Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- Vì sao sự kiện này lại được tôn vinh như vậy?
- Hãy kể tên một số cuộc cách mạng tư sản trong lịch sử nhân loại mà em đã được học. Các cuộc cách mạng tư sản đó có điểm gì chung nổi bật?
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 1 SGK tr.6 và giới thiệu cho HS: Ngày 14/7/1789, ngày phá ngục Ba-xti, mở đầu Cách mạng tư sản Pháp, sau này được chọn là ngày Quốc khánh của nước Pháp.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi:
+ Vì sao sự kiện này lại được tôn vinh như vậy?
+ Hãy kể tên một số cuộc cách mạng tư sản trong lịch sử nhân loại mà em đã được học. Các cuộc cách mạng tư sản đó có điểm gì chung nổi bật?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, dựa vào kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
+ Sự kiện 14/7/1789, ngày phá ngục Ba-xti, mở đầu Cách mạng tư sản Pháp được tôn vinh là là ngày Quốc khánh của nước Pháp vì:
+ Một số cuộc cách mạng tư sản trong lịch sử: Cách mạng tư sản Anh, Pháp, Hà Lan,... Điểm chung của các cuộc cách mạng tư sản là lật đổ giai cấp phong kiến, mở đường cho giai cấp tư sản lên nắm quyền, đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 1 – Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản.
Hoạt động 1. Tìm hiểu tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản
- GV hướng dẫn HS hiểu khái niệm “cách mạng tư sản”.
- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm khai thác tư liệu, hình ảnh, mục Em có biết, đọc thông tin trong mục 1 SGK tr.7 – 9 và thực hiện nhiệm vụ cụ thể vào Phiếu học tập số 1:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về tiền đề kinh tế của các cuộc cách mạng tư sản.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về tiền đề chính trị của các cuộc cách mạng tư sản.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về tiền đề xã hội của các cuộc cách mạng tư sản.
+ Nhóm 4: Tìm hiểu về tiền đề tư tưởng của các cuộc cách mạng tư sản.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn, giới thiệu cho HS hiểu khái niệm “cách mạng tư sản”: + Khái niệm: là cuộc cách mạng do nhiều lực lượng lãnh đạo (tư sản, quý tộc mới, chủ nô,...) nhằm chống lại chế độ phong kiến, thực dân, thiết lập nhà nước tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển,... + Thời gian bùng nổ và giành thắng lợi: từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX. + Tiền đề: dựa trên các tiền đề về kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng. - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm. - GV yêu cầu các nhóm thảo luận, khai thác tư liệu, hình ảnh, mục Em có biết, đọc thông tin trong mục 1 SGK tr.7 – 9 và thực hiện nhiệm vụ cụ thể vào Phiếu học tập số 1: + Nhóm 1: Tìm hiểu về tiền đề kinh tế của các cuộc cách mạng tư sản. + Nhóm 2: Tìm hiểu về tiền đề chính trị của các cuộc cách mạng tư sản. + Nhóm 3: Tìm hiểu về tiền đề xã hội của các cuộc cách mạng tư sản. + Nhóm 4: Tìm hiểu về tiền đề tư tưởng của các cuộc cách mạng tư sản.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận, khai thác tư liệu, hình ảnh, mục Em có biết, đọc thông tin trong mục 1 SGK tr.7 – 9 và hoàn thành Phiếu học tập số 1. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản theo Phiếu học tập số 1. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến hoặc đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Tìm hiểu tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản Đính kèm phía dưới Hoạt động 1 kết quả Phiếu học tập số 1. |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: TIỀN ĐỀ CỦA CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN | |
Tiền đề của cách mạng tư sản | Nội dung chính |
Kinh tế | - Kinh tế tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển trong lòng chế độ phong kiến hoặc chế độ thuộc địa: + Ở Anh: ● Nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, hỗ trợ cho sự phát triển công thương nghiệp. ● Các ngành luyện sắt, thép, đóng tàu phát triển nhanh. + Ở 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ: công trường thủ công phát triển, nhiều trung tâm công nghiệp hình thành. + Ở Pháp: kinh tế công, thương nghiệp phát triển mạnh theo hướng tư bản chủ nghĩa. - Sự phát triển gặp phải nhiều rào cản của Nhà nước phong kiến hay chính sách cai trị hà khác của chính quốc đối với thuộc địa. - Để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển cần phải xoá bỏ những rào cản đó. |
Chính trị | - Chính sách cai trị của Nhà nước phong kiến, thực dân gây ra sự bất mãn ngày càng lớn cho giai cấp tư sản và các tầng lớp khác trong xã hội: + Ở Anh: nhà vua nắm mọi quyền lực, cai trị độc đoán, tự ý đánh thuế, tiến hành đàn áp các tín đồ Thanh giáo,… + Ở 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ: Chính phủ đề ra các đạo luật khắt khe, bóc lột nhân dân thuộc địa. + Ở Pháp: ● Chế độ quân chủ chuyên chế khủng hoảng, tầng lớp quan lại quan liêu, tham nhũng. ● Đời sống nhân dân cực khổ. - Họ đấu tranh để xoá bỏ ách áp bức, bóc lột. |
Xã hội | - Những biến đổi về kinh tế làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt. - Giai cấp tư sản và đồng minh (quý tộc mới ở Anh, chủ nô ở Bắc Mỹ,...) giàu có về kinh tế nhưng không có quyền lực chính trị tương xứng. Họ tìm cách tập hợp quần chúng nhân dân để làm cách mạng. + Ở Anh: quần chúng nhân dân chịu ách áp bức nặng nề của Nhà nước, quý tộc phong kiến và giáo hội Anh; bị tước đoạt ruộng đất. + Ở 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ: chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Anh gây ra mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa các tầng lớp nhân dân thuộc địa (tư sản, chủ nô, trại chủ, nông dân,...) với chế độ thực dân. + Ở Pháp: ● Nông dân: nộp nhiều loại tô thuế cho lãnh chúa, chịu nhiều nghĩa vụ khác đối với Nhà nước và nhà thờ. ● Công nhân: điều kiện lao động và đời sống rất khó khăn. ● Bình dân thành thị: sống tạm bợ, chen chúc nhau trong những vùng ngoại ô. |
Tư tưởng | - Để tập hợp quần chúng nhân dân, giai cấp tư sản cần có hệ tư tưởng để chống lại hệ tư tưởng phong kiến bảo thủ. - Khi chưa có hệ tư tưởng của riêng mình, giai cấp tư sản, quý tộc mới: + Ở Nê-đéc-lan, Anh: mượn “ngọn cờ” tôn giáo cải cách để tập hợp quần chúng. + Ở Pháp: nền tảng của hệ tư tưởng dân chủ tư sản chính là Triết học Ánh sáng với các đại diện tiêu biểu là Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, G. G. Rút-xô. |
Hoạt động 2. Tìm hiểu mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của các cuộc cách mạng tư sản
- Tìm hiểu mục tiêu và nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin trong mục 2a SGK tr.9 và trả lời câu hỏi: Phân tích mục tiêu và nhiệm vụ của các cuộc cách mạng tư sản.
- Tìm hiểu giai cấp lãnh đạo, động lực:
GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, khai thác hình ảnh, đọc thông tin trong mục 2b SGK tr.10 và trả lời câu hỏi: Phân tích giai cấp lãnh đạo và động lực của các cuộc cách mạng tư sản.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu mục tiêu và nhiệm vụ Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm nhỏ ( 4 – 6 HS/nhóm), đọc thông tin trong mục 2a SGK tr.9 và trả lời câu hỏi: Phân tích mục tiêu và nhiệm vụ của các cuộc cách mạng tư sản. - GV hướng dẫn các nhóm đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK, thảo luận về sự giống và khác nhau trong giải quyết nhiệm vụ dân tộc của các cuộc cách mạng tư sản. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận - GV mời đại diện 1- 2 HS phát biểu, khuyến khích HS tranh luận, bảo vệ quan điểm của mình. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận về mục tiêu và nhiệm vụ của các cuộc cách mạng tư sản. - GV mở rộng kiến thức, giới thiệu sự giống và khác nhau trong giải quyết nhiệm vụ dân tộc của các cuộc cách mạng tư sản (ví dụ đính kèm bảng 1 phía dưới hoạt động 2). - GV lưu ý HS: + Trong hai nhiệm vụ (dân tộc và dân chủ), tùy theo mỗi cuộc cách mạng tư sản mà nhiệm vụ nào sẽ được ưu tiên giải quyết trước (ví dụ đính kèm bảng 2 phía dưới hoạt động 2). + Giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ: ● Nhiệm vụ dân tộc dễ giải quyết hơn: nó liên quan trực tiếp đến lợi ích của giai cấp tư sản và đồng minh. ● Nhiệm vụ dân chủ: cần thời gian lâu dài. ● Giai cấp tư sản không thừa nhận và xác lập quyền công dân (dân quyền) và quyền con người (nhân quyền) cho đông đảo người lao động – những người chịu sự bóc lột ● và áp bức của giai cấp tư sản. Về bản chất, chế độ tư bản chủ nghĩa vẫn là chế độ người bóc lột người. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 2. Tìm hiểu mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của các cuộc cách mạng tư sản a. Tìm hiểu mục tiêu và nhiệm vụ - Mục tiêu: + Xoá bỏ những rào cản kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. + Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. - Nhiệm vụ: + Nhiệm vụ dân tộc: ● Xoá bỏ tình trạng cát cứ phong kiến. ● Hình thành thị trường dân tộc thống nhất hoặc giải phóng dân tộc. + Nhiệm vụ dân chủ: xoá bỏ chế độ phong kiến, xác lập nền dân chủ tư sản. |
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu giai cấp lãnh đạo và động lực của các cuộc cách mạng tư sản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành 4 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ). - GV yêu cầu các nhóm thảo luận, khai thác Hình 3, đọc thông tin mục 2b SGK tr.10 và thực hiện nhiệm vụ cụ thể sau:
| b. Tìm hiểu giai cấp lãnh đạo và động lực của các cuộc cách mạng tư sản - Giai cấp lãnh đạo: giai cấp tư sản và đồng minh của họ (chủ nô, quý tộc, tư sản hóa,…) - Động lực:
|
-----------------Còn tiếp-------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác