Soạn mới giáo án Lịch sử 11 KNTT bài 13: Việt Nam và Biển Đông

Soạn mới Giáo án lịch sử 11 KNTT bài Việt Nam và Biển Đông. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 13: VIỆT NAM VÀ BIỂN ĐÔNG

(4 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông đối với Việt Nam trên các lĩnh vực quốc phòng, an ninh và phát triển các ngành kinh tế trọng điểm.
  • Giải thích được Việt Nam là Nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa trong lịch sử.
  • Trình bày được nét chính về cuộc đấu tranh bảo vệ, thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
  • Nêu được chủ trương giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình của Việt Nam.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Rèn luyện kĩ năng sưu tầm, khai thác và sử dụng sử liệu, bản đồ trong học tập lịch sử; trình bày, giải thích, phân tích…sự kiện, quá trình lịch sử liên quan đến bài học, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những tình huống/bài tập nhận thức mới.
  1. Phẩm chất
  • Yêu nước, trung thực, sáng tạo, chăm chỉ, trách nhiệm, ý thức tìm tòi, khám phá lịch sử và sẵn sàng tham gia vào các hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV Lịch sử 11, Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực,
  • Tập bản đồ và Tư liệu lịch sử 11.
  • Tài liệu tham khảo về vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông trong lịch sử Việt Nam.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử 11.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú học tập cho HS, tạo không khí vui vẻ khám phá bài học mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập.
  3. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn, HS tìm hiểu và trả lời các ô chữ hàng ngang, ô chữ chủ đề liên quan đến Việt Nam và Biển Đông.
  4. Sản phẩm: Các ô chữ hàng ngang và ô chữ chủ đề liên quan đến Việt Nam và Biển Đông.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn.

- GV phổ biến luật chơi cho HS:

+ GV đặt câu hỏi liên quan đến chủ đề liên quan đến biển đảo Việt Nam.

+ HS thực hiện nhiệm vụ: Tìm hiểu các ô chữ liên quan đến chủ đề Việt Nam và Biển Đông.

- GV lần lượt đọc các gợi ý ô chữ cho HS:

+ Ô chữ số 1 (6 chữ cái): Vịnh biểu được xem là một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới bài tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam.

+ Ô chữ số 2 (8 chữ cái): Một tỉnh nằm ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam có điểm cực đông trên đất liền của nước ta.

+ Ô chữ số 3 (3 chữ cái):  Địa phương có bộ Cửu đỉnh được đúc trong hai năm (1835-1837) dưới thời vua Minh Mạng, khắc 3 vùng biển của Việt Nam.

+ Ô chữ số 4 (6 chữ cái): Một trong những nguồn tài nguyên quan trọng nhất ở thềm lục địa Việt Nam với nhiều bể trầm tích.

+ Ô chữ số 5 (11 chữ cái): Vịnh và đảo nào kết hợp tạo thành 1 trong 21 khu du lịch quốc gia đầu tiên ở Việt Nam.

+ Ô chữ số 6 (8 chữ cái): Tính chất của quần đảo có vị trí quan trọng trong xây dựng sự nghiệp bảo vệ tổ quốc.

+ Ô chữ số 7 (11 chữ cái): Lễ hội biển nổi tiếng diễn ra hàng năm của cư dân vùng biển miền trung và miền nam Việt Nam từ Quảng Bình đến Cà Mau.

+ Ô chữ số 8 (13 chữ cái): Vai trò của hệ thống đảo quần đảo có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

+ Ô chữ chủ (15 chữ cái): Một trong những nghi lễ truyền thống của làng An Vĩnh và các tộc họ trên đảo Lý Sơn được ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

 

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tập của bản thân, tìm ra các ô chữ hàng ngang và ô chữ chủ đề.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện lần lượt HS đọc đáp án các ô chữ hàng ngang và ô chữ chủ đề.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đọc đáp án khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

1

L

Ă

N

G

C

Ô

 

 

 

 

 

 

 

2

K

H

Á

N

H

H

Ò

A

 

 

 

 

 

3

 

H

U

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

D

U

K

H

Í

 

 

 

 

 

 

5

H

L

O

N

G

C

Á

T

B

À

 

 

6

T

I

N

T

I

Ê

U

 

 

 

 

 

7

L

N

G

H

I

N

H

Ô

N

G

 

 

8

A

N

N

I

N

H

H

À

N

G

H

I

Ô CHỮ CHỦ ĐỀ: LỄ KHAO LỀ THẾ LÍNH.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Biển Việt Nam là một phần của Biển Đông. Việt Nam có 28 tỉnh, thành phố giáp biển, cứ 100 km2 lãnh thổ đất liền có 1 km bờ biển, cao gấp 6 lần tỉ lệ trung bình của thế giới. Vậy biển có vai trò như thế nào đối với sự phát triển đất nước? Việc bảo vệ, thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông được thực hiện ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 13: Việt Nam và Biển Đông.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu tầm quan trọng của Biển Đông

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được các nguồn lợi mà Biển Đông đem lại về quốc phòng, an ninh và kinh tế đối với Việt Nam.

- Có kĩ năng khai thác lược đồ, tư liệu,…. để tìm hiểu lịch sử, hiểu được tầm quan trọng của Biển Đông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền biên giới, biển đảo.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo 4 nhóm, khai thác Hình 3, 4, mục Em có biết, thông tin mục 1a, 1b SGK tr.81, 82 và trả lời câu hỏi:

- Nhóm 1, 3: Trình bày tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam về quốc phòng, an ninh.

- Nhóm 2, 4: Nêu tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam về phát triển các ngành kinh tế. Liên hệ với địa với địa phương em hoặc địa phương khác mà em biết (tỉnh/thành phố), chỉ ra một số vai trò của biển đối với phát triển kinh tế.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Về quốc phòng, an ninh

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt:

+ Việt Nam giáp với Biển Đông ở ba phía (đông, nam và tây nam) và có đường bờ biển dài khoảng 3 260 km, từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Kiên Giang.

+ Biển Đông đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử, hiện tại và tương lai.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát, khai thác Hình 2 SGK tr.74 và trả lời câu hỏi: Nêu tên các đảo lớn trên Biển Đông, các tỉnh giáp biển.

Gợi ý:

+ Tên các đảo lớn trên Biển Đông: Cô Tô, Cát Hải, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Hoàng Sa, Lý Sơn, Trường Sa, Phú Quý, Côn Đảo, Kiên Hải, Phú Quốc,….

Đảo Cô Tô

Đảo Cát Hải

Đảo Cồn Cỏ

Đảo Lý Sơn

Đảo Kiên Hải

Đảo Côn Đảo

+ Từ bắc vào nam, có 28 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có biển: Quảng Ninh, TP. Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, TP. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang.

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm như sau:

+ Nhóm 1, 3: Tìm hiểu tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam về quốc phòng, an ninh.

+ Nhóm 2, 4: Tìm hiểu tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam về phát triển các ngành kinh tế trọng điểm.

- GV nêu nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm 1, 3:

Khai thác Hình 3, mục Em có biết, thông tin mục 1a SGK tr. 81 và trả lời câu hỏi: Trình bày tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam về quốc phòng an ninh.

- GV cung cấp thêm một số tư liệu về tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam về quốc phòng, an ninh (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1).

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS cả lớp đọc đoạn tư liệu sau và trả lời câu hỏi: Đoạn tự liệu sau có ý nghĩa gì?

“Đồng bằng là nhà, mà biển là cửa. Giữ nhà mà không giữ cửa có được không?... Cho nên một nhiệm vụ quan trọng của đồng bào miền biển là phải bảo vệ bờ biển. Đồng bào miền biển là người canh cửa cho Tổ quốc”.

(Hồ Chí Minh – 1956)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, tư liệu, video, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện Nhóm 1 (hoặc nhóm 3) trình bày tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam về quốc phòng, an ninh.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: Thể hiện sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc - một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam, có tầm quan trọng đặc biệt trong xây dựng và phát triển đất nước.

→ Quân dân Việt Nam cần có trách nhiệm với bảo vệ biển đảo đất nước.

Bác Hồ trong chuyến ra đảo Cô Tô

 Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam

a. Về quốc phòng, an ninh

Biển Đông là tuyến phòng thủ quan trọng bậc nhất ở phía đông với hệ thống các đảo và quần đảo trên biển như “tấm lá chắn” bảo vệ cả vùng trời, vùng biển và vùng đất luền của đất nước.

Tư liệu:

    Vịnh Cam Ranh có Quân cảng Cam Ranh, là căn cứ quân sự của Hải quân nhân dân Việt Nam– nơi neo đậu, trực chiến của các tàu ngầm, tàu chiến đấu mặt nước, tàu hàng, tàu khách, thủy cơ. Đây cũng là nơi đóng quân của Lữ đoàn tàu ngầm 189 là đơn vị duy nhất thuộc Binh chủng tàu ngầm, Quân đội nhân dân Việt nam.

     Vịnh Cam Ranh có đủ 3 yếu tố cơ bản để xếp vào một trong những cảng biển tự tốt vào bậc nhất thế giới: chiều rộng, độ sâu và được che chắn tốt.

     Cảng Cam Ranh được bao bọc bởi những ngọn núi cao khoảng 400m nên kín gió, vũ khí đặt ở những điểm cao trên núi có thể khống chế được tất cả các khu vực xung quanh quân cảng.

     Nước sâu, vịnh rộng là nơi lý tưởng có thể tập trung 100 chiến hạm cỡ lớn (10.000 tấn).

     Vị trí thuận lợi cho phép cảng Cam Ranh trở thành pháo đài khó tấn công, dễ thủ. Nếu đặt tên lửa đối không trên núi thì toàn bộ vùng trời eo biển Malacca và eo biển Singapore đều nằm trong tầm bắn tên lửa.

     Hệ thống ra-đa và giám sát điện tử nơi đâycó thể kiểm soát được khu vực Bắc Ấn Độ Dương, vịnh Persia, biển Hoa Đông và Biển Đông ( gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa). Nơi đây cũng gần đường vận tải biển quốc tế nên cũng trở thành trung tâm dịch vụ hậu cần quan trọng.

     Từ Cam Ranh, có thể kiểm soát tuyến đường vận tải biển quan trọng bậc nhất thế giới, kết nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Vịnh Cam Ranh nhìn từ trên cao

Địa hình Cam Ranh với bán đảo Cam Ranh che chắn gần như toàn bộ vịnh tạo ra vùng nước lặng gần như tuyệt đối

https://www.youtube.com/watch?v=YTw_qaG4kMU

Nhiệm vụ 2: Về phát triển các ngành kinh tế trọng điểm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm 2, 4: Khai thác Hình 4, mục Em có biết, thông tin mục 1b SGK tr.81, 82 và trả lời câu hỏi: Nêu tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam về phát triển các ngành kinh tế.

- GV cung cấp thêm một số tư liệu về tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam về phát triển các ngành kinh tế trọng điểm (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2).

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Liên hệ với địa phương em hoặc địa phương khác mà em biết (tỉnh/thành phố), chỉ ra một số vai trò của biển đối với việc phát triển kinh tế.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, tư liệu, video, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện Nhóm 2 (hoặc nhóm 4) trình bày tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam về phát triển các ngành kinh tế, trọng điểm.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: HS liên hệ thực tế địa phương.

(Gợi ý trả lời câu hỏi: Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

b. Về phát triển các ngành kinh tế trọng điểm

Phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn: khai thác và nuôi trồng thủy hải sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu, du lịch.

- Trữ lượng cá ở vùng biển Việt Nam có khả năng khai thác hàng năm đạt 2,3 triệu tấn.

- Trữ lượng dầu mỏ và khí đốt khoảng gần 550 triệu tấn dầu, trên 600 tỉ m3 khí.

- Vùng ven biển có tiềm năng lớn về quặng sa khoáng: ti-tan, thiếc, vàng, sắt, man-gan, đất hiếm,..

- Đường bờ biển dài, nhiều bãi cát, vịnh, hang động tự nhiên, tạo điều kiện phát triển du lịch, nghỉ dưỡng biển hiện đại: Hạ Long, Cửa Lò, Nha Trang, Phú Quốc,…

- Xây dựng các cảng biển nước sâu (Cái Lân, Dung Quất, Cam Ranh,…) và cảng trung bình (Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy Nhơn,…).

Là cửa ngõ để Việt Nam giao thương với thị trường khu vực và quốc tế. Hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu được vận chuyển bằng đường biển này.

- Xây dựng các trạm trung chuyển, dừng chân tiếp nhiên liệu cho tàu thuyền trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, phục vụ tuyến đường vận tải biển quốc tế.

HÌNH ẢNH VỀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA BIỂN ĐÔNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM VỀ PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM

  

Khai thác cá ở vùng biển Việt Nam

Mỏ Rạng Đông hiện cho sản lượng

 khai thác trung bình khoảng

40.000 thùng/ngày

xây dựng và khai thác hiệu quả khí và dầu condensate ở mỏ Hải Thạch

- Mộc Tinh

https://www.youtube.com/watch?v=QeFExKKELQo

https://www.youtube.com/watch?v=DdlvNzHh2KY

https://www.youtube.com/watch?v=DdlvNzHh2KY

(GV cho HS xem video tùy vào tình hình thực tế giảng dạy tại lớp học).

  
  

Du lịch ở Hạ Long (Quảng Ninh)

https://www.youtube.com/watch?v=l1CLvKL7ZZg

Cảng Cái Lân

Cảng Đà Nẵng

https://www.youtube.com/watch?v=rr2TiV0kAsQ

https://www.youtube.com/watch?v=MUdQMN_ehaI

Trả lời câu hỏi mở rộng:

Vai trò của biển đối với sự phát triển kinh tế ở Đà Nẵng

Đà Nẵng có đường bờ biển dài 92 km, nhiều tiềm năng để phát triển mạnh kinh tế biển, đưa lĩnh vực này trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

- Khai thác hải sản: Trữ lượng nguồn lợi thủy sản khoảng 1.140.000 tấn, chiếm 43% tổng trữ lượng của cả nước, gồm trên 670 giống, loài. Trong đó, hải sản có giá trị kinh tế cao là 110 loài. Khu vực biển Nam Hải Vân – Bán đảo Sơn Trà có các hệ sinh thái với tính đa dạng sinh học cao như rạn san hô, thảm cỏ biển, rong biển và các chủng loại sinh vật quý, là tài sản phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội.  

Theo định hướng quy hoạch của Chính phủ, Đà Nẵng sẽ là một trong 5 trung tâm

nghề cá lớn của cả nước trong những năm tới

https://www.youtube.com/watch?v=SvUS8dR0B84

- Du lịch biển đảo: Bờ biển Đà Nẵng nổi tiếng với nhiều bãi biển đẹp nằm rải rác từ bắc đến nam như: Nam Ô, Xuân Thiều, Thanh Bình, Tiên Sa, Sơn Trà, Mỹ Khê, Bắc Mỹ An, Non Nước....

Biển Mỹ Khê

https://www.youtube.com/watch?v=F8K1wPkwfek

Hoạt động 2. Tìm hiểu lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Biết khai thác thông tin, thảo luận và trình bày được quá trình xác lập chủ quyền và quản lí liên tục qua các thời kì lịch sử của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa với những dẫn chứng cụ thể, sinh động, thuyết phục.

- Trình bày được các hoạt động chính trong cuộc đấu tranh bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia trên Biển Đông.

  1. Nội dung:

- GV yêu cầu HS thảo luận theo 4 nhóm, khai thác Hình 5 – Hình 8, Tư liệu 1, 2, mục Em có biết, thông tin mục 2a SGK tr.82 – 86 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày khái quát quá trình xác lập chủ quyền và quản lí liên tục của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong lịch sử.

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Hình 9, 10, mục Em có biết, thông tin mục 2b SGK tr.87, 88 và trả lời câu hỏi: Trình bày nét chính của Việt Nam trong giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.  

  1. Sản phẩm: Câu trả lời, Phiếu học tập số 1 của HS về lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Quá trình Việt Nam xác lập chủ quyền và quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trình chiếu cho HS khai thác Tư liệu 1, 2 SGK tr.84, 86 và trả lời câu hỏi: Các Tư liệu 1, 2 cung cấp cho em thông tin gì về hoạt động xác lập, thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau:

Khai thác Hình 5 – Hình 8, Tư liệu 1, 2, mục Em có biết, thông tin mục 2a SGK tr.82 – 86 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày khái quát quá trình xác lập chủ quyền và quản lí liên tục của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong lịch sử.

+ Nhóm 1: Giai đoạn trước năm 1884.

+ Nhóm 2: Giai đoạn từ năm 1884 đến năm 1954.

+ Nhóm 3: Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975.

  

+ Nhóm 4: Giai đoạn từ năm 1975 đến nay.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Giai đoạn

Nội dung chính

Trước năm 1884

 

Từ năm 1884 đến năm 1954

 

Từ năm 1954 đến năm 1975

 

Từ năm 1975 đến nay

 

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về quá trình Việt Nam xác lập chủ quyền và quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa (đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, video, tư liệu, thông tin trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 HS lần lượt nêu nội dung của các tư liệu:

+ Tư liệu 1:

·      Là đoạn trích trong “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn, một tài liệu cổ ghi chép cụ thể nhất về việc thực thi và bảo vệ chủ quyền trền Biển Đông thời các chúa Nguyễn.

·      Thông qua hệ thống các tư liệu gốc, khách quan, xác thực và có giá trị sử liệu cao, Lê Quý Đôn đã giới thiệu tương đối đầy đủ vị trí, đặc điểm tự nhiên của Hoàng Sa, Trường Sa, cũng như cơ cấu tổ chức, chức năng và hoạt động của hai đội Hoàng Sa và Bắc Hải.

+ Tư liệu 2:

·      Đoạn trích trong văn bản của người Pháp góp phần khẳng định đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam và người Pháp đã tiếp tục thực thi chủ quyền ở đây với tư cách nước bảo hộ.

·      Minh chứng này cho thấy sự liên tục trong hoạt động thực thi chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- GV mời đại diện 4 nhóm lần lượt trình bày về quá trình Việt Nam xác lập chủ quyền và quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa theo Phiếu học tập số 1.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Từ những bằng chứng cụ thể và quá trình xác lập, thực thi, bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa cho thấy Việt Nam là Nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo này ngay từ khi hai quần đảo này còn chưa có người khai thác, quá trình đó diễn ra một cách hòa bình, liên tục, không có tranh chấp, không gặp phải sự phản đối của bất kì quốc gia nào.

+ Trong suốt quá trình đó, Nhà nước Việt Nam luôn có hành động quyết liệt và tích cực để bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia trên biển và hải đảo.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

2. Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

a. Quá trình Việt Nam xác lập chủ quyền và quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1.

TƯ LIỆU VỀ QUÁ TRÌNH VIỆT NAM XÁC LẬP CHỦ QUYỀN VÀ

QUẢN LÍ ĐỐI VỚI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (1686) do Đỗ Bá, tự Công Đạo vẽ, được tập hợp

trong tập Hồng Đức bản đồ, có ghi chú địa danh Bãi Cát Vàng bằng chữ Nôm

Giáp Ngọ niên bình Nam đồ (1774)

Giáp Ngọ niên bình Nam đồ (1774) của Đoan quận công Bùi Thế Đạt vẽ dâng lên Chúa Trịnh. Trong bản đồ, Bãi Cát Vàng được vẽ ở ngoài khơi phủ Quảng Ngãi

Bộ Át lát thế giới (1827) khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Việt Nam

  

An Nam đại quốc hoạ đồ (1838) khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Việt Nam

Đại Nam thực lục viết về việc vua Gia Long cho thành lập Đội Hoàng Sa

để thực thi chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa (1803)

Thuyền chiến, thuyền buồm, thuyền chỉ huy thời vua Minh Mạng triều Nguyễn

Tranh vẽ đội Hoàng Sa, Bắc Hải thời chúa Nguyễn

https://www.youtube.com/watch?v=sVuG8d5od4M

https://www.youtube.com/watch?v=3rRd0Xe-vWM

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Giai đoạn

Nội dung chính

Trước năm 1884

- Nhiều tập bản đồ của các triều đại quân chủ Việt Nam như: Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (1686), Giáp Ngọ niên bình Nam đồ (1774), Đại Nam nhất thống toàn đồ (1838) và của người phương Tây như: bộ Át lát thế giới (1827), An Nam đại quốc hoạ đồ (1838),...đã thể hiện quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.

- Nhiều tài liệu sử học và địa lí của Việt Nam như: Phủ biên tạp lục (1776), Đại Nam thực lục tiên biên và chính biên (1844 - 1848), Đại Nam nhất thống chí (1865 - 1875), Châu bản nhà Nguyễn (1802 - 1945), Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Phương đình Dư địa chí của Nguyễn Siêu,... cũng ghi chép tường tận về cương vực lãnh thổ và những hoạt động thực thi, bảo vệ chủ quyền của các chính quyền chúa Nguyễn, vua Lê - chúa Trịnh, Triều Tây Sơn và Triều Nguyễn ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Hoạt động xác lập, thực thi chủ quyền, quản lí mang tính nhà nước đối với hai quần đảo (thế kỉ XVII - cuối thế kỉ XIX):

+ Thời các chúa Nguyễn và Triều Tây Sơn: hoạt động xác lập chủ quyền, quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được thể hiện thông qua việc thành lập và hoạt động của các đội Hoàng Sa và Bắc Hải tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

+ Thời Nguyễn:

·      Vua Gia Long đã tổ chức đội thuỷ quân chuyên trách thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

·      Vua Minh Mạng đã cho vẽ bản đồ khu vực quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, cắm mốc chủ quyền, dựng miếu, trồng cây ở một số đảo, tổ chức cứu nạn, đảm bảo an toàn cho tàu thuyền qua lại khu vực Biển Đông.

Từ năm 1884 đến năm 1954

Chính quyền thực dân Pháp (đại diện ngoại giao cho Triều Nguyễn) tiếp tục khẳng định và thực thi chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa theo đúng thông lệ pháp lí quốc tế.

- Năm 1909: chính quyền thực dân Pháp tuyên bố các cuộc khảo sát của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam là trái phép.

- Thực hiện các hoạt động thực thi chủ quyền:

+ Tổ chức các cuộc khảo sát khoa học tại quần đảo Hoàng Sa (năm 1925) và quần đảo Trường Sa (năm 1927).

+ Đặt quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Bà Rịa và quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên.

+ Cử hải quân tuần tiêu giữ gìn an ninh Biển Đông và đồn trú tại hai quần đảo: tổ chức hành chính, xây dựng cột mốc chủ quyền, ngọn hải đăng, trạm khí tượng; cho phép công ti của Pháp khai thác khoáng sản tại đây.

- Tháng 9/1951: chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa tiếp tục được tuyên bố tại Hội nghị Xan Phran xi-xcô mà không gặp sự phản đối nào của đại diện 51 quốc gia tham dự Hội nghị.

Từ năm 1954 đến năm 1975

Hai quần đảo đặt duới sự quản lí của các chính quyền ở miền Nam Việt Nam.

- Từ sau Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương, Việt Nam Cộng hòa (Chính quyền Sài Gòn) tiếp tục duy trì các hoạt động để thực thi chủ quyền và quản lí quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thông qua việc ban hành các văn bản hành chính liên quan, cử quân đồn trú, dựng bia chủ quyền,...

- Từ giữa tháng 4/1975, Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đã triển khai lực lượng thực thi chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa.

Từ năm 1975 đến nay

Nhà nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tiếp tục quản lí và thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo:

- Nhà nước đã nhiều lần khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong các công hàm gửi các bên liên quan, trong các tuyên bố của Bộ Ngoại giao.

- Về hành chính, năm 1982, thành lập huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai và huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Ngày nay, huyện đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng và huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hoà.

Soạn mới giáo án Lịch sử 11 KNTT bài 13: Việt Nam và Biển Đông

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án lịch sử 11 kết nối mới, soạn giáo án lịch sử 11 kết nối bài Việt Nam và Biển Đông, giáo án lịch sử 11 kết nối

Soạn giáo án lịch sử 11 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay