tài, đủ năng lực quản lí đất nước.

Ý nghĩa:

- Làm chuyển biến toàn bộ các hoạt động của quốc gia.

- Tạo cơ sở cho Vương triều Lê sơ phát triển vững mạnh, đất nước hưng thịnh.

- Thực hiện nguyên tắc “trên dưới liên kết hiệp đồng, trong ngoài kiềm chế lẫn nhau” trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.

- Thực hiện nguyên tắc “chức vụ và trách nhiệm nghiêm minh, quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng”.

- Kết hợp “đức trị” và “pháp trị” trong quản lý nhà nước.

- Quản lý nhà nước bằng pháp luật, đề cao pháp luật.

- Tuyển chọn quan lại công khai, minh bạch.

- Kiểm tra, giám sát quan lại.

- Mở rộng diện và đối tượng áp dụng chế độ “hồi tỵ”.

- Kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Soạn mới giáo án Lịch sử 11 CTST bài: Thực hành chương 5

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án lịch sử 11 chân trời mới, soạn giáo án lịch sử 11 chân trời bài Thực hành chương 5, giáo án lịch sử 11 chân trời

Soạn giáo án lịch sử 11 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay