Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 8: MỘT SỐ CUỘC KHỞI NGHĨA VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TỪ THẾ KỈ III TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX)
(5 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Đố vui ô chữ, giải các ô chữ hàng ngang liên quan đến các anh hùng dân tộc trong công cuộc giải phóng dân tộc, tìm ô chữ chủ đề liên quan đến nội dung bài học.
- GV trích dẫn cho HS câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Lời khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh gợi cho em suy nghĩ gì về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam? Hãy kể tên và chia sẻ hiểu biết của em về một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc mà em đã được học.
- HS tìm được đáp án trò chơi Đố vui ô chữ.
- HS trình bày ý nghĩa câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh; hiểu biết về một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc mà em đã được học.
Nhiệm vụ 1: Chơi trò chơi Đố vui ô chữ
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Đố vui ô chữ.
- GV nêu nhiệm vụ cho HS thực hiện:
+ Giải các ô chữ hàng ngang liên quan đến anh hùng dân tộc trong công cuộc giải phóng dân tộc.
+ Tìm ô chữ chủ đề liên quan đến nội dung bài học Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam.
- GV lần lượt đọc câu hỏi cho các ô chữ hàng ngang:
+ Ô chữ số 1 (10 chữ cái): Vị nữ tướng đầu tiên của Việt Nam
“Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
…Hồng quần nhẹ bước chinh yên,
Đuổi ngay Tô Định dẹp tan biên thành.
Đô kì đóng cõi Mê Linh,
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta.
Ba thu gánh vác sơn hà,
Một là báo phục, hai là bá vương.
+ Ô chữ số 2 (13 chữ cái): Bài thơ dưới đây nói về vị tướng nào?
“…Muốn chém cá kình, đè sóng dữ
Chẳng làm tì thiếp, sống nhờ ai
Múa gươm, xông trận như thần tướng
Cồng đánh, voi gầm tựa sấm oai”.
+ Ô chữ số 3 (10 chữ cái): Người anh hùng áo vải đánh thắng quân Thanh.
+ Ô chữ số 4 (10 chữ cái): Tác giả của Bình Ngô đại cáo và nghệ thuật “mưu phạt tâm công”.
+ Ô chữ số 5 (6 chữ cái): Đoạn thơ dưới đây nói về nhân vật lịch sử nào của Việt Nam?
“Tiết độ sứ, tự xưng, làm chủ giang sơn (…)
Thuật nội trị: coi khoan – giản – an – lạc làm đầu
Phép ngoại giao: lấy nhu – trí – thắng – cương là gốc
Củng cố chính quyền: đặt phủ, lộ, châu, giáp, xã,…cốt giản dị khoan dung
Cải cách điền tô: định thuế, khóa, hộ, binh, lương,…trọng công bằng phép tắc”.
+ Ô chữ số chủ đề (9 chữ cái): Hình thức đấu tranh cao nhất của đông đảo nhân dân bị áp bức bóc lột, nổi lên lật đổ giai cấp thống trị trong nước hoặc giặc ngoại xâm.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học, giải các ô chữ hàng ngang và ô chữ chủ đề.
- GV quan sát, hướng dẫn HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời HS xung phong giải các ô chữ hàng ngang, ô chữ chủ đề.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nêu đáp án khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:
0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 |
1 | T | R | Ư | N | G | V | Ư | Ơ | N | G |
|
|
|
2 | T | R | I | Ệ | U | T | H | Ị | T | R | I | N | H |
3 |
| Q | U | A | N | G | T | R | U | N | G |
|
|
4 |
| N | G | U | Y | Ễ | N | T | R | Ã | I |
|
|
5 | K | H | Ú | C | T | H | Ừ | A | D | Ụ |
|
|
|
Ô CHỮ CHỦ ĐỀ: KHỞI NGHĨA
Nhiệm vụ 2: Đọc đoạn tư liệu và trả lời câu hỏi
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đọc câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho HS cả lớp cùng nghe: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. |
- GV yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi:
+ Lời khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh gợi cho em suy nghĩ gì về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam?
+ Hãy kể tên và chia sẻ hiểu biết của em về một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc mà em đã được học.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng một số kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:
+ Ý nghĩa câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lòng yêu nước của nhân dân ta.
Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... Đồng thời, phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc. Từ đó, cố gắng tiếp nối bước cha ông, luôn nỗ lực cống hiến, đưa đất nước sánh ngang với các cường quốc năm châu.
+ Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc tiêu biểu: khởi nghĩa trong thời kì Bắc thuộc, khởi nghĩa Lam Sơn, phong trào Tây Sơn.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Vậy, truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc đã được hun đúc qua tiến trình lịch sử từ thời Bà Trưng, Bà Triệu,… như thế nào? Bài học lịch sử để lại cho ngày nay là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III trước công nguyên đến cuối thế kỉ XIX).
Hoạt động 1. Tìm hiểu một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc
- Trình bày nét chính về một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc.
- Nêu ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt: Trong hơn một nghìn năm Bắc thuộc, nhiều cuộc khởi nghĩa giành độc lập của nhân dân Việt Nam đã nổ ra liên tục. Vậy đó là những cuộc khởi nghĩa nào, chúng ta cùng tìm hiểu theo nhóm. - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau: Khai thác Hình 1, Bảng 1, thông tin mục 1 SGK tr.50 – 52 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
- GV mở rộng, cung cấp cho HS thêm thông tin, hình ảnh, video về một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc (các cuộc khởi nghĩa SGK đề cập và khởi nghĩa cuả Mai Thúc Loan, Khúc Thừa Dụ - đính kèm phía dưới Hoạt động 1). - GV cho HS liên hệ, vận dụng và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Trong các cuộc khởi nghĩa thời kì Bắc thuộc, em ấn tượng với cuộc khởi nghĩa nào nhất? Vì sao? + Hai Bà Trưng, Bà Triệu đã góp phần hình thành truyền thống quý báu nào của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc? + Phân tích ý nghĩa sự ra đời Nhà nước Vạn Xuân. Lý Bí và Triệu Quang Phục đã có đóng góp quý giá nào vào kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, video, thông tin trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số 1. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 4 nhóm lần lượt trình bày nội dung chính và ý nghĩa của từng cuộc khởi nghĩa trong thời kì Bắc thuộc theo Phiếu học tập số 1. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Các cuộc khởi nghĩa thời kì Bắc thuộc thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của cha ông trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược các triều đại phong kiến phương Bắc để giành chủ quyền dân tộc và kết thúc bằng chiến thắng Bạch Đằng (năm 938), khẳng định nền độc lập hoàn toàn của dân tộc. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Hoạt động 1. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
HÌNH ẢNH, VIDEO VỀ MỘT SỐ CUỘC KHỞI NGHĨA TIÊU BIỂU TRONG THỜI KÌ BẮC THUỘC
KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Trả lời câu hỏi mở rộng: - Hai Bà Trưng và Bà Triệu đã góp phần hình thành truyền thống quý giá yêu nước của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. Mỗi khi giặc ngoại xâm lâm le bờ cõi nước nhà, người già, thanh niên trai tráng, thậm chí là phụ nữ cũng tham gia chống giặc. Mặc dù là phận nữ nhi, chân tay mềm yếu nhưng khi “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. - Ý nghĩa sự ra đời Nhà nước Vạn Xuân. + Lật đổ ách thống trị của nhà Lương. + Đánh dấu bước trưởng thành trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta. + Thể hiện ý chí tự cường, tự chủ của dân tộc ta, làm thất bại âm mưu biến nước ta thành một đơn vị hành chính của nhà Lương. - Đóng góp quý giá của Lý Bí và Triệu Quang Phục vào kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam: lập căn cứ, dựa vào địa hình, địa thế, lấy yếu chống mạnh (lịch sử quân sự gọi là cách đánh du kích). |
Hoạt động 2. Tìm hiểu về khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 2, thông tin mục 2a SGK tr.52 và trả lời câu hỏi: Trình bày bối cảnh lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 3, 4, mục Em có biết, thông tin mục 2b SGK tr.53, 54 và hoàn thành Phiếu học tập số 2: Điền trên trục thời gian những sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 5, Tư liệu 2, thông tin mục 2c SGK tr.54, 55 và hoàn thành Phiếu học tập số 3: Trình bày ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Bối cảnh lịch sử Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 2, thông tin mục 2a SGK tr.52 và trả lời câu hỏi: Trình bày bối cảnh lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. - GV cung cấp cho HS thêm một số thông tin, hình ảnh về bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày bối cảnh lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. - GV yêu cầu các HS lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 2. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) a. Bối cảnh lịch sử - Trong vòng 20 năm đô hộ Đại Việt, nhà Minh đã thi hành chính sách cai trị, bóc lột nặng nề đối với nhân dân Việt Nam: + Về hành chính: đặt Đại Ngu thành quận Giao Chỉ, chia thành các phủ, huyện để cai trị. + Về kinh tế - xã hội: đặt ra nhiều thứ thuế nặng nề, bắt người tài đem về nước phục dịch. + Về văn hóa: bắt dân ta phải theo phong tục Trung Hoa, dùng nhiều thủ đoạn để thủ tiêu nền văn hóa Việt. - Nhân dân nổi dậy ở nhiều nơi. Tiêu biểu là khởi nghĩa của Trần Ngỗi, Trần Quý Khoáng,… → Bị đàn áp. - Lê Lợi triệu tập nghĩa sĩ, hào kiệt, xây dựng lực lượng, chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa. | |||||||||||||
Tư liệu 1: Về phong trào kháng chiến chống quân Minh và nguyên nhân thất bại của phong trào: “Bấy giờ hào kiệt khắp nơi nghe tin đều hưởng ứng (cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng). Người Thanh Hoá là Đồng Mặc, hiệu là Lỗ Lược tướng quân, đánh giết bọn giặc không kể xiết. Nguyễn Ngân Hà tuy không bằng Mặc, nhưng cũng là người trội hơn trong đám hào kiệt. Người Thanh Oai là Lê Nhị giết cha con đô ti Lư Vượng, lại chiếm cứ Từ Liêm, người Minh sợ hãi. Người huyện Thanh Đàm là Lê Khang, người phủ Trường Yên (Nam Định) là Đỗ Cối, Nguyễn Hiệu cũng đem quân chống giặc. Chỉ vì hiệu lệnh bất nhất, quân không có chỉ huy chung, nên sau đều tan vỡ cả. (Dẫn theo Đại Việt sử ký toàn thư, Tập II, Sdd, tr. 240) Tư liệu 2: Về sự tham gia, hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của nhân dân: “Tháng 2 năm 1425, Lê Lợi kéo quân đến làng Đa Lôi (xã Nam Kim, Nam Đàn, Nghệ An) thì già, trẻ tranh nhau đem trâu, rượu đến đón và khao quân. Họ đều nói: không ngờ ngày nay lại trông thấy uy nghi của nước cũ. Khi nghĩa quân chia nhau đi lấy đất các châu, huyện, đi đến đâu người ta nghe tiếng là quy phục và nhân dân trong cõi dắt díu nhau đến như đi chợ. Mỗi châu, huyện được giải phóng lại có hàng nghìn trai tráng nô nức gia nhập nghĩa quân. Có những gia đình, hai cha con hoặc mấy anh em cùng xin nhập ngũ…”. (Dẫn theo Khởi nghĩa Lam Sơn, NXB Khoa học xã hội, 1977, tr.243, 265)
HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN BỐI CẢNH KHỞI NGHĨA LAM SƠN
Lê Lợi triệu tập nghĩa sĩ, hào kiệt, xây dựng lực lượng | ||||||||||||||
Nhiệm vụ 2: Diễn biến chính Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 3, 4, mục Em có biết, thông tin mục 2b SGK tr.53, 54 và hoàn thành Phiếu học tập số 2: Điền trên trục thời gian những sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2) - GV cung cấp thêm cho HS một số hình ảnh, video có liên quan đến diễn biến chính cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2). - GV thu Phiếu học tập số 2 của HS. - GV sử dụng phương pháp tường thuật, kết hợp chỉ bản đồ: phân tích các chiến thắng quân sự trên chiến trường Tốt Động – Chúc Động, Chi Lăng – Xương Giang,…. → Là cơ sở để Lê Lợi và Nguyễn Trãi thúc đẩy các hoạt động dụ hành thành Đông Quan và ngăn chặn đoàn quân tiếp viện của Mộc Thạnh. - GV yêu cầu HS tiếp tục làm việc cặp đôi và trả lời câu hỏi: Việc tổ chức Hội thề Đông Quan có ý nghĩa như thế nào? - GV mở rộng kiến thức, liên hệ, vận dụng, yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Nghĩa quân Lam Sơn đã vận dụng được những bài học kinh nghiệm nào từ kho tàng quân sự truyền thống của dân tộc ta trong cuộc khởi nghĩa chống quân Minh và đóng góp thêm những gì vào kho tàng ấy? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, lược đồ, video, thông tin trong mục, hoàn thành Phiếu học tập số 2 và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 HS nêu diễn biến chính của khởi nghĩa Lam Sơn và ý nghĩa của việc tổ chức Hội thề Đông Quan. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng (đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | b. Diễn biến chính Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2 kết quả Phiếu học tập số 2. | |||||||||||||
HÌNH ẢNH, VIDEO VỀ DIỄN BIẾN CHÍNH CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN https://www.youtube.com/watch?v=7hYLCHS-WHU
KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Trả lời câu hỏi mở rộng Bài học kinh nghiệm từ kho tàng quân sự truyền thống của dân tộc ta được nghĩa quân Lam Sơn đã vận dụng: - Bộ chỉ huy khởi nghĩa chú trọng tiến hành chiến tranh dựa vào nhân dân, mang tính chất nhân dân. - Lập căn cứ, tiến hành chiến tranh du kích, phát triển lực lượng, đánh vây thành, diệt viện. - Kháng chiến lâu dài, kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh tâm lí, ngoại giao để kết thúc chiến tranh. | ||||||||||||||
Nhiệm vụ 3: Ý nghĩa lịch sử Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 5, Tư liệu 2, thông tin mục 2 SGK tr.54, 55 và hoàn thành Phiếu học tập số 3: Trình bày ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, tư liệu, thông tin trong mục, thảo luận và hoàn thành Phiếu học tập số 3. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả, hoạt động thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi trình bày ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn theo Phiếu học tập số 3. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có) theo Phiếu học tập số 3. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Khởi nghĩa Lam Sơn đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn ở cuối bài học này. - GV chuyển sang nội dung mới. | c. Ý nghĩa lịch sử Đính kèm kết quả Phiếu học tập số 3 phía dưới Hoạt động 3. | |||||||||||||
KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
| ||||||||||||||
Hoạt động 3. Tìm hiểu về phong trào Tây Sơn
- Trình bày được bối cảnh lịch sử của phong trào Tây Sơn.
- Trình bày được diễn biến chính của phong trào Tây Sơn.
- Trình bày được ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác mục Em có biết, thông tin mục 3a SGK tr.55, 56 và trả lời câu hỏi: Trình bày bối cảnh lịch sử của phong trào Tây Sơn.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm nhỏ, khai thác Hình 6, Bảng 2, mục Em có biết, thông tin mục 3b SGK tr.56, 57 và hoàn thành Phiếu học tập số 4: Trình bày diễn biến chính của phong trào Tây Sơn.
- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 7, mục Em có biết, thông tin mục 3c và trả lời câu hỏi: Trình bày ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác