Soạn mới giáo án Lịch sử 11 KNTT bài: Thực hành chủ đề 4

Soạn mới Giáo án lịch sử 11 KNTT bài Thực hành chủ đề 4. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

NỘI DUNG THỰC HÀNH CHỦ ĐỀ 4: CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hệ thống hóa những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong Chủ đề 4 – Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945).
  • Vận dụng kiến thức để làm bài tập thực hành.
  • Tự đánh giá/đánh giá chéo phần trả lời câu hỏi bài tập của bản thân/bạn bè.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giải quyết vấn đề: thông qua vận dụng được kiến thức về Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945) để giải thích lịch sử qua bài tập vận dụng.
  • Năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác: thông qua việc quan tâm, yêu thích và tham gia các hoạt động tìm hiểu lịch sử.

Năng lực riêng:

  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua khai thác thông tin, tư liệu, hình ảnh để hệ thống được những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong Chủ đề 4 – Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945).
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; Có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời.
  1. Phẩm chất
  • Giáo dục phẩm chất chăm chỉ; tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập để giải quyết vấn đề.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử 11, Giáo án.
  • Giấy A0 để tổ chức hoạt động nhóm.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử 11.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Nội dung thực Chủ đề 4 – Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú học tập cho HS, tạo không khí vui vẻ khám phá bài học mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ô chữ bí mật, tìm ô chữ chủ đề liên quan đến nội dung đã được học trong Chủ đề 4.
  4. Sản phẩm: HS tìm được ô chữ chủ đề liên quan đến Chủ đề 4 và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 2 nhóm và tổ chức cho các nhóm chơi trò chơi Ô chữ bí mật.

+ HS tìm ô chữ chìa khóa của bài học qua các câu thơ về anh hùng dân tộc Việt Nam trong các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.

+ 2 nhóm có quyền lựa chọn bất cứ ô chữ nào để giải đố.

+ Nhóm nào giải đúng ô chữ sẽ được cộng điểm.

- GV lần lượt đọc các ô chữ hàng ngang:

+ Ô số 1 (10 chữ cái): Người anh hùng trẻ tuổi chống giặc Ân, bảo vệ Tổ quốc.

“Rồng nấp ba năm ai biết chỉ

Vùng lên một sớm tỏ thiên uy

Roi vàng phá giặc, trời rung động,

Ngựa sắt đè mây, truyện cổ kì?

+ Ô số 2 (12 chữ cái): Anh hùng dân tộc thời Lý, có công phá Tống, bình Chiêm, giữ yên bờ cõi.

Giết giặc Chiêm Thành đầy đũng khí

Phò vua Đại Việt toả trong ngoài

Khoan hoà trí sĩ dân làm gốc

Sách lược tinh thông địch khiếp hoài.

+ Ô số 3 (9 chữ cái): Tổng đốc thành Hà Nội được mô tả trong thơ của cụ Phó bảng Nguyễn Trọng Tỉnh:

Tay đã cầm bút lại cầm binh...

Giữ thành, thành mất, mất theo thành

Suối vàng ắt hẳn mài gươm bạc

Lòng đỏ thôi đành gửi sử xanh

Di biểu nay còn sôi chính khí

Khiến người thêm trọng bút khoa danh.

+ Ô số 4 (12 chữ cái): Anh hùng dân tộc thời Trần được Cao Bá Quát ca ngợi:

Công lao đầy khoảng trời Nam, sử xanh ghi chép

Uy linh khắp miền Đông hải, sóng cả yên lặng.

+ Ô số 5 (7 chữ cái): Ông là gia nô dưới trướng Trần Quốc Tuấn, có tài bơi lội, lập nhiều công lao lớn, được vua ban danh hiệu Trần triều đệ nhất đô soái thủy quân.

+ Ô chữ chủ đề (10 chữ cái): Tính chất cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhanh trong nhóm và giải các ô chữ hàng ngang.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt giải ô chữ và tìm ra ô chữ chủ đề:

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

1

T

H

Á

N

H

G

I

Ó

N

G

 

 

2

L

Ý

T

H

Ư

N

G

K

I

T

3

H

O

À

N

G

D

I

U

 

 

 

4

T

R

N

Q

U

C

T

U

N

5

 

 

Y

T

K

I

Ê

U

 

 

 

Ô CHỮ CHỦ ĐỀ: KHÁNG CHIẾN.

- GV tuyên bố nhóm thắng cuộc.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: 

Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi đã ghi:

“Càn khôn bĩ rồi lại thái

Nhật nguyệt hối rồi lại minh

Nghìn thu vết nhục nhã sạch làu

Muôn thuở nền thái bình vững chắc”

Với vị trí địa chiến lược quan trọng, từ rất sớm, dân tộc Việt Nam đã phải thường xuyên tiến hành những cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Hầu hết các cuộc chiến tranh chống

xâm lược, bảo vệ Tổ quốc của người Việt đều giành thắng lợi nhưng cũng có các cuộc kháng chiến không thành công. Chúng ta cùng tổng kết lại một lần nữa trong bài học ngày hôm nay – Nội dung thực hành chủ đề 4 : Chiến tranh bảo vệ Tô quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945).

  1. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Nhiệm vụ 1. Lập bảng thể hiện một số cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tóm tắt được một số cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS hoạt động theo 4 nhóm, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ: Lập bảng thể hiện một số cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
  3. Sản phẩm: Bảng tóm tắt một số cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm:

Lập bảng thể hiện một số cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 theo mẫu:

Tên cuộc kháng chiến

Thời gian

Người lãnh đạo

Thắng lợi tiêu biểu

Kết quả, Ý nghĩa

?

?

?

?

?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, thảo luận theo nhóm và hoàn thành bảng tóm tắt.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 nhóm nêu một số cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 theo bảng mẫu.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Tên cuộc kháng chiến

Thời gian

Người lãnh đạo

Thắng lợi tiêu biểu

Kết quả

Kháng chiến chống quân Nam Hán

938

Ngô Quyền

Ngô Quyền vận dụng thủy triều lên xuống, cho thuyền nhẹ khiêu chiến.

Mở đầu thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc

Kháng chiến chống quân xâm lược Tống

981

Lê Hoàn

- Trận Lục đầu giang: Lê Hoàn, đánh giặc ngay khi chúng vừa xâm phạm, phá kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh.

- Trận sông Bạch Đằng: Lê Hoàn thực hiện kế hoạch đóng cọc, mai phục, chặn đánh giặc ở sông Bạch Đằng.

- Tướng Hầu Nhân Bảo tử trận, quân Tống rút chạy.

- Nền độc lập của Đại Cồ Việt được giữ vững.

Kháng chiến chống quân xâm lược Tống

(1075 – 1077)

Lý Thường Kiệt

Trận quyết chiến  lược trên phòng tuyến Như Nguyệt: đánh bại các nỗ lực vượt sông của quân xâm lược Tống; chủ động giảng hòa kết thúc chiến tranh.

Quân Tống thất bại. Nhà Tống phải trả lại đất Quảng Nguyên (Cao Bằng).

Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông

Lần 1: năm 1258

Trần Thủ Độ và các vua Trần

- Quân nhà Trần dàn trận đánh giặc ở Bình Lệ Nguyên bất thành, phải lui về Thiên Trường

để bảo toàn lực lượng.

- Quân Trần phản công thắng tại Đông Bộ Đầu. Quân Mông Cổ thua phải rút về nước.

- Khẳng định sức mạnh đoàn kết dân tộc.

- Đập tan âm mưu xâm lược Việt Nam của quân Nguyên -  Mông.

Lần 2: năm 1285

Trần Quốc Tuấn và các vua Trần

- Nhà Trần rút về phòng tuyến Vạn Kiếp - Bình Than.

- Quân nhà Trần phản công, đánh chia cắt và tập kích những vị trí then chốt quân địch, giành thắng lợi, giải phóng Thăng Long.

Quân Nguyên thất bại, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng chạy về nước.

Lần 3:  năm 1287 – 1288

 

Trần Hưng Đạo

- Quân Nguyên chiếm đóng Vạn Kiếp (Hải Dương) và tiến đánh Thăng Long. Trần Khánh

Dư đánh tan đoàn thuyền lương giặc.

- Trần Hưng Đạo bố trí trận địa cọc nhọn, khiêu chiến, quân Nguyên rơi vào trận địa mai phục.

Ô Mã Nhi bị bắt sống. Thoát Hoan lâm vào cảnh khốn cùng, phải rút quân về nước.

Kháng chiến chống quân Xiêm

1784 – 1785

Nguyễn Huệ

Trận Rạch Gầm - Xoài Mút: trận quyết chiến với giặc. Quân Tây Sơn giả thua, dụ địch vào trận địa mai phục, cho thuyền nhẹ chở đầy những vật liệu dễ cháy tấn công thẳng vào chiến thuyền giặc.

300 chiến thuyền với 2 vạn binh thủy binh của Xiêm đã bị tiêu diệt.

Kháng chiến chống quân Thanh

1789

Quang Trung

Từ mùng 3 đến ngày mồng 5 Tết Kỷ Dậu (1789), bao vây tiêu diệt đồn Hà Hồi, Ngọc Hồi, đồn Khương Thượng.

Quân Thanh đại bại, hàng vạn quân tướng chết trận.

- GV trình chiếu hình ảnh và kết luận:

Kháng chiến chống quân Nam Hán (938)

Kháng chiến chống quân xâm lược Tống (981)

Kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077)

Ba lần kháng chiến chống quân

Mông Nguyên (1258 – 1288)

Kháng chiến chống quân Xiêm (1785)

Kháng chiến chống quân Thanh (1789)

Thắng lợi của các cuộc kháng chiến tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 thể hiện:

+ Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, mở ra nền thái bình cho Đại Việt.

+ Tinh thần quật cường, khí phách anh hùng bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

+ Sự phát huy và sáng tạo, đóng góp nhiều bài học quý giá về củng cố khối đoàn kết quân dân, nghệ thuật quân sự, kinh nghiệm giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Lập bảng thể hiện một số cuộc kháng chiến không thành công trong lịch sử Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tóm tắt được một số cuộc kháng chiến thắng không thành công trong lịch sử Việt Nam trước Cách mạng Tám năm 1945.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS hoạt động theo cặp đôi và thực hiện nhiệm vụ: Lập bảng thể hiện một số cuộc kháng chiến không thành công trong lịch sử Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
  3. Sản phẩm: Bảng tóm tắt một số cuộc kháng chiến không thành công trong lịch sử Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS hoạt động theo cặp đôi và thực hiện nhiệm vụ:

Lập bảng thể hiện một số cuộc kháng chiến không thành công trong lịch sử Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 theo bảng mẫu:

Tên cuộc kháng chiến

Thời gian

Người lãnh đạo

Kết quả

Nguyên nhân không thành công

?

?

?

?

?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, thảo luận theo nhóm và hoàn thành bảng tóm tắt.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 nhóm nêu một số cuộc kháng chiến không thành công trong lịch sử Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 theo bảng mẫu.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Tên cuộc kháng chiến

Thời gian

Người lãnh đạo

Kết quả

Nguyên nhân không thành công

Kháng chiến chống quân Triệu

179

An Dương Vương

- Năm 179 TCN, Triệu Đà dùng mưu kế tấn công Cổ Loa, An Dương Vương chủ quan, mất cảnh giác nên thất bại.

- Âu Lạc bị Nam Việt thống trị.

Thế lực ngoại xâm hùng mạnh.

Kháng chiến chống quân Minh

1407

Hồ Quý Ly

- Quân Minh xâm lược, nhà Hồ tổ chức chặn đánh từ biên giới, nhưng không thành, phải rút về thành Đa Bang, Đông Đô,…

- Tháng 6/1407, Hồ Quý Ly bị bắt, kháng chiến thất bại.

Sai lầm trong đường lối kháng chiến của các triều đình phong kiến.

Kháng chiến chống thực dân Pháp

Nửa sau thể kỉ XIX

Triều Nguyễn

- Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, Nguyễn Tri Phương thực hiện thành công kế sách “vườn không nhà trống”.

- Ở Nam Kỳ (1859 – 1867) và ở Bắc Kỳ (1773 – 1782), kháng chiến dần thất bại.

- Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp.

Sự chủ quan, mất cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn của kẻ địch.

- GV trình chiếu hình ảnh và kết luận:

Kháng chiến chống quân Triệu (179)

Kháng chiến chống quân Minh (1407)

  

Kháng chiến chống thực dân Pháp (nửa sau thế kỉ XIX)

Nguyên nhân không thành công của một số cuộc kháng chiến:

+ Nguyên nhân khách quan:

  • Kẻ thù: chiến tranh xâm lược, phi nghĩa.
  • Các đội quân xâm lược chủ quan, thiếu sự chuẩn bị về hậu cần, không thạo địa hình.

+ Nguyên nhân chủ quan:

  • Không củng cố được khối đoàn kết toàn dân tộc, không huy động được sức mạnh toàn dân để thực hiện “cả nước đánh giặc.
  • Sai lầm trong đường lối kháng chiến của các triều đình phong kiến (Hồ, Nguyễn).
  • Chủ quan, mất cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 3: Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam  (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX TCN)

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX TCN).
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo 6 nhóm, thực hiện nhiệm vụ: Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX TCN).
  3. Sản phẩm: Sơ đồ tư duy thể hiện một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX TCN).
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau: Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam  (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX TCN).

+ Nhóm 1, 2: Vẽ sơ đồ tư duy một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu thời Bắc thuộc.

+ Nhóm 3, 4: Vẽ sơ đồ tư duy khởi nghĩa Lam Sơn.

+ Nhóm 5, 6: Vẽ sơ đồ tư duy phong trào Tây Sơn.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, thảo luận theo nhóm và hoàn thành sơ đồ tư duy.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt trình bày một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu thời Bắc thuộc, khởi nghĩa Lam Sơn, phong trào Tây Sơn theo sơ đồ tư duy.

- GV yêu cầu 3 nhóm còn lại quan sát, lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và nêu ví dụ:

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 4: Tổ chức dự án tìm hiểu một số trận chiến tiêu biểu trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được một số trận chiến tiêu biểu trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo 4 nhóm, thực hiện nhiệm vụ:

- Nhóm 1 (Tiểu dự án 1): Tìm hiểu trận đánh trên sông Như Nguyệt năm 1077.

- Nhóm 2 (Tiểu dự án 2): Tìm hiểu trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 1288.

- Nhóm 3 (Tiểu dự án 3): Tìm hiểu trận Chi Lăng – Xương Giang năm 1427.

- Nhóm 4 (Tiểu dự án 4): Tìm hiểu trận Ngọc Hồi – Đống Đa năm 1789.

Soạn mới giáo án Lịch sử 11 KNTT bài: Thực hành chủ đề 4

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án lịch sử 11 kết nối mới, soạn giáo án lịch sử 11 kết nối bài Thực hành chủ đề 4, giáo án lịch sử 11 kết nối

Soạn giáo án lịch sử 11 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay